Chức vụ Financial Controller làm gì?

Liên hệ QC

ace_in_the_hole

Thành viên hoạt động
Tham gia
31/12/08
Bài viết
171
Được thích
414
bạn nào có bản mô tả chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của vị trí Financial Controller & sơ đồ vị trí người này trong 1 cty ko? cho mình xin với
cám ơn nhiều.
 
có bác nào làm chức vụ này ko? có gì cho em được học hỏi ạ
 
Chung chung thì 1 tay Financial Controller phải như thế này:


  1. Chịu trách nhiệm kiểm soát hoạt động tài chính và cố vấn cho Ban Giám đốc về việc lập kế hoạch tài chính.
  2. Quản lý hệ thống các báo cáo kế toán và tài chính của Công ty, đảm bảo các báo cáo được thực hiện chính xác và đúng thời hạn.
  3. Kiểm soát vòng luân chuyển tiền tệ của công ty.
  4. Giữ vai trò lãnh đạo trong hệ thống báo cáo thuế, đảm bảo hệ thống họat động theo đúng Luật Thuế hiện hành của Việt Nam (bao gồm Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp, VAT, Thu Nhập Cá Nhân, …).
  5. Chuẩn bị ngân sách chuẩn, kiểm soát chi phí và phân tích sự thay đổi ngân sách.
 
bạn nào có bản mô tả chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của vị trí Financial Controller & sơ đồ vị trí người này trong 1 cty ko? cho mình xin với
cám ơn nhiều.
Bạn xem thử Chart Organization của cty mình rồi có thể suy ra CFO sẽ làm gì nhé!

attachment.php
 

File đính kèm

  • 1.jpg
    1.jpg
    29.4 KB · Đọc: 468
Bác sửa lại chữ Financial Controller trên Chart đi, Sếp thấy uýnh chết luôn đó... hihihihi... xong nhờ Mod xóa giúp em bài này.
Có gì sai đâu bạn, Chữ Comptroller và Controller là một mà. bạn xem lại từ điển tiếng Anh xem sao! Sếp nào dám quýnh!
 
Comptroller chỉ dùng trong các văn bản pháp lý nhiều hơn trong các văn phạm bình thường, theo em thì trong cái chart của Bác nên thay bằng controller thì hợp lý hơn.
 
Comptroller chỉ dùng trong các văn bản pháp lý nhiều hơn trong các văn phạm bình thường, theo em thì trong cái chart của Bác nên thay bằng controller thì hợp lý hơn.
Cái này thì tùy, nếu bạn không thích thì bạn có thể sửa lại theo ý mình.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Nói thêm về CFO :

Đặc trưng và nhiệm vụ của Giám đốc Tài chính

"Giám đốc tài chính" (tiếng Anh là Chief Financial Officer, hay viết tắt là CFO) là một vị trí trong doanh nghiệp. Công việc của giám đốc tài chính là quản lý tài chính như nghiên cứu, phân tích và xử lý các mối quan hệ tài chính trong doanh nghiệp; xây dựng các kế hoạch tài chính;khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, cảnh báo các nguy cơ đối với doanh nghiệp thông qua phân tích tài chính và đưa ra những dự báo đáng tin cậy trong tương lai. Vai trò của giám đốc tài chính hoàn toàn khác với kế toán.

Một số định nghĩa xem CFO là một nghề nghiệp. Tuy nhiên, nếu nói như vậy thì quá rộng so với từ này, vì giám đốc tài chính là một công việc liên quan đến tài chính, và chữ "Chief" trong cụm từ CFO đã nói lên rằng giám đốc tài chính không phải là một nghề nghiệp. "Chief" có nghĩa là Người đứng đầu, mà nghề nghiệp thì không có người đứng đầu. Ví dụ như nghề giáo viên, nghề kế toán, nghề mộc, nghề xây dựng, nghề quản lý...

Sự khác biệt giữa giám đốc tài chính và kế toán trưởng :

Rất nhiều nhiệm vụ của giám đốc tài chính mà kế toán trưởng không thể thực hiện được. Ở các nước phát triển, giám đốc tài chính là vị trí không thể thiếu trong các doanh nghiệp.

Hiện nay, còn ít doanh nghiệp Việt Nam có chức danh giám đốc tài chính theo đúng nghĩa khoa học của vị trí này, và nhiều doanh nghiệp còn nhầm lẫn nghiêm trọng giữa chức vụ giám đốc tài chính với kế toán trưởng.

Tình trạng thiếu giám đốc tài chính trong các doanh nghiệp đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Trước hết là thiếu một cán bộ quản lý chuyên nghiệp nhằm thường xuyên đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy, có không ít trường hợp, tổng giám đốc, hội đồng quản trị hoàn toàn không nắm được thực trạng tài chính của doanh nghiệp, khi phát hiện ra những dấu hiệu xấu như nợ khó đòi tăng lên quá mức cho phép, nợ phải trả cộng dồn quá cao, hiệu quả kinh doanh thấp... thì trở tay không kịp.

Nhiệm vụ của giám đốc tài chính

Những CFO cần có những kiến thức cơ bản: CFO ít nhất phải nắm được đầy đủ hoạt động của Bộ máy Kế toán, sau đó là phân nhiệm việc theo dõi thông tin cho Bộ máy Tài chính. Những thông tin mà Bộ máy Tài chính có được là từ "Hệ thống thông tin Kế toán", sau đó chuyển các Thông tin Kế toán thành "Hệ thống thông tin Tài chính". Hệ thống "Thông tin Tài chính" sẽ là cơ sở để một Giám đốc Tài chính ra quyết định.

Ngoài ra, CFO còn phải nắm vững khoa học Phân tích và khoa học Quản trị. Tức là phải tiếp cận đến các môn học như đánh giá, định lượng, thống kê, ... Từ những kến thức đó, kết hợp với các tác nghiệp nhằm đưa ra những kết quả cuối cùng là Báo cáo tình hình tài chính, hoạch định chiến lược tài chính và điều hành thực hiện chiến lược tài chính.

Theo : http://apex.vn/home/index.php/thu-vien/tai-chinh-k-toan/80-c-trng-va-nhim-v-ca-giam-c-tai-chinh.html
 
Xin chia sẻ 1 chút:

- To bear responsibility for the preparation of the financial policy, yearly planning and budgetting.
- The preparation of the investment policy in cooperation with the other board members.
- Te bear responsibility for the execution of the financial policy, organization of the cost structure and cost centre, as well the organization and stearing of all financial and administrative process and systems.
- To bear responsibility for the preparation of all financial reports and consolidations and the necessary contacts with the mother company, the external auditor and the authorities.
- To bear responsibility for the preparation and execution of the IT policy.
- To bear responsibility for the management information structure and budgetary control.
- To bear responsiblity for the credit facility of our customers.
- To organise work meetings and consultation with other departments.
- To hold performance and assesment interviews.
- To co-select, introduce, manage and support the training and development of employees.
- To observe new market developments with regard to financial policy and IT.
- To administer fluid resources.
- To bear responsibility for the preparation and the execution of the policies in the area of quality, employments conditions and environment.
- To organise work meetings and consultation with other departments.
- To hold performance and assesment interviews.
- To co-select, introduce, manage and support the training and development of employees.
- To report to the general director.

Substitution, replacement:
In the event of absence the duties will be taken over by his direct subordinates. The competenties will be taken over by the general director.
 
Để làm được chức vụ : Giám đốc tài chính cần phải có những điều kiện gì ? Trường lớp nào đào tạo ?
Có phải chuyển từ vị trí Kế toán trưởng làm lâu năm lên làm chức vụ này không ?
Hay là 1 người làm kế hoạch giỏi lâu năm chuyển thành chức vụ này ?

Thân
 
Để làm được chức vụ : Giám đốc tài chính cần phải có những điều kiện gì ? Trường lớp nào đào tạo ?
Có phải chuyển từ vị trí Kế toán trưởng làm lâu năm lên làm chức vụ này không ?
Hay là 1 người làm kế hoạch giỏi lâu năm chuyển thành chức vụ này ?

Thân

Theo em, Giám đốc tài chính phải là người giỏi và am hiểu tài chính doanh nghiệp. Có nhiều kinh nghiệm trong việc phân tích và quản lý tài chính trong một công ty (vừa và lớn).

Hiện nay chưa có văn bản nào ràng buộc người làm Giám đốc tài chính phải có bằng CFO. Thông thường, khi một công ty phát triển, mở rộng kinh doanh thì Kế toán trưởng sẽ được đề bạt làm CFO và sẽ tuyển Kế toán trưởng mới. Cũng có khi Cty đăng báo tuyển dụng CFO trực tiếp.

Hiện nay có rất nhiều nơi mở lớp đào tạo CFO như trường Đại học kinh tế, Viện kế toán và quản trị doanh nhiệp và các cơ sở liên doanh với nước ngoài (Cái này có rất nhiều trên báo tuổi trẻ ). Thời gian học từ 6 -> 9 tháng, học phí khoảng 9-10tr
 
Để làm được chức vụ : Giám đốc tài chính cần phải có những điều kiện gì ? Trường lớp nào đào tạo ?
Có phải chuyển từ vị trí Kế toán trưởng làm lâu năm lên làm chức vụ này không ?
Hay là 1 người làm kế hoạch giỏi lâu năm chuyển thành chức vụ này ?

Thân

1. Đối với điều kiện, 1 số công ty đưa ra đơn giản như:
Job requirements:
• University degree (or above) in , leader skills, management skills, understanding and experience in financial and administrative processes, knowledge and understanding in IT applications, high level of PC knowledge.
• Entrepeneur mentality, result-oriented, social and communicative skills, flexible, immune of stress, representative.

Nếu học chuyên ngành tài chính thì bạn đã được đào tạo rồi đấy, tuy nhiên kỹ năng cộng thêm và kinh nghiệm thì cần trau dồi ở các khoá ngắn hạn cũng như nắm được những những công cụ tốt (như trên GPE đã đăng) để phục vụ công việc.

Mình thấy PACE hay có những khoá đào tạo về CFO lắm đấy.

2. Như các bạn trên có nói, Kế toán trưởng khác nhiều với CFO về công việc và chuyên môn, nhưng nếu KTT thấy mình đủ năng lực đế apply vào vị trí CFO thì vẫn nên thử.
Đối với các công ty đa quốc gia, khi tuyển CFO ở Việt Nam họ thường dùng Head hunter ở nước ngoài chiêu dụ những ứng viên sáng giá ở các công ty khác, trong trường hợp này các KTT cũng là đối tượng của Head hunter.

3. Đối tượng này cũng vậy.
 
các bạn ơi, topic của mình hỏi về vị trí Financial Controller mà, mình hiểu là chức vụ này nhiều Cty gọi là Giám đốc tài chính, nhưng ở Cty mình gọi là Kiểm soát tài chính, trên Kiểm soát tài chính còn có Giám đốc tài chính nữa. cho nên mình hỏi Kiểm soát tài chính làm những gì & sơ đồ vị trí của nó trong Bộ phận Tài chính - Kế toán.
Mình VD 1 trường hợp thế này, ở các Hotels and Resort, Financial Controller còn kiêm cả Kế toán trưởng. Nhiều cty xây dựng, nhà thầu nước ngoài ko có Financial Controller mà chỉ có Cost Controller.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Mọi người chỉ chia sẻ những hiểu biết chung thôi, còn riêng công ty bạn hơi khác vậy thì chỉ có cty bạn mới có thể trả lời được FC phải làm gì.

FC kiêm KTT: Họ muốn KTT có tên "kêu" hơn chăng.

Ngoài Cost Controller, bên mình còn có Credit Controller, nhưng các Controller này hoàn toàn khác FC.
 
Theo mình đã làm nhiều năm kế toán thì FC tương đương CFO (nếu làm đúng thực sự công việc và trách nhiệm cho các tổng công ty, tập đoàn lớn) thì dùng từ này. Ví dụ :tập đoàn đa Quốc gia Coca cola có CFO hoặc FC là dữ lắm đó, công việc và trách nhiệm nhiều hơn). Còn Cost controller chỉ là theo dõi và kiểm soát biến phí và định phí tính giá thành sản phẩm sản xuất và toàn bộ. Bạn có thể vào www.vipdatabase.com để xem các cty headhunter tuyển người yêu cầu thế nào cho vị trí FC thì sẽ hiểu rõ hơn.

Thanks.
Anh Tú.
"Love is beautiful when it's unconclusive".
 
Hiểu vầy là xong
Financial Controller:The person who control financial problems
 
sở dĩ mình hỏi vậy là vì bên mình, FC chưa thể can thiệp vào các vấn đề kế toán được vì Kế toán trưởng nói rằng chính ông ấy mới là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu kế toán chứ ko phải FC. Ban Giám đốc cũng đang băn khoăn, Cty chưa có CFO, Vậy theo các bạn trong 1 cty có CFO, FC & Chief Accountant thì vị trí, quyền hạn & trách nhiệm của FC & CA như thế nào?
 
Lần chỉnh sửa cuối:
KTT (CA) của Cty bạn nói đúng 1 phần (vì người chịu trách nhiệm chính là ông Tổng GĐ/GĐ - đại diện pháp nhân).

Vấn đề phải xem ai report cho ai. Nếu CA report to FC, FC report to CFO thì CA phải nghe lời các chỉ đạo của cả 2 vị kia.

Khi tuyển người vào thì phải có Job description, trong đó nói rõ phải có trách nhiệm/quyền hạn gì và report cho ai đấy bạn ạ.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom