Cách phân tích What if - Phân tích độ nhạy 2 chiều

Liên hệ QC
Tôi tuân thủ nội quy khi đăng bài

LONGBAOKIM

Thành viên mới
Tham gia
12/12/24
Bài viết
5
Được thích
1
Có thể giúp mình về phân tích nhân quả, độ nhạy 2 chiều NPV ko ạ, mình cần hỗ trợ gấp cho đề án ạ
Mình đã xem hết video và bài viết trong group nhưng số liệu mình khác với mọi người
Email mình longbaokim2022@gmail.com
Mình cảm ơn nếu bạn nào có thể hổ trợ mình
 
Bạn đưa file lên đây. Tôi có thể giúp nhưng chỉ giúp công khai. Tôi cũng không thích việc muốn giúp bạn mà phải gởi mail cho bạn để xin đề bài.
 
bạn có thể chia sẻ giúp độ nhạy 2 chiều dùng làm gì không nhỉ ? ^^
 
bạn có thể chia sẻ giúp độ nhạy 2 chiều dùng làm gì không nhỉ ? ^^
Phân tích độ nhạy trên Excel là sử dụng công cụ Data_Table mà nhiều người lầm tưởng là 1 hàm mảng Table.

1734056102920.png

Phân tích độ nhạy là tính toán ảnh hưởng của 1 yếu tố nào đó đến kết quả tính toán, chẳng hạn như lãi suất thay đổi ảnh hưởng đến nguồn tiền trong tương lai. Đại khái là tạo 1 dãy giá trị của yếu tố đó từ thấp đến cao, rồi tính xem với những giá trị đó thì kết quả cuối sẽ là bao nhiêu. Ở 1 bài toán nhỏ thì có thể dùng chính công thức tính kết quả ráp vào mảng này, nhưng với 1 bài toán lớn như kết quả 1 dự án thì giá trị cần phân tích trải qua nhiều bước tính toán phức tạp không thể ráp trực tiếp vào mảng trên để phân tích. Lúc đó sẽ dùng công cụ Data Table. NPV dự án là 1 bài toán lớn như vậy.

Nếu chỉ 1 yếu tố thì gọi là phân tích một chiều trên 1 dòng hoặc cột, nếu 2 yếu tố thì phân tích 2 chiều trên 1 bảng nhiều dòng nhiều cột.

Thí dụ:
Bạn có 500 triệu đồng đầu tư với 1 lãi suất 5% một năm, sau 10 năm sẽ có 817,447,313 đ
Bạn muốn phân tích nếu lãi suất thay đổi thì kết quả là bao nhiêu thì dùng Data Table như sau:

1734057152481.png

Kết quả trên thanh công thức như sau, và do 2 dấu { và } nên nhiều người lầm tưởng đây là 1 hàm mảng và cố gắng sửa trên thanh công thức (thất bại toàn tập). Trong bảng kết quả thì nếu lãi suất dao động sẽ thấy kết quả tương ứng, và nếu lãi suất bằng lãi suất mong đợi (5%) thì sẽ bằng con số ban đầu.

1734057310506.png

Bây giờ nếu muốn phân tích thêm về thời gian rút vốn thì phân tích 2 chiều bằng cách tạo bảng như sau, dòng trên cùng là số năm biến động từ 5 đến 12:

1734057690594.png

Kết quả

1734057743560.png
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Bạn đưa file lên đây. Tôi có thể giúp nhưng chỉ giúp công khai. Tôi cũng không thích việc muốn giúp bạn mà phải gởi mail cho bạn để xin đề bài.

Bạn đưa file lên đây. Tôi có thể giúp nhưng chỉ giúp công khai. Tôi cũng không thích việc muốn giúp bạn mà phải gởi mail cho bạn để xin đề bài.
Nhờ bạn giúp đỡ hướng dẫn, mình xin hậu tạ . Mình cảm ơn bạn nhé
Bài đã được tự động gộp:

Phân tích độ nhạy trên Excel là sử dụng công cụ Data_Table mà nhiều người lầm tưởng là 1 hàm mảng Table.

View attachment 306261

Phân tích độ nhạy là tính toán ảnh hưởng của 1 yếu tố nào đó đến kết quả tính toán, chẳng hạn như lãi suất thay đổi ảnh hưởng đến nguồn tiền trong tương lai. Đại khái là tạo 1 dãy giá trị của yếu tố đó từ thấp đến cao, rồi tính xem với những giá trị đó thì kết quả cuối sẽ là bao nhiêu. Ở 1 bài toán nhỏ thì có thể dùng chính công thức tính kết quả ráp vào mảng này, nhưng với 1 bài toán lớn như kết quả 1 dự án thì giá trị cần phân tích trải qua nhiều bước tính toán phức tạp không thể ráp trực tiếp vào mảng trên để phân tích. Lúc đó sẽ dùng công cụ Data Table. NPV dự án là 1 bài toán lớn như vậy.

Nếu chỉ 1 yếu tố thì gọi là phân tích một chiều trên 1 dòng hoặc cột, nếu 2 yếu tố thì phân tích 2 chiều trên 1 bảng nhiều dòng nhiều cột.

Thí dụ:
Bạn có 500 triệu đồng đầu tư với 1 lãi suất 5% một năm, sau 10 năm sẽ có 817,447,313 đ
Bạn muốn phân tích nếu lãi suất thay đổi thì kết quả là bao nhiêu thì dùng Data Table như sau:

View attachment 306262

Kết quả trên thanh công thức như sau, và do 2 dấu { và } nên nhiều người lầm tưởng đây là 1 hàm mảng và cố gắng sửa trên thanh công thức (thất bại toàn tập). Trong bảng kết quả thì nếu lãi suất dao động sẽ thấy kết quả tương ứng, và nếu lãi suất bằng lãi suất mong đợi (5%) thì sẽ bằng con số ban đầu.

View attachment 306264

Bây giờ nếu muốn phân tích thêm về thời gian rút vốn thì phân tích 2 chiều bằng cách tạo bảng như sau, dòng trên cùng là số năm biến động từ 5 đến 12:

View attachment 306265

Kết quả

View attachment 306266
Mình có đọc hết tài liệu và chạy thử theo số các bạn thì được mà áp dụng cho trường hợp bài của mình thì mình ko làm dc, nhờ cao thủ hướng dẫn giúp ạ
Mình xin đính kèm file bài tập, mình cảm ơn
 

File đính kèm

Nhờ bạn giúp đỡ hướng dẫn, mình xin hậu tạ . Mình cảm ơn bạn nhé
Mình có đọc hết tài liệu và chạy thử theo số các bạn thì được mà áp dụng cho trường hợp bài của mình thì mình ko làm dc, nhờ cao thủ hướng dẫn giúp ạ
Khi tôi nói giúp công khai thì quên chưa nói: Nếu làm dưới 30 phút, thậm chí trên dưới 60 phút thì tôi không tính phí. Một khi tính phí thì đã là việc lớn tốn nhiều giờ hoặc vài ngày, và phí đó bạn sẽ không trả nổi.

Trước khi tôi sửa giúp thì bạn thử tự so sánh: Nhìn thanh công thức 2 file nó khác nhau cái gì. À, không phải 2 file bạn gởi lên mà là 1 file bạn đang sai và file mà bạn thấy là đúng.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Có thể giúp mình về phân tích nhân quả, độ nhạy 2 chiều NPV ko ạ, mình cần hỗ trợ gấp cho đề án ạ
Mình đã xem hết video và bài viết trong group nhưng số liệu mình khác với mọi người
Email mình longbaokim2022@gmail.com
Mình cảm ơn nếu bạn nào có thể hổ trợ mình
Bạn rất có tố chất làm Sếp, hãy học cách sử dụng Crystal Ball hoặc @risk. Đâu đó diễn đàn này có thể có những bài viết về những ứng dụng này!
 
Bạn rất có tố chất làm Sếp, hãy học cách sử dụng Crystal Ball hoặc @risk. Đâu đó diễn đàn này có thể có những bài viết về những ứng dụng này!
Phân tích độ nhạy bằng Data Table thì đúng rồi. Nhưng cách sử dụng sai.
Vâng ạ
Mình xin gửi lại File
Bài 6 bạn gởi 2 file giống hệt nhau, bài 8 lại gởi đúng file cũ. Bạn thấy mất thì giờ của bạn chưa? Trong khi tôi đề nghị bạn xem thanh công thức của file sai và file đúng thì bạn không làm.
File sai của bạn đây: {=TABLE(F17,F21)}

1734093624832.png

Còn cái hình ảnh bạn chụp từ file đúng, nó chứa gì?
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom