Trường hợp nào không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp?

Liên hệ QC

trinh_nga83

Thành viên mới
Tham gia
4/12/08
Bài viết
23
Được thích
2
Nhờ các anh chị tư vấn giúp em!
Công ty em có một nhân viên xin nghỉ thai sản,khi đó công ty em sẽ báo giảm bảo hiểm xã hội như vậy có báo giảm bảo hiểm thất nghiệp không hay vẫn đóng bình thường?Anh chi nào biết tư vấn giúp em với có thông tư nào hướng dẫn cho em xem với!

Cám ơn các anh chi nhiều nhiều.
 
Theo mình biết thì cho đến nay các công ty vẫn chưa được hướng dẫn chi tiết về thủ tục trích nộp vả đóng BH thất nghiệp từ cơ quan BHXH. Như vậy, bạn chưa nộp thì sao giảm BHTN được. Bạn vẫn làm thủ tục giảm BHXH bình thường. Nhưng chỉ báo giảm khi nào bạn nhận được tiền thanh toán Chế độ Thai sản của nhân viên đó đối với trường hợp nghỉ thai sản do sảy thai, nạo hút thai, con chết lưu.. (đây là quy định mới).
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Công văn Số: 215/HD-BHXH ngày 05 tháng 02 năm 2009 của BHXH-TP.HCM V/v hướng dẫn bổ sung thực hiện chế độ BHXH – BHYT và bảo hiểm thất nghiệp

Trích 1 phần trong công văn số 215 /HD-BHXH ngày 05 tháng 02 năm 2009 của BHXH-TP.HCM V/v hướng dẫn bổ sung thực hiện chế độ BHXH – BHYT và bảo hiểm thất nghiệp
2- Xác nhận thời gian tham gia BHXH khi sinh hưởng trợ cấp thai sản:
2.1- Căn cứ khoản 2 Điều 14 của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ, thì lao động nữ nghỉ việc (chấm dứt hợp đồng lao động) trước thời điểm sinh con, nếu đóng BHXH từ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh thì vẫn được hưởng chế độ thai sản. Người hưởng chế độ chỉ cần mang sổ BHXH và đơn đề nghị hưởng trợ cấp thai sản (theo mẫu trên website của Bảo hiểm xã hội Thành phố) có xác nhận của chính quyền địa phương và bản sao giấy khai sinh mang đến cơ quan BHXH quận huyện (nơi cư trú) để nhận trợ cấp thai sản.
Riêng thời gian hưởng trợ cấp sản đối với những trường hợp này, nếu thời gian nghỉ hưởng trợ cấp thai sản mà hợp đồng lao động không còn hiệu lực thì không được tính là thời gian tham gia BHXH.
VD: Hợp đồng lao động của bà Bà Nguyễn Thị B có hiệu lực hết tháng 10/2008, bà đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản. Bà B nghỉ sinh tháng 8/2008 và thời điểm sinh con là tháng 9 năm 2008. Trong thời gian nghỉ hưởng trợ cấp thai sản bà B chỉ được tính 3 gồm tháng 8, tháng 9 và tháng 10/2008 là thời gian đóng BHXH.
2.2- Xác nhận thời gian tham gia BHXH đối với trường hợp thai sản:
• Khi lao động nữ hưởng chế độ thai sản, đơn vị sử dụng lao động vẫn thực hiện điều chỉnh giảm lao động đóng BHXH (mẫu 3a) theo quy định.
• Phòng Chế độ BHXH (cán bộ thực hiện chế độ BHXH) sau khi giải quyết chế độ cho người lao động, in 2 bản Phiếu xác nhận giải quyết chế độ thai sản (mẫu đính kèm), chuyển cho Phòng Thu (cán bộ thu) để làm căn cứ bổ sung dữ liệu nghỉ thai sản, không đóng BHXH nhưng được tính là thời gian tham gia BHXH.
• Trường hợp lao động nữ nghỉ hưởng chế độ do sảy thai, nạo hút thai hoặc thai chết lưu, là thời gian nghỉ không tính theo tháng, nên đơn vị sử dụng lao động không điều chỉnh giảm lao động đóng BHXH.
• Sau khi nhận được Phiếu xác nhận giải quyết chế độ thai sản, Phòng Thu (cán bộ thu) lập phiếu điều chỉnh giảm số tiền phải đóng BHXH cho đơn vị và người lao động theo quy định vào kỳ báo cáo gần nhất.

3-Bảo hiểm thất nghiệp:
Căn cứ Công văn số 18/BHXH-BT ngày 07/01/2009 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn thực hiện thu bảo hiểm xã hội thất nghiệp. Căn cứ văn bản này BHXH Thành phố hướng dẫn các đơn vị sử dụng lao động thực hiện chế độ Bảo hiểm thất nghiệp từ tháng 01/2009 như sau:
3.1-Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp:
Đơn vị sử dụng từ 10 lao động trở lên và những người lao động làm việc theo hợp đồng lao động (hợp đồng làm việc) có thời hạn từ đủ mười hai tháng trở lên hoặc hợp đồng lao động (hợp đồng làm việc) không xác định thời hạn ở trong các đơn vị này, đều thuộc đối tượng tham gia BHTN.

3.2- Về hồ sơ, thủ tục đăng ký tham gia BHTN:
Kể từ ngày 01/01/2009 áp dụng thống nhất mẫu biểu đăng ký lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN như sau:
- “Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN” theo mẫu 2a-TBH đính kèm. Trên cơ sở mẫu 2a-TBH cũ, bổ sung thêm cột đóng BHTN (cột 16) và đóng từ tháng năm (cột17).
Những người lao động tăng mới thuộc đối tượng tham gia BHTN đánh dấu X vào cột 16 và ghi rõ thời gian bắt đầu thuộc đối tượng tham gia BHTN vào cột 17. Những người không thuộc đối tượng tham gia BHTN thì để trống 2 cột này.
Trường hợp lao động tăng mới có giai đoạn phải truy đóng:
• Nếu là đối tượng BHXH bắt buộc hoặc đồng thời vừa là đối tượng BHXH bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp thì chỉ ghi 1 dòng.
• Nếu có thời gian là đối tượng BHXH bắt buộc sau đó đồng thời là đối tượng BHXH bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp thì ghi thành 2 dòng: dòng đầu ghi giai đoạn chỉ tham gia BHXH bắt buộc; dòng thứ hai ghi giai đoạn tham gia đồng thời BHXH bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp.
- Trường hợp điều chỉnh đối tượng tham gia BHTN thì lập “Danh sách điều chỉnh lao động và mức đóng BHXH, BHYT, BHTN” theo mẫu 3a-TBH đính kèm (Bổ sung phần tổng hợp đối tượng tham gia BHTN); trong đó tách ra thành 2 phần:
• Phần 1: ghi các trường hợp điều chỉnh BHXH bắt buộc hoặc đồng thời vừa điều chính BHXH bắt buộc vừa điều chỉnh bảo hiểm thất nghiệp.
• Phần 2: Ghi các trường hợp chỉ điều chỉnh về bảo hiểm thất nghiệp.
Chú ý: Kỳ đối chiếu tháng 02/2009 các đơn vị lập Danh sách lao động đăng ký tham gia BHTN từ thời điểm tháng 01/2009 (theo mẫu đính kèm) gửi cho cơ quan BHXH cùng lúc với hồ sơ đóng BHXH, BHYT, BHTN tháng 02/2009.
3.3- Chuyển tiền đóng BHTN:
Đơn vị sử dụng lao động chuyển tiền đóng BHTN về tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH cùng lúc với tiền đóng BHXH, BHYT hàng tháng.
Những đơn vị tạm thời nợ BHTN đến tháng 06/2009 theo Nghị quyết của Chính phủ, vẫn phải lập danh sách đăng ký theo mẫu quy định trên đây, đồng thời vẫn đóng BHXH, BHYT hàng tháng đầy đủ theo quy định và khoản trích 1% tiền lương của người lao động.
3.4 Lưu ý:
Mức tiền lương, tiền công làm căn cứ tính đóng BHTN cũng chính là tiền lương, tiền công đóng BHXH hiện nay.
Những trường hợp ngừng đóng đóng BHXH trong thời gian hưởng trợ cấp ốm đau hoặc thai sản, thì cũng tạm thời chưa đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Người lao động ký hợp đồng lao động làm việc nhiều nơi thì chỉ tham gia BHXH, BHYT và BHTN ở một nơi.
Người lao động được cử đi học tập, thực tập, công tác, nghiên cứu, an dưỡng trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương, tiền công tại đơn vị cử đi thì vẫn thực hiện đóng BHXH, BHYT và BHTN (nếu thuộc đối tượng tham gia BHTN) theo quy định.

Download Tìm hiểu về các chế độ chính sách BHXH, BHYT, trợ cấp thất nghiệp tại đây
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Web KT
Back
Top Bottom