Bài học từ cuộc sống: Mỗi ngày là một bài học! (1 người xem)

Liên hệ QC

Người dùng đang xem chủ đề này

Lòng tốt!

Ăn rau không chú ơi?

Một giọng khàn khàn, run run làm gã giật mình. Trước mắt gã, một bà cụ già yếu, lưng còng cố ngước lên nhìn gã, bên cạnh là mẹt rau chỉ có vài mớ rau muống xấu mà có lẽ có cho cũng không ai thèm lấy.

- Ăn hộ tôi mớ rau...!

Giọng bà cụ vẫn khẩn khoản. Bà cụ nhìn gã ánh mắt gần như van lơn. Gã cụp mắt, rồi liếc xuống nhìn lại bộ đồ công sở đang khoác trên người, vừa mới buổi sáng sớm. Bần thần một lát rồi gã chợt quay đi, đáp nhanh: Dạ cháu không bà ạ! Gã nhấn ga phóng nhanh như kẻ chạy trốn. Gã chợt cảm thấy có lỗi, nhưng rồi cái cảm giác ấy gã quên rất nhanh. "Mình thương người thì ai thương mình" - cái suy nghĩ ích kỷ ấy lại nhen lên trong đầu gã.

bacu218319.jpg

Ảnh chỉ mang tính minh họa.

- Ăn hộ tôi mớ rau cô ơi! Tiếng bà cụ yếu ớt.
- Rau thế này mà bán cho người ăn à? Bà mang về mà cho lợn!
Tiếng chan chát của một cô gái đáp lại lời bà cụ.
Gã ngoái lại, một cô gái cũng tầm tuổi gã. Cau mày đợi cô gái đi khuất, gã đi đến nói với bà:
- Rau này bà bán bao nhiêu?
- Hai nghìn một mớ - Bà cụ mừng rỡ.
Gã rút tờ mười nghìn đưa cho bà cụ.
- Sao chú mua nhiều thế?
- Con mua cho cả bạn con. Bây giờ con phải đi làm, bà cho con gửi đến chiều con về qua con lấy!

Rồi gã cũng nhấn ga lao vút đi như sợ sệt ai nhìn thấy hành động vừa rồi của gã. Nhưng lần này có khác, gã cảm thấy vui vui.

Chiều hôm ấy mưa to, mưa xối xả. Gã đứng trong phòng làm việc ngắm nhìn những hạt mưa lăn qua ô cửa kính và theo đuổi nhưng suy nghĩ mông lung. Gã thích ngắm mưa, gã thích ngắm những tia chớp xé ngang trời, gã thích thả trí tưởng tượng theo những hình thù kỳ quái ấy. Chợt gã nhìn xuống hàng cây đang oằn mình trong gió, gã nghĩ đến những phận người, gã nghĩ đến bà cụ...

-Nghỉ thế đủ rồi đấy!

Giọng người trưởng phòng làm gián đoạn dòng suy tưởng của gã. Gã ngồi xuống, dán mắt vào màn hình máy tính, gã bắt đầu di chuột và quên hẳn bà cụ.

Mấy tuần liền gã không thấy bà cụ, gã cũng không để ý lắm. Gã đang bận với những bản thiết kế chưa hoàn thiện, gã đang cuống cuồng lo công trình của gã chậm tiến độ. Gã quên hẳn bà cụ.

Chiều chủ nhật gã xách xe máy chạy loanh quanh, gã vẫn thường làm như vậy và có lẽ gã cũng thích thế.
Gã ghé qua quán trà đá ven đường, nơi có mấy bà rỗi việc đang buôn chuyện.

Chưa kịp châm điếu thuốc, gã chợt giật mình bởi giọng oang oang của một bà béo:
- Bà bán rau chết rồi.
- Bà cụ hay đi qua đây hả chị? - chị bán nước khẽ hỏi.
- Tội nghiệp bà cụ! một giọng người đàn bà khác.
- Cách đây mấy tuần bà cụ giở chứng cứ ngồi dưới mưa bên mấy mớ rau. Có người thấy thương hỏi mua giúp nhưng nhất quyết không bán, rồi nghe đâu bà cụ bị cảm lạnh.

Nghe đến đây mắt gã chợt nhòa đi, điếu thuốc chợt rơi khỏi môi.

Bên tai gã vẫn ù ù giọng người đàn bà béo kia. Gã không ngờ...!

(Bài này của tác giả Bông hồng thứ bảy trên ngoisao.net)​
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Chuyện 2 người ăn cắp cừu

Tại một vùng nông thôn nước Mỹ, có hai anh em nhà kia vì quá đói kém, bần cùng đã rủ nhau đi ăn cắp cừu của nông dân trong vùng. Không may hai anh em bị bắt. Dân trong làng đưa ra một hình phạt là khắc lên trán tội nhân hai mẫu tự “ST”, có nghĩa là quân trộm cắp (viết tắt từ chữ stealer).

Không chịu nổi sự nhục nhã này, người anh đã trốn sang một vùng khác sinh sống hòng chôn chặt dĩ vãng. Thế nhưng anh chẳng bao giờ quên được nỗi nhục nhã mỗi khi ai đó hỏi anh về ý nghĩa hai chữ “ST” đáng nguyền rủa này.

Còn người em, anh tự nói với bản thân mình: “Tôi không thể từ bỏ sự tin cẩn của những người xung quanh và của chính tôi”. Thế là anh tiếp tục ở lại xứ sở của mình. Chẳng mấy chốc anh đã xây dựng cho mình một sự nghiệp cũng như tiếng thơm là một người nhân hậu. Anh sẵn sàng giúp đỡ người khác với tất cả những gì mình có thể. Tuy nhiên, cho dẫu thời gian có qua đi, hai mẫu tự “ST” vẫn còn in dấu trên vầng trán anh.


Ngày kia, có một người lạ mặt hỏi một cụ già trong làng về ý nghĩa hai mẫu tự này. Cụ già suy nghĩ một hồi rồi trả lời: “Tôi không biết rõ lai lịch của hai chữ viết tắt ấy, nhưng cứ nhìn vào cuộc sống của anh ta, tôi đoán hai chữ đó có nghĩa là người thánh thiện (saint)”.
 
Tấm lòng vàng của chàng trai

Một buổi sáng,tại khu Brooklyn cảu thành phố New York, có một cụ già ngã quỵ bên vệ đường bất tỉnh nhân sự. Cụ được đưa ngay vào bệnh viện cấp cứu. Khi hồi tỉnh, biết mình không sống đựơc bao lâu nữa, cụ tha thiết mong được gặp mặt người con trai đọ nhất là lính thuỷ, hiện đang đóng quân tại North Caronila.

Cô y tá trực tiếp chăm sóc cho cụ già vội điện thoại ngay cho hội Chữ Thập Đỏ ở Brooklyn. Hội này đánh điện tín khẩn cho đơn vị hải quân ở North Caronila. Đơn vị này liền cho một chiếc phi cơ tốc hành mang chàng trai về cho kịp gặp mặt ngừơi cha trứơc phút lâm chung.

Về đến bệnh viện, chàng trai đựơc cô y tá đưa ngay đến giường cụ già. Chàng xúc động quá, nhìn sững người bệnh mà không nói nên lời. Cô y tá lay nhẹ đánh thức cụ già và báo tin con trai cụ đã về. Thế nhưng cụ già mắt đã gần như lòa, chỉ còn biết đưa bàn tay phải run run nắm lấy cố gắng xiết nhẹ bàn tay cứng cáp của chàng thanh niên một cách thiểt tha. Những cảm nhận yêu thương chan chứa như truyền từ tay chàng trai qua cụ già, một bên là lòng hiếu thảo thủy chung, một bên là tình phụ tử đậm đà huyết nhục. Không còn nói được, dù là thì thào, cụ già mãn nguyện nằm yên, hai mắt nhắm nghiền như cố gắng sống thoi thóp càng lâu càng tốt bên cạnh người con yêu dấu.

Cứ thế, chàng trai vốn đã quá căng thẳng tinh thần và mệt mỏi thể xác sau chuyến đi dài vội vã, lại chưa kịp ăn uống chút gì lót dạ, anh vẫn cố guợng ngồi đó qua suốt cả một đêm dài dằng dặc của bệnh viện, tay vẫn nắm chặt lấy bàn tay cụ già đáng thương…..

Trời tảng sáng, chàng trai mới đặt bàn tay cụ già xuống và đi báo tin cho cô y tá biết là cụ già đã qua đời. Sau khi đã làm các thủ tục bệnh viện dành cho ngừơi chết, cô y tá trở về phòng trực, lòng xót xa thay cho chàng trai hiếu thảo. Cô pha một tách cafe và dọn phần bánh mì nhỏ bé của mình đem ra cho chàng trai lúc nãy đã lả đi vì mệt và đói. Cô ngỏ lời chia buồn, nhưng chàng trai ngắt lời cô với một câu hỏi hoàn toàn bất ngờ: “Cô ơi, cụ già ấy là ai vậy ?” Quá sửng sốt, cô y tá buột miệng hỏi lại: “Ơ hay, thế chẳng phải đó là thân sinh của anh đó sao ?”. Anh lính thủy chậm rãi trả lời: “Không cô ạ, tôi chưa bao giờ biết cụ là ai !”. Cô y tá càng ngạc nhiên: “Thế tại sao anh lại không nói gì khi tôi dắt anh đến gặp cụ”.

Đến đây chàng trai trầm ngâm trong giây lát rồi mới từ từ thuật lại đầu đuôi sự thể: “Tôi cũng còn một người cha đã già yếu, khi nghe đơn vị báo, tôi lên đường về ngay, lòng vẫn nơm nớp lo sợ không biết còn kịp nhìn mặt bố mình. Thế nhưng khi về đến đây, đến bên giường bệnh, nhìn cụ già là tôi biết ngay người ta đã lầm tôi với một người lính nào khác là con trai thật của cụ. Trong giờ phút nguy kịch ấy, tôi biết sẽ không thể nào lại đi tìm cho ra đúng con trai của cụ về cho kịp nữa. Chúng ta không nên bắt cụ phải thất vọng và mòn mỏi chờ đợi thêm một lần nữa, cụ xẽ chết mà không xuôi tay nhắm mắt. Cụ may là cụ đã quá già yếu, không nhìn không nghe được rõ nữa, tôi đành phải đóng vai con trai cụ để nói những lời an ủi. Và hình như cụ đã tin thật rằng con trai mình đã về thật, đang ở bên mình thật, để cụ có thể mãn nguyện lìa đời……”

Mãi mấy ngày sau, người ta mới tìm được người con ruột của cụ về đưa đám tang. Thì ra anh ta cũng đang đóng quân tại quận North Caronila, lại trùng tên với anh chàng thanh niên có tấm lòng quý báu hơn vàng kia……..

 
Hai cây lúa


Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy.

Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm:

“ Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ.” Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó.

Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.

Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì- nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới...

Đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn để cố giữ sự nguyên vẹn vô nghĩa của bản thân mà hãy can đảm bước đi, âm thầm chịu nát tan để góp cho cánh đồng cuộc đời một cây lúa nhỏ - đó là sự chọn lựa của hạt giống thứ hai.

Tôi hy vọng đó cũng sẽ là sự lựa chọn của bạn và tôi khi đứng trước cánh đồng cuộc đời bao la này...
 
Cám ơn tất cả các bạn đã quan tâm đến chủ đề này và đây là ...
Câu chuyện thứ hai mươi lăm:
Các bài học từ cuộc sống

Bài học 1:

Thấy Quạ ngồi trên cây cả ngày mà không làm gì, Thỏ con hỏi:

- Tôi có thể ngồi cả ngày mà không làm gì như anh không?
- Tất nhiên, tại sao lại không? - Quạ nói.

Vậy là Thỏ con ngồi dưới đất nghỉ ngơi. Bỗng nhiên, Cáo già xuất hiện, vồ lấy Thỏ và ăn thịt.

Bài học rút ra: Để được ngồi không, bạn phải ngồi ở vị trí cao, rất cao.

Bài học 2:

Gà tây nói với Bò tót:

- Tôi muốn nhảy lên ngọn cây kia nhưng tôi không đủ sức.

- Vậy thì rỉa phân tôi đi. - Bò tót khuyên.

Gà tây mổ phân của Bò tót và thấy thực sự đủ sức để nhảy lên cành cây thứ nhất. Ngày tiếp theo, sau khi ăn một ít phân bò, Gà tây nhảy được đến cành cây thứ hai. Cứ thế đến nửa tháng sau, Gà tây đã lên tới ngọn cây. Không lâu sau đó, Gà tây bị một bác nông dân bắn rơi.

Bài học rút ra: Sự ngu ngốc có thể đưa bạn lên đỉnh cao nhưng không thể giữ bạn ở đó mãi.

Bài học 3:

Chim non đang bay về phía nam để tránh rét thì bị đông cứng và rơi xuống một cánh đồng. Trong khi nó đang nằm đó thì Bò cái tới và phóng uế lên người nó. Trong lúc bị đông cứng vì rét, bãi phân bò lại làm cho Chim non thấy ấm lên và tỉnh lại. Nó cất tiếng hót vì sung sướng thì một chú mèo đi qua nghe thấy. Mèo tìm đến bãi phân bò, lôi Chim non ra rồi ăn thịt.

Bài học rút ra:

1) Không phải bất cứ ai vây bẩn lên bạn cũng đều là kẻ thù.
2) Không phải bất cứ ai kéo bạn ra khỏi chốn bẩn thỉu cũng đều là bạn.
3) Khi bạn đang ở sâu trong chốn bẩn thỉu, hãy im lặng.
Chơi với bạn không có nghĩa là cứ phải bênh vực bạn ngay cả khi sai.
Giúp bạn đứng dậy chứ không phải đẩy bạn tới những thói hư.
Sống thì nên biết giữ mình chứ không phải sống là để thể hiện mình.
Còn nếu muốn thì hãy thể hiện bằng bản lĩnh. Chứ đừng bằng hội hè...
Nhiều người muốn trầm không được, mấy giờ rồi còn thích nổi bọt lăn tăn...


Sưu tầm
 
Lời nói dối chân thật

Trong câu chuyện nhỏ này, lời nói dối lại là cách ứng xử làm mọi người hài lòng. Đó là kinh nghiệm cuộc sống mà đôi khi chúng ta phải trải qua.Tôi đang ở trong bếp giúp mẹ pha trà thì nghe thấy tiếng vỡ loảng xoảng từ phòng khách. Biết chắc điều gì đã xảy ra, tôi chạy về phía phòng khách nơi những người khách đang ở đó, nhưng mẹ đã ngăn tôi lại.- Gượm đã con gái - Mẹ tôi nói - Con hãy đi vào phòng khách và xem như thể chưa có chuyện gì xảy ra. Nhớ đừng tỏ ra là con đang buồn và giận họ con nhé.- Nhưng mẹ ơi, làm sao con có thể xem như thể chưa có chuyện gì xảy ra được? Mẹ cũng biết rõ chuyện gì đang xảy ra ở đó. Chiếc bình cổ của gia đình mình đã bị họ đánh vỡ mà. Mẹ thấy đúng không - và điều đó đối với con thật là tồi tệ.Mẹ tôi mỉm cười tỏ ý tán thành:- Mẹ biết con nói không sai. Chiếc bình quý có tuổi hơn 200 năm của gia đình ta giờ đã vỡ rồi. Nhưng chúng ta không thể để cho những người khách đó biết là chiếc bình đáng giá thế nào con ạ.Nói xong, mẹ tôi bê khay trà vào phòng khách. Chiếc bình cổ vô giá giờ chỉ còn là những mảnh vụn nằm vung vãi trên sàn nhà. Và đứng cạnh đấy là một cậu bé 4 tuổi, con trai bà khách. Sự kinh hãi lộ rõ trên khuôn mặt mẹ của đứa nhỏ. Còn cậu nhóc vì sợ quá nên òa khóc.- Tôi... Tôi... Tôi không hiểu sao... - Bà khách cố giải thích.- Được rồi, chị không có gì phải lo lắng cả. Đó chỉ là một chiếc bình cũ thôi mà. Nó chẳng đáng giá gì - Mẹ tôi giải thích nhằm làm an lòng khách.- Nhưng chiếc bình đã rơi xuống khỏi giá sách, bà khách nói với mẹ tôi.- Ồ, chị đừng bận tâm vì điều đó. Chuyện cũng chẳng có gì to tát cả mà. Mời chị lại uống trà và cả cháu nữa. Đây là kẹo cô cho cháu.Sau khi những người khách đã ra về, tôi mới dám hỏi mẹ:- Tại sao mẹ phải nói là chiếc bình chẳng đáng giá gì? Mẹ biết rõ chiếc bình đó quý giá thế nào đối với gia đình ta mà.- Thế mẹ có thể nói cách nào khác được chăng? Liệu mẹ có thể nói chiếc bình đó vô giá thế nào à? Và rằng cậu bé đã làm vỡ vật quý báu nhất của gia đình mình sao? Mẹ có nên nói như thế không nào, con gái?- Nhưng đó là sự thật và chúng ta chỉ nói đúng sự thật mà mẹ - Tôi trả lời.- Con à, nhưng không phải lúc nào ta cũng phải luôn nói sự thật - Mẹ giải thích cho tôi rõ - Có khi ta không cần thiết phải nói đúng sự thật. Đôi lúc, biết giấu đi cảm xúc thật của mình lại là cách cư xử hay nhất đó con.
 
4 mùa

Một người cha có 4 người con trai. Ông muốn dạy các con mình không nên đánh giá mọi việc quá vội vàng nên đã bảo lần lượt từng người trong số họ đến thăm một cây lê ở rất xa.Người con cả ra đi vào mùa đông, người con thứ hai đi vào mùa xuân, người con thứ ba vào mùa hè và người con út vào mùa thu.Khi những người con quay về, ông đã gọi tất cả lại và yêu cầu họ tả lại những gì họ nhìn thấy.Người con cả nói rằng cây lê đó xấu xí, khô cằn.Người con thứ hai không đồng ý và nói nó có có rất nhiều chồi lộc và đầy hứa hẹn.Người con thứ ba thì nói cây lê đó hoa lá sum sê, mùi hương ngọt ngào và trông rất đẹp. Đó là cây lê đẹp nhất mà anh từng thấy.Người con út không đồng ý với 3 người anh. Anh nói rằng cây lê đó trĩu nặng trái chín.Nghe xong, người cha giải thích cho các con rằng tất cả họ đều đúng bởi họ đã nhìn thấy cây lê vào những mùa khác nhau. Tuy nhiên, những gì họ nhìn thấy chỉ là một mùa trong đời cây lê.Ông bảo rằng họ không thể đánh giá một cái cây, hay một con người chỉ qua một mùa hay một giai đoạn và rằng bản chất của con người cũng như những niềm vui và tình yêu trong cuộc sống chỉ có thể được đánh giá vào giai đoạn cuối khi tất cả các mùa đã đi qua.Nếu bạn quyết định bỏ cuộc khi mùa đông đến, bạn sẽ bỏ lỡ những hứa hẹn của mùa xuân, vẻ đẹp của mùa hè và sự thu hoạch của mùa thu.Bài học:Đừng để nỗi đau của một mùa phá hủy niềm vui của các mùa còn lại.Đừng đánh giá cuộc sống chỉ thông qua một giai đoạn khó khăn. Hãy kiên trì vượt qua giai đoạn khó khăn, chắc chắn những điều tốt đẹp hơn đang chờ bạn phía trước.
 
Thói quen mới


Một người thích chơi các loài cá cảnh. Lần nọ, anh đi nghỉ ở biển và tìm mua được một con cá ngũ sắc tuyệt đẹp.Anh mang cá về nhà và chăm sóc nó rất công phu.

Vốn là một người chuyên nuôi dạy các loài vật nên anh lên một chương trình tập luyện cho con cá của mình.Tuần lễ đầu tiên anh nuôi cá trong hồ chứa toàn nước biển. Tuần tiếp theo anh thêm một ít nước ngọt.


Cứ như thế, vài tháng sau con cá đã sống thoải mái trong hồ nước ngọt và vui mừng với những thức ăn nước ngọt. Con cá lớn dần.Giai đoạn hai của công việc “huấn luyện” còn kỳ công hơn nữa. Anh trộn một phần bùn vào nước và tăng dần lượng bùn theo thời gian. Lâu dần, con cá chỉ còn di chuyển trong một hồ chứa bùn sền sệt. Một năm sau, bùn được thay hẳn bằng đất và con cá nằm trên hồ đất đớp mồi như một con chuột nhỏ.

Anh chủ cá chưa hài lòng với điều đó. Anh xỏ dây vào mang cá và tập cho nó đi trên mặt đất. Mấy tháng sau nữa, đi đâu anh cũng dắt con cá theo mình. Khi con cá đã quen dần, anh cắt dây. Con cá lách tách nhảy theo chủ như một con chó nhỏ trung thành.Một hôm, con cá theo chủ đi thăm viếng bạn bè của anh ta. Khi trở về nhà trời đổ mưa to. Con cá ráng sức chạy lạch đạch phía sau chủ mình…


Lúc tìm được một chỗ trú mưa, người chủ sực nhớ đến con cá của mình nhưng không thấy nó đâu nữa. Anh ta quay lại quãng đường ban nãy để tìm con cá. Anh thấy nó nằm chết trong một ổ gà trên đường đọng nước mưa tràn trề. Nó chết đuối vì không biết bơi!Cũng chỉ vì những thói quen mới…
 
Câu chuyện thứ hai mươi sáu:
Những bài học từ cuộc sống

Những đứa trẻ sống giữa những người phê phán thì học thói hay lên án.
Những đứa trẻ sống trong bầu không khí thù địch thì hay đánh nhau.
Những đứa trẻ sống trong sự hãi hùng thì học được thói sợ sệt.
Những đứa trẻ sống trong cảnh đau xót thì học được sự đồng cảm.
Những đứa trẻ sống trong không khí đố kỵ thì học được thế nào là tham vọng.
Những đứa trẻ sống trong bầu không khí khoan dung thì học được sự nhẫn nại.
Những đứa trẻ sống giữa những nguồn động viên thì học được lòng tin.
Những đứa trẻ sống giữa những lời khen tặng đúng lúc thì học được cách đánh giá cao những gì bao quanh chúng.
Những đứa trẻ sống trong niềm tự hào thì học cách phấn đấu.
Những đứa trẻ sống trong sự trung thực và sự công minh thì học được chân lý và lẽ công bằng.
Những đứa trẻ sống trong hạnh phúc thì học được rằng thế giới này là một nơi tốt đẹp để sống.
 
Lòng người là giấy


'Lòng người ta là giấy, chứ không phải vàng đá'.
Là giấy nhưng sao người ta cứ nghĩ là vàng để đem đi thử lửa? Đến lúc cháy mất rồi lại thất vọng lòng dạ bạc đen? Sao ta không hiểu rằng, bởi là giấy, nên cái cần và nên làm là chúng ta phải nâng niu, giữ gìn cho nhau để tránh khỏi nắng mưa của cuộc đời?
Tôi muốn được kể một câu chuyện:
Chuyện xưa kể rằng, có một đạo sĩ nổi tiếng thần thông, trong một lần ngao du sơn thuỷ, thấy một phụ nữ đang quỳ bên một ngôi mộ mới, vừa khóc vừa quạt. Lấy làm lạ, đạo sĩ đến hỏi sự tình. Mới hay rằng, người dưới mộ là người chồng vừa khuất của thiếu phụ.
Ngán thay, trước khi chết có trăn trối lại rằng đến khi mộ khô thì người vợ trẻ hãy tái giá. Người thiếu phụ vì thế mới ở đây, quạt cho mộ nhanh khô. Người đạo sĩ động lòng, mới hoá phép giúp cho thiếu phụ, ngôi mộ thoắt cái đã khô như những ngôi mộ cũ. Người thiếu phụ vui vẻ cảm ơn đạo sĩ để về nhà, nơi người tình mới của mình mong đợi.

Người đạo sĩ về nhà, đem chuyện kể với vợ của mình. Vợ của đạo sĩ chê cười người đàn bà kia thật bạc tình. Được một thời gian, bỗng dưng người đạo sĩ mắc phải bạo bệnh, liệt giường và tạ thế. Trước khi nhắm mắt mới trăng trối lại rằng hãy giữ quan tài đủ bảy bảy bốn chín ngày rồi hãy an táng. Người vợ khóc vâng lời.
Một ngày kia, có một người xưng là học trò đến xin ở lại chịu tang người đạo sĩ. Dung mạo người học trò thật khôi ngô tuấn tú. Thế rồi, chỉ ba ngày sau, người vợ đạo sĩ đã ăn nằm với người học trò.
Được bảy ngày sau, người học trò lăn ra ốm. Bệnh ngày một nặng. Mới nói với người vợ đạo sĩ rằng, ta mắc phải bạo bệnh, chỉ có ăn óc người mới khỏi được. Người vợ liền lấy vồ, bật nắp quan tài định đập vỡ đầu xác chết để lấy óc cho nhân tình ăn.
Nào ngờ, vừa bật nắp quan tài thì vị đạo sĩ tỉnh lại. Người thiếu phụ quay lại thì chàng trai trẻ đã biến mất tự khi nào. Mới hay, đó là do phép thuật phân thân của người đạo sĩ cao tay. Người vợ xấu hổ quá, mới tự tử mà chết.
Người đạo sĩ đó là Trang Chu (còn gọi là Trang Tử), cũng là một hiền triết của phương Đông chúng ta. Câu chuyện đó, câu chuyện "vợ thầy Trang Chu" lưu truyền gần hai nghìn năm để chê cười cái gọi là "lòng dạ đàn bà".
Ngày nay, lại có chuyện anh đảng viên nọ sau khi "hoàn thành kế hoạch" (hai con), mới giấu vợ đi đình sản. Người vợ thì lại muốn sinh thêm con cho vui cửa vui nhà nên "tích cực cố gắng" mà mãi không thấy "kết quả". Người chồng vẫn giấu vợ, thậm chí bởi vì cái khoản đình sản kia không ảnh hưởng đến khả năng đàn ông của anh, nên anh lại còn làm ra vẻ hăng hái "phụ giúp" vợ mình.
Thế rồi, một hôm người vợ vui vẻ thông báo những "nỗ lực cố gắng" của hai vợ chồng đã có "kết quả tốt đẹp", cô đã có thai ba tháng. Choáng váng, nhưng người chồng giấu đi để đi "kiểm định lại". Kết quả biểu đồ của anh là 0%. Cuộc tiểu phẫu đình sản đã thành công tốt đẹp.
Ấy, cái câu chuyện thời nay cũng đang nói đến cái lòng dạ con người...
Lại có người lấy email giả, để chính mình chat và "thử lòng" người chồng mà mình hết mực thương yêu. Để đến khi anh ta trở nên lạnh nhạt tình cảm vì cho rằng người vợ thiếu tin tưởng tình yêu của mình. Rồi lấy bạn gái của mình để thử chồng, và rước đau khổ vào mình khi người chồng chẳng "trước sau như một".
Còn bao nhiêu câu chuyện trớ trêu nữa mới đủ để chúng ta hiểu rằng, lòng người ta là giấy, chứ nào đâu phải vàng đá... Vì là giấy, nên sao ta cứ nghĩ là vàng để đem đi thử lửa? Đến lúc cháy mất rồi lại thất vọng lòng dạ bạc đen? Sao ta không hiểu rằng, bởi là giấy, nên cái cần và nên làm là chúng ta phải nâng niu, giữ gìn cho nhau để tránh khỏi nắng mưa của cuộc đời?
Sao ta không hiểu rằng, bởi là giấy nên đẹp xấu là do ta vẽ nên, tốt lành là do ta viết nên mà thù hận cũng là ta đặt bút. Sao ta không viết lời hay, vẽ lấy bức tranh yên bình để xây dựng, gìn giữ cái hạnh phúc mong manh của gia đình?
Tôi chẳng cho cách làm của thầy Trang Chu là hay, tôi chẳng cho người đảng viên kia là không có lỗi. Tôi cũng chẳng ủng hộ việc thử lòng của các chị thời nay với email và các phương tiện khác. Thời gian thì trôi đi, nhưng lòng người thì vẫn vậy thôi, vẫn là giấy. Mà đá cũng mòn, vàng cũng phai, huống hồ là giấy...
Người ta, cùng là một người, sao có lúc nhân từ đáng yêu, lại có lúc cay nghiệt thế? Ấy bởi ai cũng có hai mặt tốt xấu trắng đen lẫn lộn.
Là những người thề non hẹn biển với nhau, cam kết gắn bó với nhau để xây dựng tổ ấm của mình, tôi thiết nghĩ việc nên làm là mang cái mặt tốt ra để đối đãi với nhau. Lấy mặt trắng mà đối đãi với nhau (phu phụ tương kính như tân - vợ chồng kính nhau như khi còn mới). Đó mới là cái kế vạn toàn. Chứ nếu cứ mang cái mặt trái để đối đãi với nhau, mang cái xấu để dành cho nhau, như thế thì đồng sàng mà dị mộng, người hiền lành mà đối xử với nhau như trộm cướp. Cái đó gần với sự tan vỡ lắm.
Ai ơi, nếu còn thương nhau, chớ có thử lòng nhau. Và hãy hiểu, lòng con người là giấy. Ai không động lòng trước một cử chỉ ân cần? Ai vô cảm bởi một lời khen? Ai vắng nhau lâu ngày mà không hề ham muốn? Chẳng phải lòng mình cũng vậy ư?
Vậy nên, nâng niu bao nhiêu vẫn chưa đủ. Một chút nghi kỵ đã là thừa
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom