Các bạn dò giùm mình mã code trong file nhé

  • Thread starter Thread starter dovic
  • Ngày gửi Ngày gửi
Liên hệ QC

dovic

Thành viên mới
Tham gia
21/2/12
Bài viết
5
Được thích
1
Nhờ các bạn dò giùm mình "External Business Location ID" ở cột B trong file từ dữ liệu ở cột D và E nha. Mình dùng vlookup mà nó cứ báo lỗi N/A hoài, ko biết làm sao nữa -+*/

Các bạn giữ nguyên cột A, đừng thay đổi thứ tự nha.

Thanks rất nhiều @$@!^%
 

File đính kèm

Nhờ các bạn dò giùm mình "External Business Location ID" ở cột B trong file từ dữ liệu ở cột D và E nha. Mình dùng vlookup mà nó cứ báo lỗi N/A hoài, ko biết làm sao nữa -+*/

Các bạn giữ nguyên cột A, đừng thay đổi thứ tự nha.

Thanks rất nhiều @$@!^%

Bạn dùng công thức này xem sao nhé.

=IFERROR(VLOOKUP(A3,$D$3:$E$633,2,0),"")
 
Đc rồi, thanks bạn nhiều nhé. }}}}}
Tiện bạn cho mình hỏi công thức trên co1 công dụng gì thế --=0
 
Đc rồi, thanks bạn nhiều nhé. }}}}}
Tiện bạn cho mình hỏi công thức trên co1 công dụng gì thế --=0

Bạn tham khảo cái này xem.
Hàm VLOOKUP

Chức năng: Hàm VLOOKUP là hàm dò tìm theo cột, sẽ trả về giá trị của một ô nằm trên một cột nào đó nếu thỏa mãn điều kiện dò tìm.

Cú pháp hàm: VLOOKUP(lookup_value,table_array,col_index_num,option_lookup)

- Lookup_value: là giá trị dùng để dò tìm, giá trị này sẽ được dò tìm trong cột đầu tiên của bảng dữ liệu dò tìm. Giá trị dò tìm có thể là một số, một chuỗi, một công thức trả về giá trị hay một tham chiếu đến một ô nào đó dùng làm giá trị dò tìm.

- Table_array: là bảng dùng để dò tìm, bảng dò tìm có thể là tham chiếu đến một vùng nào đó hay Name trả về vùng dò tìm. Bảng dò tìm gồm có Rj hàng và Ci cột (I,j >=1), trong đó cột thứ nhất của bảng dò tìm sẽ được dùng để dò tìm.

- Col_index_num: là số thứ tự của cột (tính từ trái qua phải) trong bảng dò tìm chứa giá trị mà ta muốn trả về. Col_index_num phải >=1 và <= số cột lớn nhất có trong bảng dò tìm, ngược lại hàm sẽ trả về #VALUE! hoặc #REF.

- Option_lookup: là tùy chọn xác định kiểu dò tìm, có 2 kiểu dò tìm:

  • True hoặc 1 hoặc để trống: là kiểu dò tìm tương đối, hàm sẽ lấy giá trị đầu tiên mà nó tìm được trên cột đầu tiên trong bảng dò tìm. Trong trường hợp tìm không thấy, nó sẽ lấy giá trị lớn nhất mà có giá trị nhỏ hơn giá trị dò tìm.
  • False hoặc 0: là kiểu dò tìm chính xác, hàm sẽ lấy giá trị đầu tiên mà nó tìm được trên cột đầu tiên trong bảng dò tìm. Trong trường hợp tìm không thấy, hàm sẽ trả về #N/A.

Hàm IFERROR

Trong quá trình thao tác với bảng tính, không ít lần chúng ta gặp lỗi, và cũng khó mà tránh được lỗi. Ví dụ, một công thức đơn giản thôi
=A/B có thể gây lỗi #DIV/0! nếu như B bằng 0, hoặc gây lỗi #NAME? nếu A hoặc B không tồn tại, gây lỗi #REF! nếu có ô nào đó liên kết với A hoặc B bị xóa đi...

Tuy nhiên, đôi lúc chúng ta lại cần phải lợi dụng chính những cái lỗi này, ví dụ sẽ đặt ra một tình huống: nếu có lỗi thì làm gì đó... Gọi nôm na là BẪY LỖI.

Có lẽ vì vậy mà hàm này có hai chữ đầu là IF; IFERROR = nếu xảy ra lỗi (thì)...

MS Excel 2003 trở về trước có hàm ISERROR(value), với value là một biểu thức. Nếu biểu thức này gặp lỗi, ISERROR() sẽ trả về giá trị TRUE, còn nếu biểu thức không có lỗi, ISERROR() trả về giá trị FALSE.

Và chúng ta thường dùng ISERROR() kèm với IF:
=IF(ISERROR(expression), ErrorResult, expression)

Nếu như biểu thức (expression) có lỗi, công thức trên sẽ lấy giá trị ErrorResult (một ô rỗng, hoặc một thông báo lỗi, v.v..), ngược lại, sẽ lấy chính giá trị biểu thức đó.
Ví dụ: =IF(ISERROR(A/B), "", A/B)

Cái bất tiện khi phải dùng vừa IF() vửa ISERROR() là chúng ta phải nhập cái biểu thức hai lần: một lần trong hàm ISERROR() và một lần ở tham số value_is_False của IF()

Có thể cái bất tiện vừa nói trên không đáng kể, tuy nhiên cách sử dụng này làm cho công thức của chúng ta trở nên khó dùng hơn, bởi vì nếu thay cái biểu thức(
expression), thì chúng ta phải thay đổi nguyên cả công thức.

Excel 2007 dường như hiểu được sự bất tiện đó, nên đã gộp hai hàm IF() và ISERROR lại thành một, đó là IFERROR()


Cú pháp
: IFERROR(value, value_if_error)

_____value: Biểu thức có thể sẽ gây ra lỗi

_____value_if_error: kết quả trả về nếu value gây ra lỗi

Nếu biểu thức value không gây lỗi, IFERROR() sẽ lấy biểu thức đó, còn nếu nó có lỗi thì lấy cái biểu thức value_if_error.

Ví dụ, công thức =IF(ISERROR(A/B), "", A/B) nếu dùng IFERROR() thì sẽ là
=IFERROR(A/B, "")

Bạn thấy đấy, IFERROR() ngắn gọn và dễ hiểu hơn nhiều.
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom