Các địa phương thiệt hại nặng nề do bão lũ 2024

Liên hệ QC

PhanTuHuong

VBA & VB.NET for Excel & AutoCad
Thành viên danh dự
Tham gia
13/6/06
Bài viết
7,183
Được thích
24,627
Vừa rồi các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng đầu sóng ngọn gió hứng bão chịu bao thiệt hại từ bão Yagi. Nhưng hậu quả của nó còn khủng khiếp hơn nữa ở nhiều địa phương khi mưa lớn + thủy điện tàu + ta đua nhau xả lũ gây ngập lụt20240908_173045_HDR.jpg20240909_090642_HDR.jpg20240909_122518_HDR.jpg

Đi kèm đó là lũ quét, sạt lở đất...
Hà Nội dù ít bị ảnh hưởng nhưng cũng lĩnh đủ hậu quả của bão...
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Chia sẻ thông tin cho những ai tham gia cứu trợ (nguồn sưu tầm):

MN ĐI CỨU HỘ LŨ LỤT VÙNG CAO LƯU Ý Ạ.
Đặc điểm của lũ lụt vùng cao phía bắc là địa hình dốc, nước từ đầu nguồn chẩy về cho nên mức của dòng chẩy là rất siết, do vậy mới gọi là lũ quét, lũ ống, sạt lở

Thấy mn thi nhau đưa thuyền chèo lên các vùng ngập lụt thì thực sự không phù hợp. Dạng thuyền cần nhất lúc này là thuyền có gắn máy, vì có thể chạy ngược dòng trong các môi trường dòng chẩy nước khác nhau. Trong lúc như vậy thì dùng tay chèo thuyền không những nguy hiểm lại còn không đạt được lợi ích
Như bài trước mình có viết, thứ cần nhất bây giờ đó chính là:

1) Quần Áo Ấm ( Ngâm mình trong nước, do mưa nhiều, không khí lạnh cho nên rất cần thứ này )
2)Thuốc Men ( Thuốc hạ sốt giảm đau, thuốc đi ngoài do ăn đồ lạ bụng hoặc uống nước không sạch )
3)Lương Thực Thiết Yếu ( nước lọc, xúc xích ăn liền, thịt hộp, bánh mỳ ruốc, sữa ống hút, mỳ tôm, ....đại loại mấy đồ bóc ra ăn uống liền được. Tuyệt đối không nên dùng lương khô vì khi ăn sẽ càng thêm khát )
4) Xuồng có gắn máy, áo phao
5) Thiết bị chiếu sáng

1️⃣ Chúng ta làm việc thiện cần có sự tính toán khoa học. Có nhiều đội nhóm kêu gọi được 200 thùng mỳ tôm giá thị trường khoảng 15tr, nhưng thuê xe tải chở lên vùng thiên tai hết gần bằng số tiền mua mỳ. Rất lãng phí đồng tiền kêu gọi

2️⃣ Cho nên hãy lấy các kênh thông tin chính thống, ưu tiên tối đa nguồn thực phẩm tại khu vực cần hỗ trợ, sao cho gần nhất để giảm tiện chi phí không cần thiết, bằng cách phải liên hệ tìm hiểu trước, thông qua người quen hoặc các hội nhóm tình nguyện tại địa phương

3️⃣ Thường khi gặp nạn lũ lụt sẽ chia thành 2 giai đoạn. Đó là lúc: Cấp Bách Nguy kịch và Hậu Sau Lũ

- Ở thời điểm nguy kịch, cứu hộ cứu nạn sẽ ưu tiên những giải pháp cấp bách cung cấp lương thực nước uống thuốc men tạm thời

- Còn ở thời điểm hậu sau thiên tai, điện, đường, trường, chạm bị hư hại. Các cơ sở giáo dục bị ảnh hưởng, sách vở bị trôi hết. Nhà cửa bị ngập úng lâu, cho nên lúc này người dân rất cần tiền để giúp họ khôi phục lại cuộc sống, các cháu cần sách vở để đến trường

2 thời điểm hỗ trợ đều có giá trị đáng quý như nhau, nhiều và rất nhiều trường hợp các đội nhóm nắm bắt tiếp cận thông tin chưa được rõ ràng, chỉ cần đọc Fb thấy chỗ này ngập nặng là ùn ùn kéo đến. Kết quả là có nơi mỗi hộ nhận hơn 30 thùng mỳ tôm, có nơi thì không có thùng mỳ nào

✅ Cho nên chúng ta hãy liên kết cùng các tổ chức tại địa phương, nhất là Hội Chữ Thập Đỏ. Trong địa bàn của mình họ sẽ biết chỗ nào cần giúp, chỗ nào đã được hỗ trợ nhiều, chỗ nào chưa có sự quan tâm bị cô lập
Những ai không có thời gian, hoặc chưa thể hỗ trợ gấp ngay lúc này thì có thể hỗ trợ bà con lúc hậu thiên tai. Tránh theo trào lưu nghe đâu đi đó mà chưa có sự tìm hiểu, vừa không thực chất hiệu quả, đúng người đúng hoàn cảnh, lại rất nguy hiểm cho những người tham gia.
 
Thích nhất là câu cuối của bài trên. Cứu trợ dù là thiện nguyện nhưng cũng nên theo tổ chức trật tự một chút:
- nếu có được tiếng nói với nhau thì đỡ đụng chạm. Lãng phí công sức và thời gian. Nhất là lật mặt các phần tử lợi dụng lường gạt, hay lọi dụng truyền giáo, hay tệ hơn nữa là loại tuyên truyền chính trị.

Ngoài lề: cái bảng hiệu ăn đánh vần sai chữ "hòang", và hình như chữ "viet" không buồn bỏ dấu. Tôi khẳng định 99% là người TQ
 
BQT đang có hành động cụ thể để chia sẻ chút ít tình cảm với đồng bào vùng bão lũ. Mong được các thành viên ủng hộ.
 
Chia sẻ thông tin cho những ai tham gia cứu trợ (nguồn sưu tầm):

MN ĐI CỨU HỘ LŨ LỤT VÙNG CAO LƯU Ý Ạ.
Đặc điểm của lũ lụt vùng cao phía bắc là địa hình dốc, nước từ đầu nguồn chẩy về cho nên mức của dòng chẩy là rất siết, do vậy mới gọi là lũ quét, lũ ống, sạt lở

Thấy mn thi nhau đưa thuyền chèo lên các vùng ngập lụt thì thực sự không phù hợp. Dạng thuyền cần nhất lúc này là thuyền có gắn máy, vì có thể chạy ngược dòng trong các môi trường dòng chẩy nước khác nhau. Trong lúc như vậy thì dùng tay chèo thuyền không những nguy hiểm lại còn không đạt được lợi ích
Như bài trước mình có viết, thứ cần nhất bây giờ đó chính là:

1) Quần Áo Ấm ( Ngâm mình trong nước, do mưa nhiều, không khí lạnh cho nên rất cần thứ này )
2)Thuốc Men ( Thuốc hạ sốt giảm đau, thuốc đi ngoài do ăn đồ lạ bụng hoặc uống nước không sạch )
3)Lương Thực Thiết Yếu ( nước lọc, xúc xích ăn liền, thịt hộp, bánh mỳ ruốc, sữa ống hút, mỳ tôm, ....đại loại mấy đồ bóc ra ăn uống liền được. Tuyệt đối không nên dùng lương khô vì khi ăn sẽ càng thêm khát )
4) Xuồng có gắn máy, áo phao
5) Thiết bị chiếu sáng

1️⃣ Chúng ta làm việc thiện cần có sự tính toán khoa học. Có nhiều đội nhóm kêu gọi được 200 thùng mỳ tôm giá thị trường khoảng 15tr, nhưng thuê xe tải chở lên vùng thiên tai hết gần bằng số tiền mua mỳ. Rất lãng phí đồng tiền kêu gọi

2️⃣ Cho nên hãy lấy các kênh thông tin chính thống, ưu tiên tối đa nguồn thực phẩm tại khu vực cần hỗ trợ, sao cho gần nhất để giảm tiện chi phí không cần thiết, bằng cách phải liên hệ tìm hiểu trước, thông qua người quen hoặc các hội nhóm tình nguyện tại địa phương

3️⃣ Thường khi gặp nạn lũ lụt sẽ chia thành 2 giai đoạn. Đó là lúc: Cấp Bách Nguy kịch và Hậu Sau Lũ

- Ở thời điểm nguy kịch, cứu hộ cứu nạn sẽ ưu tiên những giải pháp cấp bách cung cấp lương thực nước uống thuốc men tạm thời

- Còn ở thời điểm hậu sau thiên tai, điện, đường, trường, chạm bị hư hại. Các cơ sở giáo dục bị ảnh hưởng, sách vở bị trôi hết. Nhà cửa bị ngập úng lâu, cho nên lúc này người dân rất cần tiền để giúp họ khôi phục lại cuộc sống, các cháu cần sách vở để đến trường

2 thời điểm hỗ trợ đều có giá trị đáng quý như nhau, nhiều và rất nhiều trường hợp các đội nhóm nắm bắt tiếp cận thông tin chưa được rõ ràng, chỉ cần đọc Fb thấy chỗ này ngập nặng là ùn ùn kéo đến. Kết quả là có nơi mỗi hộ nhận hơn 30 thùng mỳ tôm, có nơi thì không có thùng mỳ nào

✅ Cho nên chúng ta hãy liên kết cùng các tổ chức tại địa phương, nhất là Hội Chữ Thập Đỏ. Trong địa bàn của mình họ sẽ biết chỗ nào cần giúp, chỗ nào đã được hỗ trợ nhiều, chỗ nào chưa có sự quan tâm bị cô lập
Những ai không có thời gian, hoặc chưa thể hỗ trợ gấp ngay lúc này thì có thể hỗ trợ bà con lúc hậu thiên tai. Tránh theo trào lưu nghe đâu đi đó mà chưa có sự tìm hiểu, vừa không thực chất hiệu quả, đúng người đúng hoàn cảnh, lại rất nguy hiểm cho những người tham gia.
Tôi cũng đã từng tham gia cứu trợ thiện nguyện cho đồng bào miền Trung bị ảnh hưởng đợt lụt lụt năm 2020.
Khi biết chúng tôi có kế hoạch đi ủng hộ cứu trợ đồng bào bị lũ lụt và thông qua lời vận động, nhiều bà con trong địa phương đã quyên góp ủng hộ được 5 thùng sách, vở (ước tính khoảng 150 kg), khoảng gần 100 kg quần áo (cũ-mới có cả); khoảng gần 200kg gạo, hơn 50 kg bí xanh, 7 thùng mỳ tôm, 3 thùng nước đóng chai, và 1 số bánh kẹo, thuốc chữa bệnh, lương khô nữa.
Do là tự phát nên cứ đi chứ không liên hệ với 1 tổ chức XH nào. Do vậy khi hỏi thăm 4-5 người dân trên đường thì đều được người dân chỉ cho địa chỉ chỗ bị ảnh hưởng nhất nặng nề nhất.
Nơi chúng tôi đến là vùng cửa sông, dân ở trên cao và gần như năm nào cũng bị lụt nên họ quen và đã có phòng bị từ trước rồi. Khi đến nơi (xe ô tô vào được đến tận nơi) trao quà, ... thì mới hiểu đó là nơi bị ngập sâu nhất chứ không phải là nơi bị thiệt hại nhất, do vậy cũng đã làm giảm ý nghĩa của những vất chất mang đi thiện nguyện. Nơi thiệt hại nhất là nơi bị ngập sâu và bị cô lập -người dân gần nhu bị mất trắng gần như toàn bộ tài sản, nguồn sống (không nước sạch, không LTTP ( kể cả đồ ăn liền trong ngày- mà chỉ trong chờ vào cứu trợ hàng ngày) không kế sinh nhai; dân ở thưa thớt nên có kêu cứu cũng không ai nghe để đến cứu, không thể lội bộ đến được, mà chỉ có đi thuyền vào.
Bài học mà chúng rút ra được và chia sẻ cho mọi người có ý định đi thiện nguyện-cứu trợ đồng bào bị lũ lụt là:
1/ Tìm hiểu nắm thông tin chính thống về vùng bị ảnh hưởng nặng nề cần cứu trợ
2/ Hãy TIN TƯỞNG và CHỦ ĐỘNG LIÊN KẾT với tổ chức CTXH của địa phương (tốt nhất là Hội chữ thập đỏ cấp Huyện-Tỉnh) để họ điều phối, Nếu thấy cần thiết thì có thể ủy thác cho họ (hàng cứư trợ và tâm nguyện của người muốn cứu trợ sẽ đến được ngươi cần được cứu trợ). Tránh tình trạng nơi thì ồ ạt hàng cứu trợ - người dân ở đó họ sẽ thờ ơ với những mặt hàng họ đã có nhiều, họ không cần nữa (bánh chưng, nước đóng chai...), nơi thì không có gì (đang đói ăn từng bữa, thiếu nước sạch để uống,....).
3/ Không nên mạo hiểm vào những nơi đã được cảnh báo.
4/ Của cho không bằng cách cho.
 
Sẵn bài này, tôi tự nghĩ "tại sao chúng ta ít gì cũng là một cộng đồng. Có thể nhân dịp này tỏ thiện chí".
Không, tôi không nghĩ chúng ta nên đóng góp gì cả. Chính bản thân tôi cũng chả thích đóng góp kiểu trực tiếp này.
Tại sao chúng ta lại không thể có "sáng kiến". Kêu gọi người dùng đóng góp?

Kế hoạch:
Bài nhỏ, dễ làm: mức A - giá 50-70k
Bài trung bình: mức B - giá 100-150k
Bài lớn: mức C - giá trên 150k
Khi có người hỏi bài, người trả lời có thể cóp nội dung bảng giá và đề nghị với người dùng "đóng góp quỹ cứu giúp bão lụt Giáp Thìn".
Người trả lời có thể tự xét câu hỏi là dễ hay khó và đề nghi người dùng cái mức thích đáng. Và cho link dẫn tới tài khoản của GPE - Bão Giáp Thìn 2024
Đương nhiên đây chỉ là đề nghị, nên rõ rệt với người dùng là chính bản thân không ăn cắc nào nhưng rất hãnh diện rằng công sức mình được người ta quý trọng.

(*) Theo chu kỳ Thiên Can Địa Chi là 60 năm lặp lại. 60 năm trước cũng năm Giáp Thìn cũng là trận bão rất lớn mà mấy cụ già bảo rằng nó sẽ lập lại 60 năm sau.
 
(*) Theo chu kỳ Thiên Can Địa Chi là 60 năm lặp lại. 60 năm trước cũng năm Giáp Thìn cũng là trận bão rất lớn mà mấy cụ già bảo rằng nó sẽ lập lại 60 năm sau.
Copilot:
Đúng vậy, vào năm Giáp Thìn 1904, một trận bão lớn đã đổ bộ vào miền Nam VN, gây ra thiệt hại nghiêm trọng [1,2].
Trận bão này được xem là một trong những cơn bão mạnh nhất từng xảy ra ở khu vực Nam Bộ, đặc biệt là ở các tỉnh như Gò Công, Định Tường (nay là Tiền Giang), và nhiều vùng phụ cận [2]. Thiệt hại về người và tài sản là rất lớn, với hàng ngàn người thiệt mạng và nhiều nhà cửa bị phá hủy [2,3].
Copilot:
Cơn bão năm 1964, còn được gọi là “Đại họa năm Thìn,” đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng ở miền Trung Việt Nam, đặc biệt là ở Quảng Nam [1].
Dưới đây là một số kết quả tai hại của cơn bão này:
  1. Thiệt hại về người: Trận lụt đã cướp đi sinh mạng của khoảng 6,000 người [1].
  2. Thiệt hại về tài sản: Nhiều làng mạc dọc theo sông Thu Bồn và Vu Gia gần như bị xóa sổ [1]. Phố cổ Hội An cũng chịu ảnh hưởng nặng nề [1].
  3. Ảnh hưởng lâu dài: Trận lụt này đã để lại những hậu quả lâu dài về kinh tế và xã hội cho khu vực, với nhiều người mất nhà cửa và tài sản [1].
 
Dù là những tỉnh và thành phố lớn như Quảng Ninh, Hải Phòng nhưng nhiều nơi gần đây mới có điện, thậm chí nhiều nơi ở Quảng Ninh khi cơn bão tàn phá hầu hết các cột điện bị phá hủy, khả năng 1 tháng nữa mới ... có điện. Lá rách đùm lá rách hơn vậy.
Hình ở dưới là cột điện 10Kv đã tiêu đời vì bão.

FB_IMG_1726754907895.jpg
 
Dù là những tỉnh và thành phố lớn như Quảng Ninh, Hải Phòng nhưng nhiều nơi gần đây mới có điện, thậm chí nhiều nơi ở Quảng Ninh khi cơn bão tàn phá hầu hết các cột điện bị phá hủy, khả năng 1 tháng nữa mới ... có điện. Lá rách đùm lá rách hơn vậy.
Hình ở dưới là cột điện 10Kv đã tiêu đời vì bão.

View attachment 304083

Viết hôm trước là hôm sau họ lấy ý tưởng lên báo luôn :)

 
Quê em cũng bị ngập do ảnh hưởng của bão số 3, mặc dù giờ nước sông đã rút về mức bình thường như trước nhưng những điểm ngoài đê đang bị tình trạng sạt lở. Sáng nay em đi làm qua bờ sông thấy mấy hộ dân ven sông đã bị sạt hết phần chuồng trại và sạt giáp vào móng nhà. Nhà 2 tầng mà giờ không dám ở nữa phải chuyển hết đồ đi sơ tán. Khổ thật ạ.
 
Tiếp tục ở Sơn La.

Bài đã được tự động gộp:

Nỗi lo Quảng Ngãi:


Nỗi khổ của người dân Nghệ An:

Bài đã được tự động gộp:

Nguy cơ cao ở Thanh Hóa:


Ở Quảng Bình:

 
Lần chỉnh sửa cuối:
Tiếp tục ở Sơn La.

Bài đã được tự động gộp:

Nỗi lo Quảng Ngãi:


Nỗi khổ của người dân Nghệ An:

Bài đã được tự động gộp:

Nguy cơ cao ở Thanh Hóa:

Nghệ an mấy hôm nay mưa liên tục (gần như không dứt, lúc thì ầm ầm mưa to, lúc thì tí tách) và mưa trên diện rộng làm các quả đồi núi dễ ứ nước. Đồng thời, các hồ đập (kể cả Thủy điện và thủy lợi) đều có nhu cầu xả nước để đảm bảo an toàn dẫn đến mực nước sông dâng cao. Do vậy nguy cơ sạt, lở núi, sạt kè sông, kè đường, lũ ống lũ quét, ngập lụt .... rất cao.
 
Nghệ an mấy hôm nay mưa liên tục (gần như không dứt, lúc thì ầm ầm mưa to, lúc thì tí tách) và mưa trên diện rộng làm các quả đồi núi dễ ứ nước. Đồng thời, các hồ đập (kể cả Thủy điện và thủy lợi) đều có nhu cầu xả nước để đảm bảo an toàn dẫn đến mực nước sông dâng cao. Do vậy nguy cơ sạt, lở núi, sạt kè sông, kè đường, lũ ống lũ quét, ngập lụt .... rất cao.

Tin nóng sốt đây anh:

 
Tin nóng sốt đây anh:

Theo dõi trên báo chí, truyền thông thì chuyện ngập lụt ở các thành phố có lẽ gần như "chuyện thường ngày ở huyện" rồi, Những khu vực, tuyến phố trước đây chưa bao giờ ngập lụt thì nay cũng bị ngập sâu. Nguyên nhân ở đâu thì ta không bàn mà chỉ thấy điều đáng lo ngại lúc này là những nguy cơ sạt, lở núi, sạt kè sông, kè đường, lũ ống lũ quét, ngập lụt ....(như Yên bái, Tuyên quang,... vừa rồi ) rất dễ trở thành hiện thực. Trước đây đã có Rào trăng, giờ có làng Nủ, và rồi đây là....không dám nghĩ đến. Lúc ấy lại tiếp tục là thảm họa thiên tai, vùng thảm họa trước nỗ lực cứu trợ chưa xong, chưa kịp tái thiết lại cuộc sống cho người dân, thì giờ toàn xã hội lại lại phải gồm mình lên chống chọi, rồi lại ồ ạt vào cứu trợ...
 
Một số ngành trong lĩnh vực xây dựng đào tạo coi nhẹ tai biến địa chất, thậm chí yêu cầu bỏ qua môn học liên quan tới địa chất?! Đến là lạ cho đất nước này!

 
Lần chỉnh sửa cuối:
Với tôi thì Không bàn ở đấy vì:
- Không đủ cái nhìn tổng thể và kiến thức phân tích về khí hậu, thời tiết, địa lý, địa chất, thủy văn, quy hoạch, tác động của con người với thiên nhiên,....nói chung là cả tác động của thiên nhiên và tác động của con người.

Vấn đề trượt nó rất phức tạp, là tổ hợp tác động của nhiều yếu tố. Nó như quả bom ý, nổ bất cứ lúc nào nếu đủ cơ hội. Em đồng ý với ý kiến của bác. Ngoài lý do từ tự nhiên thì về con người thì em có ý kiến sau:
1. Chặt phá rừng làm mất đi lá chắn thượng nguồn, giảm mật độ thảm thực vật bảo vệ bề mặt đất, giảm mối liên kết giữa cây và đất. Từ đó nước lũ nhanh chóng hội tụ khiến dòng nước ác liệt hơn.
2. Xây dựng thủy điện bừa bãi thiếu quy hoạch và đánh giá tác động tới môi trường. Việc xả lũ đồng loạt nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng...
3. Tăng độ dốc mái dốc do xây dựng công trình, giao thông.
Ông bạn GS Đức hướng dẫn TS là học cùng đây, còn em chả mê khoa học lắm :)
 

File đính kèm

  • Screenshots_2024-09-23-17-30-57.png
    Screenshots_2024-09-23-17-30-57.png
    143 KB · Đọc: 9
Mình thì cho rằng, trước bất kỳ sự việc nào diễn ra ta nên tìm ra nguyên nhân, hay thảo luận với mọi người tìm ra cốt lỏi vấn đề;
Để chúng ta sẽ tiếp cận với sự thật;
Để không bị các thế lực khác ngỏ hầu mị dân, bóp méo hay nắn uốn theo ý muốn chủ quan của họ.
Tất nhiên chúng ta không đủ kiến thức, nhưng có thảo luận với mọi người, chúng ta sẽ có cái nhìn chính xác hơn, nhiều ngóc ngách hơn,. . .
& điều đó chủ yếu vì lợi ích của bản thân ta mà thôi, cho những lần sau!
Tóm lại, chẳng qua là dịp rèn luyện tư duy cá nhân thôi
. . . .

+
Gửi Anh @SA-DQ
Thực ra tôi cũng đã viết bài trả lời Anh và nói nên quan điểm của bản thân về nguyên nhân, phân tích yếu tố thời tiết khí hậu, địa lý, .... và những yếu tố mang tính con người gây ra, xong đã lại xóa đi bởi.
1/ Như dã nói là không đủ kiến thức và cái nhìn tổng quát.
2/ Xét theo góc độ chủ quan của cá nhân, tôi thấy diễn đàn này chủ yếu là người đi hỏi bài và người trả bài (chứ người học bài thì cũng .....). Nên có mong muốn có nhiều người cùng thảo luận để đi tìm đi đến kết luận cuối cùng chắc hẳn là cũng không được mấy ai quan tâm. Đến 1 lời cảm ơn sau khi được trợ giúp nhiều khi cũng là điều sa xỉ đối với 1 số người đã được trợ giúp nữa là. Hay lời kêu gọi chung tay giảm nhẹ nỗi đau YAGI của Anh @PhanTuHuong ấy cũng được mấy ai đọc và hưởng ứng, kể cả những người được kêu gọi trực tiếp sau khi đã nhận được đáp án, và rất rất nhiều người (người được trợ giúp đến tần cùng của vấn đề, người bán được sản phẩm do đăng bài nhưng khéo léo ẩn giấu quảng cáo trong đó,...), nhiều công ty (thông qua quảng cáo, ....) được hưởng lợi từ diễn đàn cũng lặng thinh,....
Tôi đã có lần nói đến căn bệnh VÔ CẢM , thái độ vô ơn và tính ích kỷ của 1 bộ phận không nhỏ các tầng lớp người ngoài xã hội đã là mảnh đất màu mỡ cho bệnh này phát triển. Sự thờ ơ lạnh nhạt với nỗi đau của đồng loại nói riêng và nhiều vấn đề của xã hội, của đất nước nói chung, và cũng chính "nhờ" những người "không dại gì" đó mà căn bệnh vô cảm càng được thể truyền nhiễm, lây lan. (tôi có bài văn của 1 học sinh (không biết trường nào lớp mấy -Đoán là lớp 9-10 1 trường của Hà nội) nhưng dài quá (gần 2 trang) nên không đăng- bởi nếu có đăng lên chắc gì đã có ai đọc, ai xem.
3/ Vẫn biết là thông qua thảo luận, nhiều điều chưa biết, còn uẩn khúc nay được khơi thông, khai sáng (như anh nói là có lợi cho mình-có thêm được kiến thức - tất sẽ không để bị ai dắt mũi, hay lợi dụng mình để chống phá, hay mượn tay mình để làm hại người khác, hay dù có bị chụp mũ cũng có kiến thức để phản bác, để bảo vệ mình).
Xong thiết nghĩ diễn đàn thiên về chuyên môn học thuật này thì thảo luận về nguyên nhân những thảm họa thiên tai nó có gì đó chưa phù hợp.
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom