Cách phân loại số trong bảng dữ liệu theo điều kiện

Liên hệ QC

bombom19932009

Thành viên mới
Tham gia
12/8/12
Bài viết
8
Được thích
1
Em có 1 bảng công thức số liệu, em muốn tách ra từng sheet ví dụ từ 1 - 100, 101 - 150 vậy thì em dùng công thức gì ạ. Em cảm ơn các anh/chị nhiều ạ.
 
Advanced filter.
Sheet tách ra thứ nhất: >=1, <= 100
Sheet tách ra kế: >= 101, <= 150
...
 
Dạ. Anh lấy chiếc xe máy của anh làm mẫu cũng được ạ. :p
Nô pơ ró lem mô

1615864132352.png

Xe có 2 số.
Lên xe thì bóp ăm-b-ray-gia bên tay cầm bên trái, bẻ tay số sang bên trái là số một, vặn ga (tay cầm bên phải) cao lên, từ từ nhả ăm-b-ray-gia, xe chạy.
Khi xe có đủ đà rồi thì lại bóp ăm-b-ray-gia, bẻ tay số sang bên phải là số hai, xe chạy nhanh hơn.
Khi cần ngừng, đạp ngược pê-đan chân về phía sau là thắng. Bóp ăm-b-ray-gia và trả số về pông mo (vị trí giữa).
 
Nô pơ ró lem mô

View attachment 255501

Xe có 2 số.
Lên xe thì bóp ăm-b-ray-gia bên tay cầm bên trái, bẻ tay số sang bên trái là số một, vặn ga (tay cầm bên phải) cao lên, từ từ nhả ăm-b-ray-gia, xe chạy.
Khi xe có đủ đà rồi thì lại bóp ăm-b-ray-gia, bẻ tay số sang bên phải là số hai, xe chạy nhanh hơn.
Khi cần ngừng, đạp ngược pê-đan chân về phía sau là thắng. Bóp ăm-b-ray-gia và trả số về pông mo (vị trí giữa).
Thấy giống Harley Davidson M50 - 1965 vậy anh?
Bây giờ nó vẫn chạy tốt chứ ạ? :)
 
Goebel Sachs 50cc. Mô-đen khoảng cuối thập niên 50 và đầu thập niên 60. Hầu hết các xe chạy ở SG ngày xưa là màu xanh lá thay cho màu đỏ ở hình trên.
SG gọi nó là xe gô-ben. Rất đơn giản và hiệu quả. Phí sữa chữa bảo trì thấp và đồ phụ tùng "lô" ở Chợ lớn sản xuất cũng xài được. Chỉ phải tội dáng không thanh nên không hợp với quý bà như xe mô-bi-lết và vê-lô sô-léc.
Mãi khi xe gắn máy Nhật nhập tự do vào miền Nam (sau 65) thì quý bà quý cô mới cỡi Honda Đam (giống CUP bi giờ) và Pê-Xê; trong khi quý ông cỡi Éc-Éc 50 (SS 50 : về sau, cuối thập niên 70's người ta gọi nó là Honda 67). Chợ lớn cũng chuyển mình theo, nhập những máy móc hiện đại hơn để phục vụ hàng phụ tùng cho xe Nhật. Và xe Pháp (mô-bi-lết), Đức (gô-ben), Áo (puýt/Puch) đành chịu nhường ngôi (*1). Ở SG chỉ có Ý còn cạnh tranh được với các mô-đen mới cho Lam-b-rét-ta và Vét-pa Súp-pơ. Thời tôi còn trẻ, mô hình anh chành sinh viên Y (Nha Dược) cỡi chiếc Lam là giấc mơ của các nàng tiểu thơ "con đường Duy Tân" (ĐH Luật), hay Nguyễn Bỉnh Khiêm (Nữ TH Trưng Vương) (*2)
Chính những chiếc gô-ben này người ta đã gỡ máy ra (máy Sachs) ráp vào xe ba gác. Người Nam trước giải phóng ai cũng biết chiếc xe ba gác máy này, một công cụ chuyên chở đầu làng cuối xóm, ngõ hẹp ao tù đủ hết.

Chú: miền Tây (ngày xưa tôi gọi là Lục tỉnh) còn nổi tiếng một lại xe nữa là xe lôi, chuyên chở người và quang gánh. Tuy nhiên, loại xe này cần máy mạnh hơn cho nên gắn máy lớn hơn 50cc.

(*1) Xe máy 50cc thì chiếc Sachs Brumi nổi tiếng được giới anh chị (bây giờ gọi là soái ca, giang hồ) chuộng vì chạy rất bốc. Nếu bạn đọc tiểu thuyết về du đãng bụi đời miền Nam dạo ấyn thì sẽ thấy thỉnh thoảng nói đến xe này. Mãi đến khi chiếc SS50 vào SG thì chiếc Brumi mới chịu nhường ngôi. SG có một giới mới gọi là "yên hùng xa lộ"

(*2) Ngày xưa, ở SG chia ra nam và nữ trung học. Trường Gia Long là trường nữ lớn nhất nhưng người ta hay nói về Trưng Vương hơn vì hai lý do:
1. Trưng Vương chứa nhiều nữ sinh gia đình gốc Bắc hơn. Mà dạo đầu thì văn chương tiểu thuyết hầu hết là dân Bắc di cư cho nên họ lãng mạn hoá trường này.
2. Gia Long kỷ luật nghiêm minh hơn. Một chàng thanh niên muốn đón bạn gái trước cổng trường chưa chắc đã được. Nếu giám thị thấy nữ sinh leo lên xe một thanh niên nào đó, có thể sẽ gọi cô ta lên buộc giải thích.

(*3) kỷ luật thời tôi học Trung Học không phải chuyện đùa như bây giờ. Năm thứ hai (tức lớp 7) tôi học trường Pétrus Ký (Lê Hồng Phong bây giờ), trường giải tán một lớp 7 vì kỷ luật. Khoảng gần nửa lớp bị đuổi học. Chỗ còn lại phân tán ra, nhét vào 9 lớp còn lại.
 
Nô pơ ró lem mô

View attachment 255501

Xe có 2 số.
Lên xe thì bóp ăm-b-ray-gia bên tay cầm bên trái, bẻ tay số sang bên trái là số một, vặn ga (tay cầm bên phải) cao lên, từ từ nhả ăm-b-ray-gia, xe chạy.
Khi xe có đủ đà rồi thì lại bóp ăm-b-ray-gia, bẻ tay số sang bên phải là số hai, xe chạy nhanh hơn.
Khi cần ngừng, đạp ngược pê-đan chân về phía sau là thắng. Bóp ăm-b-ray-gia và trả số về pông mo (vị trí giữa).
bầu săng nhìn "cute" thế bác, bị ấn tượng bởi con xe này. bác có bán không?
 
Lambretta và Vespa cũng có loại mini 50cc, loại lớn là 150cc. Vespa Sprint 150cc là ngon lành nhất và sang nhất. Thợ sơn SG lúc đó chưa ai pha được màu sơn Sprint nên bị trầy không ai sơn lại.
 
Nhìn bình xăng giống Goebel nhìn đèn và phuột trước giống Sachs
Goebel là một mô-den xe của Sachs mà.
Nhưng bạn nói đúng. Trong hình có vẻ giống kiểu Sachs xuất qua Nam Mỹ cuối thập niên 60. Kiểu nhập vào SG đầu thập niên 60 hơi thanh mảnh hơn một chút.

Lambretta và Vespa cũng có loại mini 50cc, loại lớn là 150cc. Vespa Sprint 150cc là ngon lành nhất và sang nhất. Thợ sơn SG lúc đó chưa ai pha được màu sơn Sprint nên bị trầy không ai sơn lại.
Có 125, và 175 (rất hiếm) nữa anh bạn già ơi.
Vespa 50 là đồ chơi con nít. Dân công tử SG đâu có chịu chạy.
 
Goebel là một mô-den xe của Sachs mà.
Nhưng bạn nói đúng. Trong hình có vẻ giống kiểu Sachs xuất qua Nam Mỹ cuối thập niên 60. Kiểu nhập vào SG đầu thập niên 60 hơi thanh mảnh hơn một chút.


Có 125, và 175 (rất hiếm) nữa anh bạn già ơi.
Vespa 50 là đồ chơi con nít. Dân công tử SG đâu có chịu chạy.
Hình chụp trên mạng có vẽ giống xe gốc
1615870095607.png
Goebel

1615870135353.png
Sachs
 
Hình chụp trên mạng có vẽ giống xe gốc
...
Giống SG nhất là cái bót-ba-ga ở sau (hình 1), một phụ tùng không thể thiếu đối với xe hai bánh (cả xe máy và xe đạp) ở SG ngày xưa.

Trong chiếc xe triển lãm ở bảo tàng Đà Nẵng (theo hình bài #17), người phục hồi (curator) đã chủ quan để thiếu mất cái bót-ba-ga này. Đèn sau cũng không đúng, trừ phi người phục hồi có chú thích rằng "đèn sau ấy là phụ tùng Chợ lớn, một số xe ở SG dùng vì nó có chỗ bắt biển số xe".

Chú: Sachs Brumi có sườn là sắt vuông, hộp số 4 số.
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom