Công thức tính độ võng đường dây tải điện

Liên hệ QC

hathienloi

Thành viên mới
Tham gia
15/3/10
Bài viết
1
Được thích
0
Xin chào anh chị em. Có ai ở diễn đàn này là dân kỹ thuật chuyên ngành Điện không? Và có phần mềm tính độ võng của đường dây tải điện được lập trình bằng hàm Excel không? Cho mình tham khảo với. Thanks rất nhiều.
 
Mình cũng đang rất cần công thức này.
Bạn có biết sách nào đề cập đến các công thức này gửi giúp mình với.
 
Bạn thử tham khảo quyển 101 bài tập lưới điện, cung cấp điện cơ khí đường dây có đấy
 
Xin chào anh chị em. Có ai ở diễn đàn này là dân kỹ thuật chuyên ngành Điện không? Và có phần mềm tính độ võng của đường dây tải điện được lập trình bằng hàm Excel không? Cho mình tham khảo với. Thanks rất nhiều.
Bạn có file chưa cho mình xin với
 
Bạn Bing có thể cung cấp cho mình tài liệu về tính độ võng dây truyền tải điện chăng?

M. Bing: Tôi có thể giúp bạn tính độ võng cho đường dây trên cao. Đối với đường dây điện trên cao, độ võng được định nghĩa là độ chênh lệch theo phương thẳng đứng giữa các điểm nối của nhịp (thông thường nhất là với tháp truyền tải) và điểm thấp nhất của dây dẫn. Việc tính toán độ võng và lực căng của đường dây tải điện phụ thuộc vào nhịp của dây dẫn. Cách tính độ võng cho đường dây trên cao phụ thuộc vào hai điều kiện khác nhau: khi các điểm nối có độ cao ngang bằng nhau và khi các điểm nối không bằng nhau 12. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin chi tiết về cách tính độ võng cho đường dây trên cao tại 1.
 
trên dân trí có mấy trường hợp xây nhà bị quẹt vào điện cao thế cháy hết tay, hy vọng tính toán cẩn thận tí ^^
cơ mà theo suy nghĩ thông thường thì các thông số như trọng lượng dây, khoảng cách 2 cột, sẽ ảnh hưởng , ngoài ra còn có yếu tố môi trường như nhiệt độ, gió, độ ẩm sẽ làm cuộn dây mỗi ngày võng thêm 1 ít @@
 
Khi hai đầu có độ cao bằng nhau:

1699343400380.png
S = độ võng
l = khoảng cách A-B
T = cưỡng suất (độ căng/tension) dây cáp
w = trọng lượng trên đơn vị chiều dài (vd kg/m) của cây cáp.

S = w*l*l/(8*T)

Độ võng này là độ võng tĩnh, chưa tính đến yếu ố ngoại như sức gió...

Khi 2 đầu có độ cao khác nhau:
Công thức sẽ gồm 2 độ võng và 2 khoảng cách từ mức võng tới 2 đầu

1699344036028.png

x1 = l/2 - T*h/w*l (đầu thấp hơn)
x2 = l/2 + T*h/w*l (đầu cao hơn)

S1 = w*x1*x1/(2*T)
S2 = w*x2*x2/(2*T)

Nếu tính ảnh hưởng gió thì rất rắc rối, vì còn phải tính chiều gió. Trường hợp dễ tính nhất là gió thổi theo chiều ngang (không có góc độ cao tuyến) và trực tiếp thổi ngang 90% vào cáp (không có góc độ hoành tuyến). Lúc ấy, lực kéo võng là tổng vector sức gió và sức nặng cáp.
W = w(trọng lượng suất kg/m) + w(sức gió kg/m)
Lưu ý: phép cộng vector là tổng tung và hoành.
 
Web KT
Back
Top Bottom