Thú vui với việc nuôi ba ba

Liên hệ QC

SA_DQ

/(hông là gì!
Thành viên danh dự
Tham gia
8/6/06
Bài viết
14,320
Được thích
22,361
Nghề nghiệp
Nuôi ba ba & trùn quế
Ba ba:
1. Baba trơn (Pelodiscus sinensis Wegmann 1835. Theo Bourret 1941): Tên phổ thông: baba sông, baba hoa.
2. Baba Nam bộ (Amyda cartilaginea Boddaert 1770. Theo Bourret 1941) Còn gọi là rùa đinh, cua đinh.
3. Baba gai (Palea steindachneri Siebenrock 1960).
4. Baba Đài Loan (Trionyx sinensis).
I. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC:
1. Tập tính sống:
Baba là động vật thay đổi thân nhiệt, nhiệt độ thân của baba thay đổi từ từ và thường theo sau nhiệt độ không khí.
Chúng thường sống ở đáy sông, suối, đầm, hồ, ao... lặn giỏi, có thể bơi ở đáy nước hàng giờ nhờ vùng họng có nhiều mạch máu. Chúng bò nhanh và đi xa vượt qua đê vào đầm hồ, hay từ ao này sang ao khác.
Baba phàm ăn nhưng chậm lớn. Chúng thở bằng phổi, sống ở dưới nước là chính, thích chui rúc vào các hang hốc ở bờ kè đá, thường tập trung ở các đoạn sông tiếp giáp các cửa kênh, rạch dẫn nước vào đồng ruộng. Ban đêm yên tĩnh, baba hay lên bờ, ban ngày có thể thấy nó nhô đầu lên mặt nước, có khi bò lên bờ.
Baba có tính hung dữ như nhiều loài ăn thịt khác, nhưng lại nhút nhát thường chạy trốn khi nghe có tiếng động hay bóng người và súc vật qua lại.
Khi đói chúng ăn thịt lẫn nhau, có khi một con bị thương chảy máu thì các con khác xúm lại cắn xé một cách tàn bạo.
2. Tính ăn:
Ở môi trường tự nhiên baba ăn chủ yếu động vật như: động vật phù du, côn trùng, tôm tép, cua, cá. Khi nuôi baba thích ăn các con vật bắt đầu ươn thối, lúc ăn chúng thường tranh cướp mồi, ăn cả cám, bắp, khoai lang...
Chúng ăn khỏe vào mùa hè, lượng thức ăn bằng 5-10% trọng lượng thân. Mùa đông tháng 12 - 3 lạnh rét lượng thức ăn chỉ bằng 3-5% trọng lượng thân.
Baba có khả năng chịu đói, không có hành vi tấn công kẻ thù, lúc gặp địch hại chỉ trốn vào trong hang hay lặn xuống nước, chui vào bụi rậm co rụt đầu lại.
3. Sinh trưởng
Baba là động vật lớn chậm, sức lớn liên quan chặt đến điều kiện môi trường như: thời tiết, nhiệt độ, chất lượng thức ăn...
Nuôi 1 năm thường lớn 400 – 600g.
Nuôi 2 năm lớn 1 – 1,4kg.
Nếu nuôi baba với mật độ thưa, có nguồn thức ăn đầy đủ và nuôi có kinh nghiệm có khi nuôi 1 năm có con đạt 1 – 1,2kg.
Từ tháng 4 - 11 là thời kỳ baba bắt mồi mạnh và lớn nhanh.
Khi nhiệt độ xuống thấp dưới 10[SUP]0[/SUP]C, sức ăn giảm, sinh trưởng chậm.
Trong cùng điều kiện nuôi dưỡng con cái lớn nhanh hơn con đực.
5. Ương baba giống:
- Baba mới nở được cho vào thau, xô nhựa bên trong có đặt lục bình hoặc giá thể cho baba bám vào. Thức ăn cho baba: lòng đỏ trứng luộc chín, trùng chỉ… Hàng ngày thay nước cho baba. Sau 1 tuần cho ba ba ra bể ương.
- Bể ương baba được xây bằng xi măng hoặc lót bạt, đáy bể đổ một lớp cát khoảng 10cm. Có bãi cát cho baba lên nghĩ ngơi và phơi nắng.
- Vệ sinh bể bằng: Thuốc tím, Formol, Chlorine... Sau đó bơm nước sạch vào bể mực nước trong bể từ 20-30cm thì tiến hành thả giống.
- Trước khi thả vào bể phải tắm baba trong dung dịch nước muối 10% hoặc thuốc tím 1ppm.
- Mật độ thả 30-50/m[SUP]2[/SUP]
- Cho ăn: thức ăn cho baba giai đoạn này là trùng chỉ, trùng quế, cá, tép xay nhuyễn. Ngày cho ăn 1-2 lần, thức ăn được đặt trên máng ăn. Thường xuyên theo dõi lượng thức ăn để có điều chỉnh kịp thời tránh ô nhiễm nước nuôi.
- Hàng ngày trộn thêm vitamin + men tiêu hóa để tăng sức đề khánh và hổ trợ tiêu hóa cho baba.
http://muabanthuysan.vn/chi-tiet-tin/ky-thuat-nuoi-ba-ba.html


1./ Làm cách nào phân biệt được baba đực, baba cái?
Ba ba đực:
Cần cổ và đuôi nhỏ dài. cần cổ con đực khi vươn dài hết mức có thể bàng chiều dài thân nó.Mai con đực hơi thon, chứ không bầu bỉnh như con cái

Ba ba cái:
Cổ to mà ngắn, đuôi cũng vậy. thân mình bầu bỉnh hơn con đực, nên trông con cái ngắn đòn hơn.

nếu để hai con ba ba đực cái gần nhau sẻ thấy sự khác biệt giửa đuôi của chúng, không thể nhầm lẩn đựoc

2./ Làm sao phân biệt rùa và ba ba, thức ăn , và bí quyết nuôi tốt?
Thực ra rùa và baba là hai loài thân thuộc nằm trong bộ rùa.
Baba là con đồi mồi con, còn nhỏ (một loài giống rùa, sống ở biển, có tên gọi khác là rùa biển, nó không thể rụt đầu vào mai như rùa bình thường, tứ chi nó có dạng mái chèo, không móng, còn rùa có 4 chân và có móng).
Rùa có thể sống lâu trên cạn, hay ở vùng nước ngọt, như sông, suối, hồ... còn con đồi mồi thì chỉ sống ở biển, không thể ở trên cạn lâu.


Lâu nay, người ta vẫn gọi rùa con, và đồi mồi con là baba hết, vì lúc còn nhỏ chúng rất giống nhau.rùa và baba có 4 điểm khác nhau đặc trưng nhất là:
1.chân:chân baba thì có màng dạng mái chèo còn chân rùa thì có dạng hình trụ
2.mai:mai rùa thường cứng hơn mai baba vì rùa sống chủ yếu trên cạn,cần 1 vỏ bọc chắc chắn để tự vệ
3.baba dành hầu hết thời gian sống của cuộc đời ở dưới nước còn loài rùa thì không
4.rùa có thể rút chân,đầu,đuôi vài mai để tự vệ hoặc ngủ,còn baba thì không thể làm thế được

(http://www.baba.vn/faq.php?id=25)

Phân biệt ba ba đực cái:
- Ba ba đực:
Sống mai hơi lõm xuống, sau mai có hình tròn. Đuôi dài cuống đuôi dầy hơn ba ba cái. Yếm lõm để khi giao phối áp sát vào mai con cái. Thường hoạt động mạnh hơn con cái.
Cổ và đuôi dài hơn con cái, có thể vươn tận cuối mai của nó.



  • Ba ba cái:
    Mai gồ nhiều, có hình bầu dục, cuống đuôi mỏng hơn ba ba đực, yếm phía dưới gần như vòng cung.
    Tính nhút nhát hiền lành hơn ba ba đực.
    Đuôi và cổ mập hơn con đực, bầu con, dầy mình hơn.
    Khoảng cách giữa hai chân sau con cái rộng hơn con đực. Khi bắt đầu thành thục con đực thường lớn hơn con cái (có khi lớn hơn gấp 2 lần).
* Thức ăn tốt nhất là: cá, tôm, tép, ốc và phụ phẩm củalò mổ lợn, gà, vịt... lượng thức ăn ngày đêm là 5-7% so với trọng lượng ba ba nuôi vỗ. Khi cho ăn ở vị trí nhất định để dễ kiểm soát.

http://www.khoahocchonhanong.com.vn/csdlkhcn/modules.php?name=News&op=viewst&sid=1904


Cách chữa các bệnh thường gặp cho ba ba
Ba ba nuôi có nhiều loại bệnh. Công tác nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm chữa bệnh cho ba ba ở nước ta triển khai còn ít.
Bước đầu chúng tôi xin giới thiệu những kết quả đã nghiên cứu và tổng kết được về cách chữa một số bệnh thường gặp và gây hại nhất đối với ba ba là bệnh nấm thuỷ mi, bệnh kí sinh đơn bào và bệnh viêm loét do nhiễm khuẩn.

1.Chữa bệnh nấm thuỷ mi và kí sinh đơn bào:
Bệnh nấm thuỷ mi: lúc đầu trên da, cổ, chân của ba ba xuất hiện những vùng trắng xám, trên đó có các sợi nấm mềm. Sau vài ngày sợi nấm phát triển thành búi trắng như bông, có thể nhìn thấy bằng mắt thường, để dưới nước nhìn rõ hơn ở trên cạn. Khi ba ba bị viêm loét, trên vết loét có thể do nấm kí sinh phát triển làm cho bệnh nặng thêm, dễ chết hơn. Khả năng lây lan của bệnh này rất nhanh.
Bệnh kí sinh đơn bào: do loại kí sinh trùng có dạng hình chuông hoặc hình phểu lật ngược kí sinh trên da, trên cổ và kẽ chân ba ba. Khi bệnh phát triển nhiều, mắt thường có thể nhìn thấy được như sợi bông, nhưng dễ nhầm với nấm thuỷ mi nếu không kiểm tra qua kính hiển vi. Ba ba con bị bệnh này nhiều hơn ba ba lớn.
Cách chữa chung cho 2 loại bệnh này là:
- Bắt ba ba bệnh thả vào chậu, tắm bằng thuốc xanh malachit nồng độ 2-4ppm (2-4g/m3 nước) trong 1-2 giờ. Nếu cần chữa cho cả đàn ba ba trong ao thì rắc thuốc xanh malachit xuống ao với liều lượng 0,05 – 0,10ppm (0,05 – 0,10g/m3) mỗi tuần rắc 1 lần cho đến khi hết bệnh.
Nếu xử lý kịp thời, có thể chữa khỏi 100% số ba ba mắc bệnh.

2. Chữa bệnh viêm loét do nhiễm khuẩn:
Bệnh này có nơi còn gọi là bệnh nấm bã đậu. Ao nuôi bị bẩn thường sinh ra bệnh này. Nguyên nhân sâu xa là do ba ba cắn nhau hoặc bò leo, vận chuyển, đánh bắt bị xây sát da, sau đó vết thương bị cảm nhiễm bởi các vi khuẩn Aeromonas hydrophyla và Pseudomonas sp. gây viêm loét. Vết loét không có hình dạng và kích cỡ nhất định, thường thấy ở cổ đầu, lưng, bụng, chân của ba ba. Miệng vết loét bị xuất huyết. Các vết loét sâu bị đóng kén bên trong, khêu miệng vết loét bóp ra những cục trắng như bã đậu, cỡ nhỏ như hạt tấm, cỡ to có thể bằng hạt đậu, hạt ngô.
Ba ba bị bệnh này có màu da không bình thường, tựa khô da, mắt xuất huyết màu đỏ, móng chân hay bị cụt, hay nổi lên mặt ao hoặc bò lên bờ, phản ứng chậm chạp yếu ớt. Sau khi bị bệnh 1-2 tuần có thể chết. Ao bị bệnh nhẹ thỉnh thoảng thấy có 1-2 con bị chết, ao bị bệnh nặng có thể chết tới 30-40% số ba ba trong ao.
Bệnh này có thể chữa khỏi được 70-80% với những cách chữa như sau:
- Tắm cho ba ba bệnh bằng các loại thuốc kháng sinh như Chloramphenicol, Tetracycline, Furazolidon với liều lượng 20-50ppm từ 6-12 giờ một ngày, tiến hành liên tục 3-5 ngày.
- Dùng đầu kim, đầu panh cậy vẩy các vết loét, bóp sạch kén trắng ra, dùng bông cồn lau sạch miệng vết loét, sau đó rắc một trong các loại thuốc kháng sinh nêu trên vào lỗ thủng, rồi dùng thuốc mỡ kháng sinh bôi bên ngoài để giữ thuốc bột lại. Một số nơi còn chữa bằng thuốc chống lao Rifamicin có hiệu quả nhanh. Bôi thuốc xong để ba ba vào chỗ yên tĩnh , tách riêng từng con không cho cắn nhau , tốt nhất là để vào cát ẩm. Sau vài ngày khi thấy miệng vết thương đã khô và co lạI thì có thể bắt ba ba thả trở lại ao nuôi.
Ngoài ra , khi thấy ba ba có nhiều vết sưng đỏ có thể tiêm thuốc kháng sinh Chloramphenicol với liều lượng 100 – 150 mg/kg hoặc tiêm Streptomycin với liều 50-100mg cho 01 kg ba ba . Cần tiêm liền 2-3 lần trong 01 tuần . Một số ngườI đã chữa khỏi bệnh cho ba ba bằng cách này .
http://www.khoahocchonhanong.com.vn/CSDLKHCN/modules.php?name=News&op=viewst&sid=329
 
vụ này là nuôi làm thú nuôi hay nuôi "thương mai" vậy bác?
 
Mục đích:

1./ Nuôi cho biết & tiêu thụ thời gian thừa.

2./ /(hông thương mại sản fẩm; Thương mại kinh nghiệm, nếu có.

3./ Mần thịt hay fóng sinh theo tình hình thực tế diễn ra.
 
Sau hơn 2 tháng nuôi dưỡng ba ba con đã có đôi lần thất bại & 1 số thành công nhất định:

* Từ khi mua về chỉ bằng nắp chai nước suối, giở đã bằng đít chai; Bị nó cắn đã thấy đau.
* Hàng ngày cho xực trùng chỉ & tắm nước NaCl ~1.5% trong 15 - 20 fút
* Nuôi cùng với mấy con 7 màu; Hiện đã có đời F1 gồm 21 con 10 ngày tuổi;
* Có con lau kính, nhưng nó quá lười & mình fải với fân của nó hàng ngày (cùng với fân của ba ba, nên cũng chưa muốn bỏ nó!)

(*) Hàng ngày tiêu tốn cỡ 1 giờ cho chu trình này & thêm được niềm vui nho nhỏ!
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Web KT
Back
Top Bottom