Vẫn từ loạt truyện về bác miền núi.

Liên hệ QC

batman1

Thành viên gạo cội
Tham gia
8/9/14
Bài viết
5,774
Được thích
9,764
Bài 1.

Bác miền núi và ông hàng xóm đang đứng trên bờ sông và muốn qua sông. Sông rất sâu mà không ai biết bơi. Chỉ có 1 con thuyền nhỏ chỉ đủ cho một người. Nhưng rồi cả hai người đều qua được sông. Họ đã làm thế nào?

Bài 2.

Bác miền núi viết một số có 10 chữ số mà mỗi chữ số chỉ xuất hiện 1 lần 3749201568. Cũng chả biết có phải là mật khẩu két sắt hay không. Số này có đặc điểm gì?

Bài 3.

Khi nhân một số tự nhiên n với 4 và với 5 ta nhận được 2 tích có số chữ số lần lượt là p và q. Biết rằng p + q = 9, và trong 2 tích xuất hiện tất cả các chữ số từ 1 tới 9, hãy tìm n.
 
Bài 2.

Bác miền núi viết một số có 10 chữ số mà mỗi chữ số chỉ xuất hiện 1 lần 3749201568. Cũng chả biết có phải là mật khẩu két sắt hay không. Số này có đặc điểm gì?
Theo tôi biết thì lão miền núi có trí nhớ khá kém. Số két sắt lão ta giao cho vợ.
Nếu lão ta viết 10 chữ số ra thì chắc con gà mái ghẹ vừa xuống ổ. Lão đếm gà con.

Số này có đặc điểm gì?
Nó có 10 chữ số mà mỗi chữ số chỉ xuất hiện 1 lần.


Đối với lão miền núi thì do lão ta đánh dấu trứng. Thứ tự số là do lão kiểm lại xem quả nào nở trước. Lưu ý là gà nhà, lão ta chọn 10 quả tốt nhất để ấp. Những quả khác đã vào bụng vợ con lão lâu rồi.
 
Bài 1.

Bác miền núi và ông hàng xóm đang đứng trên bờ sông và muốn qua sông. Sông rất sâu mà không ai biết bơi. Chỉ có 1 con thuyền nhỏ chỉ đủ cho một người. Nhưng rồi cả hai người đều qua được sông. Họ đã làm thế nào?
Nếu không tính đến chuyện "chỉ đủ chở 1 người KHÁCH", (mang tiếng bắt bẻ), thì 1 người trên thuyền, 1 người dưới nước nắm đuôi thuyền.
 
Sao không qua cầu mà lại lội sông :D
Đâu phải lúc nào cũng có cầu gần đấy. Có thể phải đi ngược dòng mấy cây số.

Nếu không tính đến chuyện "chỉ đủ chở 1 người KHÁCH", (mang tiếng bắt bẻ), thì 1 người trên thuyền, 1 người dưới nước nắm đuôi thuyền.
Lão ấy và hàng xóm là dân núi, qua sông sâu cỡ ấy họ chết lạnh mất.

Bài 1.

Bác miền núi và ông hàng xóm đang đứng trên bờ sông và muốn qua sông. Sông rất sâu mà không ai biết bơi. Chỉ có 1 con thuyền nhỏ chỉ đủ cho một người. Nhưng rồi cả hai người đều qua được sông. Họ đã làm thế nào?
...
Chưa chắc là họ đã dùng chiếc thuyền ấy để bơi qua sông.
Là dân núi, chưa chắc họ đã biết bơi xuồng.

Câu trả lời: thuyền ấy do chủ thuyền chèo. Đủ chở 1 người thì đi 2 chuyến.
 
Câu trả lời: thuyền ấy do chủ thuyền chèo. Đủ chở 1 người thì đi 2 chuyến.
Anh lại tưởng tượng ra chữ "chở" rồi, nhớ bài "còn lại 9." không có chữ "tăm", bài trên tôi đã phải tránh 2 chữ "chở khách", kẻo lại mang tội "thêm thắt"

1645633344398.png
 
Sao không qua cầu mà lại lội sông :D
Ừ nhỉ, có khi họ sống đúng chỗ có cầu cũng nên.

Tôi vừa đi điều tra về. Thuyền nhỏ lắm, đi 2 người là chìm giữa sông. Mà sông đó nhung nhúc cá piranha. Tôi thử đi xe ôm ngược lên xuôi xuống 10 km nhưng không thấy cầu thấy phà thấy đò gì cả. Chỉ đúng gần chân núi nhà bác miền núi có 1 thuyền không chủ cột ở ven bờ.

Có ai còn đáp án nào nữa không?
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Ừ nhỉ, có khi họ sống đúng chỗ có cầu cũng nên. Có ai còn đáp án nào nữa không?
Nếu lỡ thêm thắt thì thêm chữ "ngồi": Đủ cho 1 người ngồi
Vậy thì người này ngồi trên vai người kia chăng?
--------------
Edited,
Không muốn edit mà phải edit, vì đã bị edit nên cần edit cho phù hợp cái đã edit
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Bài 1.

Bác miền núi và ông hàng xóm đang đứng trên bờ sông và muốn qua sông. Sông rất sâu mà không ai biết bơi. Chỉ có 1 con thuyền nhỏ chỉ đủ cho một người. Nhưng rồi cả hai người đều qua được sông. Họ đã làm thế nào?
Họ đi thuyền bình thường, 2 bác này đang đứng trên 2 bên bờ sông khác nhau
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Đố ké:
Con số 12345679 (hệ thập phân) có gì đặc biệt?
 
... (không quan trọng - tự đục bỏ)
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Bài 1.

Bác miền núi và ông hàng xóm đang đứng trên bờ sông và muốn qua sông. Sông rất sâu mà không ai biết bơi. Chỉ có 1 con thuyền nhỏ chỉ đủ cho một người. Nhưng rồi cả hai người đều qua được sông. Họ đã làm thế nào?

Bài 2.

Bác miền núi viết một số có 10 chữ số mà mỗi chữ số chỉ xuất hiện 1 lần 3749201568. Cũng chả biết có phải là mật khẩu két sắt hay không. Số này có đặc điểm gì?

Bài 3.

Khi nhân một số tự nhiên n với 4 và với 5 ta nhận được 2 tích có số chữ số lần lượt là p và q. Biết rằng p + q = 9, và trong 2 tích xuất hiện tất cả các chữ số từ 1 tới 9, hãy tìm n.
2. Chắc là chia hết cho 9
3. n = 2469
Đặt A = n*4, B = n*5, p là số chữ số của A, q là số chữ số của B
Vì p + q = 9 đồng thời A và B chứa tất cả các chữ số từ 1 đến 9 nên mỗi chữ số chỉ xuất hiện một lần trong hoặc A hoặc B và cả A & B không chứa số 0.
B > A => A có 4 chữ số, B có 5 chữ số
A có 4 chữ số => n < 2500
B có 5 chữ số => n > 1999
=> n có 4 chữ số và số hàng ngàn là 2

2000 * 5 = 10000 và 2199 * 5 = 10995 (chứa số 0)
2200 * 5 = 11000 và 2399 * 5 = 11995 (có 2 số 1)
=> số hàng trăm là 4

2400 * 5 = 12000 và 2499 * 5= 12495
=> B có dạng 12### => B >= 12345 => n >= 2469 (1)

2400 * 4 = 9600 và 2499 * 4 = 9996
=> A có dạng 9### => A <= 9876 => n <= 2469 (2)

(1) & (2) => n = 2469
--
Bổ sung
Sau khi chứng minh như trên thì chợt nhận ra chỉ cần như thế này:
Đặt A = n*4, B = n*5, p là số chữ số của A, q là số chữ số của B
Vì p + q = 9 đồng thời A và B chứa tất cả các chữ số từ 1 đến 9 nên mỗi chữ số chỉ xuất hiện một lần trong hoặc A hoặc B và cả A & B không chứa số 0.
B > A => A có 4 chữ số, B có 5 chữ số
A có 4 chữ số khác nhau và không chứa số 0=> A <= 9876 => n <= 2469
B có 5 chữ số khác nhau và không chứa số 0 => B >= 12345 => n >= 2469
=> n = 2469
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Bài 1.

Bác miền núi và ông hàng xóm đang đứng trên bờ sông và muốn qua sông. Sông rất sâu mà không ai biết bơi. Chỉ có 1 con thuyền nhỏ chỉ đủ cho một người. Nhưng rồi cả hai người đều qua được sông. Họ đã làm thế nào?
Bác miền núi nhường bác hàng xóm qua sông trước, cho bác hàng xóm đi mát xa tẩm quất xong về đưa lại thuyền để bác miền núi đi. Vậy là cả hai đều qua được sông và đều được thư giãn :D
 
...
Tôi vừa đi điều tra về. ...
Tôi cũng vừa đi điều tra về.
Lão núi đợi lão hàng xóm chèo lâu quá nên chửi là dân lái dở.
Lão ta tuy về già trốn lên núi nhưng vốn sinh trưởng vùng sông nước Bảo Định Giang cho nên giỏi bơi, giỏi chèo lắm - lão không bơi bởi vì đân giỏi bơi thì cũng biết khúc sông nào bơi được hay không được.
Lão hàng xóm già mà không quen chèo cho nên về đến gần bờ thì đâm vào cồn cát.
Lão núi lội lên cồn, chụp lấy cái xuồng giật mạnh. Lão hàng xóm té xuống uống nước sặc cổ.
Trên cồn không còn gì ngoài đám cỏ lu. Lão núi đành nhổ cỏ cứu hộ. Nhổ nhiều quá, cát trôi, lở cồn.
Công An khu vực đưa lão ta lên đồn thẩm vấn.
Thế là lão qua sông, không phải do chèo lộn đi lộn về gì cả.

...
Mọi người cứ tự thêm thắt thông tin. ...
Do câu đố cố tình dụ người ta thêm thắt thôi. Ở đây có lắm nhân tài. Một ngày không được thì ngày thứ hai có đáp án.

Vả lại, đây là đố vui mờ. Tôi thêm thắt, vẽ vời thế nào cho vui thôi (bác xem lại bài đáp án con chó chạy lộn rừng, viết theo tinh thần điều tra ở trên)
 
2. Chắc là chia hết cho 9
Thôi tôi trả lời cho xong, vì thực chất là chỉ bài 3 mới quan trọng. Mà bài 3 giải như thế là chuẩn lắm rồi.

3749201568 là 10 chữ số được viết theo thứ tự ABC: ba, bẩy, bốn, chín, hai, không, một, năm, sáu, tám

Vả lại, đây là đố vui mờ. Tôi thêm thắt, vẽ vời thế nào cho vui thôi (bác xem lại bài đáp án con chó chạy lộn rừng, viết theo tinh thần điều tra ở trên)
Bác trả lời không đúng lắm. Nói như bác khác gì nói: nếu con chó chạy đâm đầu vào gốc cây to ngay bìa rừng thì nó dừng ở đấy. Trong khi câu hỏi có "có thể ...". Có nghĩa kết quả là có thể thế này thế nọ, nhưng hên nhất, thuận lợi nhất thì có thể tới khi nào.

Đố ké:
Con số 12345679 (hệ thập phân) có gì đặc biệt?
Tôi mới nghĩ tới: thiếu tám, mất tám rồi, bỏ tám đi, bớt tám đi. Nhưng chưa biết ngụ ý là gì. Chả nhẽ là "(các vị bớt) bớt tám (chuyện) đi". :D
------------------
Hết câu đố thì tôi bổ sung 3 câu nữa.

Bác sĩ nào không thể cưới bất cứ bệnh nhân nào của mình làm vợ?

Nhà vệ sinh ở Siberia trông như thế nào?

Đỉnh cao của sự khéo léo là gì?
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Web KT
Back
Top Bottom