Cây cầu của ông Thầy DŨNG (Quãng Nam)

Liên hệ QC

Hoàng Trọng Nghĩa

Chuyên gia GPE
Thành viên BQT
Moderator
Tham gia
17/8/08
Bài viết
8,662
Được thích
16,720
Giới tính
Nam
Cây cầu của ông Dũng

TẤN VŨ - ĐĂNG NAM | 03/03/2013 07:40 (GMT + 7)


TT - 300 triệu đồng tiền ky cóp chuẩn bị dựng căn nhà mới cho cả một đời bươn chải, nhưng chỉ sau một đêm trằn trọc, ông quyết định dành toàn bộ số tiền trên làm một cây cầu bắc ngang dòng Vu Gia để người dân làng mình qua lại.

ImageView.aspx


Bây giờ hạnh phúc của người đàn ông tuổi đã ở ngũ tuần ấy không phải là căn nhà tươm tất, mà là nhìn người dân làng ra đồng, nhìn lũ học trò tung tăng đến lớp mà không còn cảnh lụy đò giang... Ông là Lê Tất Dũng ở thôn Phú Lộc (xã Đại An, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam).

Nối những mùa vui

"Cũng tính chuyện thu phí nhưng anh Dũng bảo dân làng nghèo lấy chi mà thu!"
Ông Nguyễn May (trưởng thôn Phú Lộc)

Thôn Phú Lộc nằm sát dòng Vu Gia đỏ quạch. Những bãi bồi trồng cây thuốc lá, bắp chạy dọc triền sông đang trong mùa thu hoạch. Từng chuyến xe nặng trĩu lá thuốc, bắp non lần lượt lao vút qua cầu rồi rướn hết ga chạy về cuối làng.

Bà Ba Hưng (65 tuổi, chủ cái chòi tre ngay đầu cầu bán nước cho khách vãng lai) vừa thấy chúng tôi là khoe ngay: “Cây cầu ni của chú Dũng tự làm cho dân đi đó”.
Rồi bà Ba Hưng kể tiếp: “Hồi trước, muốn qua bên kia sông phải chèo ghe. Con nít đi học cha mẹ phải đi cùng. Dân nông ra đồng phải đi sớm, 5g chiều là lo về nếu không trễ đò. Chừ thì khỏe re”. Tiếng kể chuyện của bà Ba Hưng đứt quãng bởi tiếng xe máy ầm ào từ bên kia cầu phao rướn ga leo dốc về cuối làng. Chưa đầy 15 phút nhưng gần 40 chuyến xe máy đầy ắp nông sản từ bắp, thuốc lá, ớt... vun vút qua cầu. Cây cầu phao dài gần 80m, rộng 2m, lát ván gỗ, được nâng bởi 150 thùng phuy và chịu được tải trọng 750kg, từ nay đủ sức nâng đỡ toàn bộ mùa màng đang thu hoạch của người nông dân chuyên chở bằng xe gắn máy.
Cây cầu đong đưa theo dòng nước bởi tất cả được níu bằng những trụ bêtông nặng đến 250 tấn chôn sâu ở hai đầu cầu, một hệ thống cáp to bằng ngón chân cái níu giữ thân cầu. Giữa cầu, một tuôcbin có nhiệm vụ nâng đỡ rồi quay một phần thân cầu khi có tàu thuyền đi qua. Hai thành cầu được hàn bởi các thanh sắt nhỏ để bảo vệ, đồng thời là tay vịn cho người đi bộ qua cầu. Bà Ba Hưng cười toe khi nói đùa: “Chú Dũng tự làm mà y chang cầu sông Hàn ở Đà Nẵng đó chớ. Cũng có chỗ quay cho tàu bè qua lại đó thôi!”.

Dừng chiếc xe chở đầy đậu phộng ngay giữa cầu, ông Nguyễn Thành Năm, người dân thôn Phú Lộc, gạt mồ hôi bắt chuyện: “Đỡ lắm chú à! Từ ngày có cầu, hàng ngàn hộ dân nơi đây chở nông sản về nhà nhanh hẳn. Chúng tôi có thể ra đồng từ sáng sớm, hôm có trăng, làm đất đến khuya về nhà cũng chẳng sao. Không còn lụy đò giang như xưa nữa”.

Kẻ ngược đời

Trong khi hàng xóm tích cóp tiền tỉ để đầu tư sản xuất sinh lời thì ông Dũng quyết định làm điều ngược lại. Bao nhiêu tiền của gom góp trong suốt 20 năm quần quật, ông đổ hết vào cây cầu. Gia tài còn lại chỉ là căn chòi lợp tôn, tứ bề dột nát, cùng chiếc tivi nội địa và bộ đồ nghề sửa xe máy.

Ông Dũng lui cui tìm chiếc ghế tươm tất để tiếp khách nhưng cả bốn chiếc ghế nhựa chẳng chiếc nào lành lặn. Cái gãy chân, cái nát mặt, cái dính đầy sơn xe... Ông đành vớ lấy một chiếc yên xe máy của khách đang sửa bỏ xuống đất mời khách. Đầu xuân nhưng những mái tôn trong căn chòi nhỏ này đã bắt đầu nóng hầm hập. Từng sợi nắng xuyên qua các lỗ thủng rọi mồn một xuống nền đất, xuống bếp và xuống chiếc giường nơi ông nằm với ngổn ngang bản vẽ.

Hôm chúng tôi đến thăm, vợ chồng bà Phạm Thị Kim Thanh từ Thụy Điển cũng về tìm thăm ông Dũng. Dẫn chúng tôi ra trước sân nhà, ông cười thều thào: “Nhà cửa tạm bợ, vợ chia tay cũng lâu rồi. Với tôi, gia tài là chiếc cầu vừa khánh thành và nụ cười của bà con chòm xóm”. Cảm phục tấm lòng của bạn cũ, bà Thanh nghẹn ngào: “Hơn 25 năm xa cách, trước khi về quê tôi cứ nghĩ trong bụng rằng bạn (ông Dũng) chắc giờ đã giàu có lắm rồi. Vậy mà khi tận mắt thấy chiếc cầu tôi mới hiểu. Nếu không có đôi mắt sáng của anh ấy, có lẽ tôi không thể nào nhìn ra được bạn mình. Anh ấy già và nghèo xơ xác quá”. Nhìn lại căn nhà đã quá rách của mình, ông Dũng nói: “Không sao cả, cứ thế... mà sống. Miễn sao mọi người cùng vui vẻ là được rồi”.

Khi được hỏi vì sao “tiền làm cầu cho thiên hạ đi trong khi nhà mình thì quá nát”, ông Dũng cười bảo: “Ban đầu tôi tính dựng nhà nên mời ông chủ thầu khoán đến đo đạc... Nhưng cứ nghĩ cảnh mùa lũ mấy đứa trẻ bên kia sông vẫy gọi đò rồi co ro chen nhau qua con đò bé xíu, rồi nhớ cảnh ông May (ông Nguyễn May, trưởng thôn Phú Lộc) cùng chiếc xe rơi xuống sông khi chở bắp nên tôi đành xin lỗi ông thầu khoán, quyết định không làm nhà nữa”.

Nước mắt người nghèo

Vậy là từ tháng 10-2012, ông Dũng bắt đầu chạy xe máy ra Đà Nẵng lùng sục khắp nơi tìm mua thùng phuy, cáp kéo, tời... Sau đó một mình ông lui cui vẽ cầu rồi chạy lên huyện, tỉnh xin giấy phép. “Trước khi làm, tôi xin chính quyền được họp dân để hỏi ý kiến cho tôi được làm cầu. Dân làng ủng hộ rầm trời” - ông Dũng nói.

Là thầy giáo cơ khí, lại là một thợ hàn lão luyện, thế mà phải mất hơn 70 ngày công trình cầu phao của ông mới hoàn thành. “Cứ bốn thùng phuy tôi ghép thành cái phao và tổng cộng gần 150 cái phuy được hàn chặt vào nhau tạo nên cây cầu này” - ông Dũng kể. Ngày ông Dũng bắt tay xây cầu, không những người dân làng Phú Lộc mà làng trên xóm dưới đều kéo đến giúp đỡ. Người rảnh tới giúp ông cắt sắt, thanh niên giúp ông ghép phuy và khi bộ phận nào xong thì hàng chục người dân xúm lại khiêng lên để sẵn ra bến sông.

Ngày khánh thành cầu phao Phú Lộc, cả làng vui như mở hội. Chính quyền huyện, xã, thôn đều về dự đông đủ. Những đứa trẻ chạy lon ton, có đứa tinh nghịch nhún nhảy rầm rầm trên nền ván cầu. Nhìn người dân tấp nập lên xuống đông vui, những cái bắt tay thắm tình, những ánh mắt tri ân, những cái ôm trìu mến, ông Dũng trào nước mắt.

Tết vừa rồi trai tráng trong làng còn đốt lửa trại ở đầu cầu ca hát. Người dân xã Đại Tân và xã Đại Cường có thể thăm nhau mà không bị đò ngang cách trở. Những chiếc xe máy, xe chở người đi cấp cứu có thể qua sông bất cứ lúc nào mà không phải gọi đò.

Ông Nguyễn May nghẹn ngào: “Người dân ở đây tự hào lắm. Chú ấy vừa tốn của vừa tốn công, mình chẳng có chi giúp được cũng áy náy nhưng người quê chỉ có tấm lòng...”. Rồi ông May phân vân: “Vừa rồi khi khánh thành cầu, anh Dũng có ý bàn giao cây cầu cho thôn hoặc xã quản lý. Nhưng quản lý thì làm sao bảo trì, cũng tính chuyện thu phí nhưng anh Dũng bảo: “Dân làng nghèo lấy chi mà thu!”. Vậy nên thôn giao cho anh ấy quản lý luôn, bởi anh biết hàn, biết sửa, nếu có hỏng hóc anh ấy sửa giúp rồi từ từ tính!”.

[TIP]Mơ quê hương đổi thay

Kể chuyện bảo trì cây cầu, ông Dũng cười để lộ hàm răng khuyết, khẽ nói: “Tôi nghĩ quê hương rồi đổi thay. Nhà nhà rồi hạnh phúc. Mai mốt Nhà nước làm cầu bêtông thì cây cầu phao chỉ là kỷ niệm, không lo gì bảo trì! Thứ lo nhất là mố cầu bằng đất bên kia sông chưa đổ bêtông xong cho dân đi”. Làm cầu xong, thấy hai đầu cầu bằng đất, mùa mưa đường dốc trơn như mỡ, vậy là ông Dũng quyết định vay thêm 40 triệu đồng đổ bêtông nối đầu cầu với con đường làng. “Nhưng cũng chỉ được một đầu, đầu còn lại bên kia vẫn ngổn ngang đất cát vì nói thiệt là tui hết sạch tiền rồi. Muốn làm cho dân đi cho sướng lắm nhưng đành phải thư thư thêm thời gian nữa”.[/TIP]

Nguồn: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/536212/cay-cau-cua-ong-dung.html
 
Đọc mà xúc động và cảm kích vô cùng! Xin được cám ơn Thầy Dũng.

====================================================

Nhìn vào cái tít của các báo, mà cứ ngỡ ông Thủ Tướng xây cầu! ẹc ... ẹc ...
 
Trân trọng tấm lòng của anh Dũng, XH cần những người như vậy khi hiện nay cái xấu nhiều hơn cái đẹp!!!
 
Mình cũng ở Đại Lộc mà giờ mới đọc tin này!!!!!!! ẹc ẹc............Nếu mình là chính quyền thì sẽ quyên góp và ủng hộ tiền xây lại nhà cho thầy!
Mình được biết trong chương trình xóa nhà tạm giai đoạn 1 và đang thực hiện giai đoạn 2 ở nông thôn dành cho các hộ nghèo và nhà chống lũ do chủ đầu tư thủy điện ủng hộ, sao những người dân như thầy này lại không được nhỉ???????
 
Có 1 chi tiết không đúng: "tất cả được níu bằng những trụ bêtông nặng đến 250 tấn chôn sâu ở hai đầu cầu"

Cái này chắc chắn là lỗi do phóng viên viết ẩu.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Có 1 chi tiết không đúng: "tất cả được níu bằng những trụ bêtông nặng đến 250 tấn chôn sâu ở hai đầu cầu"

Cái này chắc chắn là lỗi do phóng viên viết ẩu.
Người đọc đọc được đoạn đầu thì thấy "tấm lòng kẻ ngược đời" bao trùm bài viết, không ai quan tâm đến số liệu kỹ thuật cây cầu. Thầy thật tinh ý.
Anh Dũng đã "anh dũng" lắm rồi, ở trong "căn chòi lợp tôn, tứ bề dột nát", vét sạch tiền xây cầu cho dân đi ("nói thiệt là tui hết sạch tiền rồi"). Cảm ơn tấm lòng cao thượng của anh !
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Cuộc đời thật tươi đẹp và ý nghĩa biết bao khi có những người như Anh,cám ơn tấm lòng cao thượng của Anh rất nhiều.
 
Chú Dũng tuyệt vời thật, đúng là bên cạnh có những người tham ô, tham nhũng cũng may mắn thay cho bà con nơi ấy, có một tấm lòng cao thượng giúp đỡ, mong cho chú sức khoẻ, may mắn để thực hiện nhiều dự định cho công việc của mình.
Sống trên đời cần có một tấm lòng....!
 
Nghe và thấy "chúng nó" phá của đất nước hàng trăm, hàng nghìn tỷ mà xót xa bao nhiêu!!! Trong khi đó có người hy sinh cả ngôi nhà mơ ước của cả cuộc đời để giúp người dân như mình... Còn rất nhiều nơi trên đất nước này người dân còn sống rất khổ...
 
Nếu có dịp về thì nhớ xin bản vẽ kỹ thuật có thuyết minh chi tiết của cây cầu nha bạn. Mình mường tượng nó như là mô hình thu nhỏ của cầu quay sông Hàn.

Bản vẽ phác may ra có chớ bản vẽ kỹ thuật có thuyết minh chi tiết tôi e rằng không có, bởi vì anh Dũng là một nông dân, một thợ sửa xe máy, đâu phải kỹ sư cầu đường hay một cán bộ gì đâu!!!.
(Theo như bài báo thì mình và Anh ấy cùng xã, và ở phía hạ lưu so với Ảnh.)

Ôi con sông ngày xưa thường tắm mát, nước trong xanh, chỉ thi thoảng đục trong mùa lũ. Sao bây giờ (thời điểm lên báo, cuối năm 2012), mùa đông, không có mưa mà nước đục thế. Chắc rằng phía thượng nguồn bị cày xới, phá rừng dữ lắm!!!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Bản vẽ phác may ra có chớ bản vẽ kỹ thuật có thuyết minh chi tiết tôi e rằng không có, bởi vì anh Dũng là một nông dân, một thợ sửa xe máy, đâu phải kỹ sư cầu đường hay một cán bộ gì đâu!!!.
(Theo như bài báo thì mình và Anh ấy cùng xã, và ở phía hạ lưu so với Ảnh.)

Ôi con sông ngày xưa thường tắm mát, nước trong xanh, chỉ thi thoảng đục trong mùa lũ. Sao bây giờ (thời điểm lên báo, cuối năm 2012), mùa đông, không có mưa mà nước đục thế. Chắc rằng phía thượng nguồn bị cày xới, phá rừng dữ lắm!!!
Chú Dũng làm cây cầu cũng dựa vào nguyên tắc các bè phao chống lũ của người nông dân ở huyện này chứ hỏng có thông số kỹ thuật gì đâu!!!!!!!!!!! (mùa lũ lụt ở miền Trung, những nông dân có chăn nuôi gia súc gia cầm hoặc một số đồ khác người ta cũng dùng những thùng phuy này để làm cái gọi là bè chống lũ, tựa tựa như cái cầu phao của chú Dũng này thôi!!!!!!!!! nhưng chỉ khác cái cầu này có trụ nâng lên khi phà, thuyền qua lại.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
[h=1]4 thôn mong một cây cầu[/h]THANH BA | 09/03/2013 08:48 (GMT + 7)
TT - Đó là nỗi niềm mong mỏi của hàng trăm hộ dân thuộc bốn thôn Tân Đợi, Đồng Chàm, Tam Hiệp và Đầu Gò (xã Đại Sơn, huyện Đại Lộc, Quảng Nam) suốt mấy chục năm qua vì việc đi lại của bà con gặp vô vàn khó khăn bởi sông sâu đò đầy.
http://tuoitre.vn/Ban-doc/537237/4-thon-mong-mot-cay-cau.html
620827.jpg


 
Người đọc đọc được đoạn đầu thì thấy "tấm lòng kẻ ngược đời" bao trùm bài viết, không ai quan tâm đến số liệu kỹ thuật cây cầu. Thầy thật tinh ý.
Anh Dũng đã "anh dũng" lắm rồi, ở trong "căn chòi lợp tôn, tứ bề dột nát", vét sạch tiền xây cầu cho dân đi ("nói thiệt là tui hết sạch tiền rồi"). Cảm ơn tấm lòng cao thượng của anh !
Theo dõi nữa thì mới biết thêm:
Xây nhà tình thương cho "ông Dũng xây cầu"

TT - Ông Vương Vĩnh Thắng - trưởng ban xây dựng chùa Bà ở TP Bình Dương (tỉnh Bình Dương) - cho biết các thân hữu của ông và phật tử ở chùa Bà muốn xây dựng cho ông Lê Tất Dũng một căn nhà tình thương trị giá 60 triệu đồng.
>> Xây nhà tình thương cho "ông Dũng xây cầu"
>> Cây cầu và lời thề vì dân
>> Mong mọi người chung tay xây "cầu ông Dũng"

Ông Thắng cho biết muốn thông qua báo Tuổi Trẻ góp số tiền trên với mong muốn ông Dũng có chỗ trú ẩn khi nắng mưa.
Như Tuổi Trẻ thông tin, ông Dũng là người đã sử dụng hơn 300 triệu đồng tích cóp xây nhà để xây cầu cho dân làng ông đi. Hiện tại ông đang sống trong căn chòi tôn rách nát cũng là tiệm sửa xe của mình ở ven đường (bài "Cây cầu của ông Dũng", Tuổi Trẻ ngày 3-3). Sau khi báo đăng, hàng trăm bạn đọc đã gửi phản hồi bày tỏ sự cảm phục tấm lòng và hành động âm thầm nhưng nặng nghĩa của ông Dũng.
Trong đó, nhiều bạn đọc cùng ngỏ ý đóng góp thêm với ông Dũng hoàn thành cây cầu này (vì thiếu tiền mà một đoạn bêtông chưa hoàn thành). Ông Lê Tất Dũng cho biết rất cảm kích tấm lòng của bạn đọc Tuổi Trẻ ưu ái dành cho ông.
TẤN VŨ

http://m.tuoitre.vn/news/detail?id=220001
Câu hỏi đặc ra là: Tại sao phóng viên trong bài đầu đã không phản ánh chi tiết mà đã được bmcn2 tô đậm?
 
Trong đó, nhiều bạn đọc cùng ngỏ ý đóng góp thêm với ông Dũng hoàn thành cây cầu này (vì thiếu tiền mà một đoạn bêtông chưa hoàn thành)
Câu hỏi đặc ra là: Tại sao phóng viên trong bài đầu đã không phản ánh chi tiết mà đã được bmcn2 tô đậm?
Có thể là sự tế nhị: đưa cái chuyện tình cảm ra trước, sau đó mới nói đến chuyện tiền nong.
 
Trân trọng tấm lòng cao cả của bác dũng. Người đã làm điều mà không ai có thể làm. Dám hy sinh tất cả tốt đẹp của mình cho cộng đồng.
 
Ngày 22/03/2013, Tỉnh Quảng Nam khen thưởng anh Dũng, Sở GTVT Quảng Nam tặng anh Dũng 15 triệu đồng, đồng thời hứa sẽ hỗ trợ 20 phao cứu sinh đặt trên lan can hai bên cầu, dây cáp neo.
Ai za, được 5% giá vốn cây cầu.
Anh Dũng chứ gặp em là em thu phí rồi, 1 tháng cũng được dăm ba triệu chứ chẳng lẽ hỏng tới?
Xã hội Việt Nam sao nhiều bất công quá, người thì ăn không hết, kẻ thì ở nhà dột tôn nát vách?!
 
[thongbao]
Anh Dũng chứ gặp em là em thu phí rồi, 1 tháng cũng được dăm ba triệu chứ chẳng lẽ hỏng tới?
[/thongbao]
Bỡm cợt vừa thôi chú mầy! Thử mở trạm thu fí xem; Cái thằng cha GT không đến hạch sách & kêu án ngay chứ chả chơi;

Mình còn nhớ năm não năm nao lụt đồng bằng nam bộ, nhưng tự í tổ chức đoàn đi mà không có công văn duyệt của 1 số cấp chính quyền là không xong đâu;
Vui nhứt là iêu cầu cần có dấu của Mật trận nơi đoàn xuất fát nữa kia
Các bạn cứ theo "Tham nhũng" mà suy luận tiếp nha!

Nhớ khi xưa mình có đồng nghiệp có bạn ở MT TP nói rằng:
Tiền ủng hộ của của cơ quan ban ngành đoàn thể được MT gôm gởi NH 1 năm; sau đó xuất cho đợt ửng hộ tiếp sau.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
[thongbao]
Anh Dũng chứ gặp em là em thu phí rồi, 1 tháng cũng được dăm ba triệu chứ chẳng lẽ hỏng tới?
[/thongbao]
Bỡm cợt vừa thôi chú mầy! Thử mở trạm thu fí xem; Cái thằng cha GT không đến hạch sách & kêu án ngay chứ chả chơi;

Mình còn nhớ năm não năm nao lụt đồng bằng nam bộ, nhưng tự í tổ chức đoàn đi mà không có công văn duyệt của 1 số cấp chính quyền là không xong đâu;
Vui nhứt là iêu cầu cần có dấu của Mật trận nơi đoàn xuất fát nữa kia
Các bạn cứ theo "Tham nhũng" mà suy luận tiếp nha!

Nhớ khi xưa mình có đồng nghiệp có bạn ở MT TP nói rằng:
Tiền ủng hộ của của cơ quan ban ngành đoàn thể được MT gôm gởi NH 1 năm; sau đó xuất cho đợt ửng hộ tiếp sau.

Vote cho 1 cái,........ngoài em có nhìu vụ hấp dẫn lắm, mỗi tội dân hiền hok tố thui.

Mỗi lần bão lũ mà ủng hộ thì chắc mọi người ủng hộ 200k đến nơi chắc còn 50-100k.........đi đường xa rơi rớt dọc đường hết......................
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom