Thành lập trước, đóng BHXH sau?

Liên hệ QC

Người Đưa Tin

Hạt cát sông Hằng
Thành viên danh dự
Tham gia
12/12/06
Bài viết
3,661
Được thích
18,158
Xin cám ơn em, mình xin phép được trích phần tin nhắn này để mọi người cùng hỗ trợ.

duha đã viết:
Cám ơn chú rất nhiều.Mấy bữa nay mạng Công ty bị rớt nên Duha không thể truy cập net được. Số đện thoại của Duha: 0986788957.
Duha muốn nhờ chú giúp thắc mắc này:
Công ty của Duha làm thành lập năm 1997, đến năm 2004 mới đăng ký BHXH nhưng chưa đóng BHXH (chỉ mới có sổ thôi)Đến 2008 này Cty làm BHXH vậy bây giờ Duha phải làm sao (cty vừa mới chuyển về quận Tân Phú). Có cách nào làm lại từ đầu(bỏ hết BHXH của những người trước đó được ko?). Mong chú giúp giùm Duha. Xin chân thành cảm ơn

Nhờ các bạn giúp hỗ trợ cho.
 

File đính kèm

  • Traloi.rar
    50.1 KB · Đọc: 732
Lần chỉnh sửa cuối:
Các câu hỏi liên quan về BHXH.

duha đã viết:
Cám ơn chú đã gửi những tài liệu cho cháu. Hợp đồng khoán việc tiính theo công trình. Có khi 1 công trình làm khoảng 02 tháng. Cho cháu hỏi nếu là thành viên góp vốn công ty thì không nhất thiết đóng BHXH ? Nếu đã đăng ký BHXH rồi (nhưng chưa đóng tháng nào) thì mình có thề chốt sổ đó lai được không?
Cháu biết bây giờ chú đang bận , khi nào rảnh chú trả lời cũng được. Cháu cảm ơn chú rất nhiều. Thật sự là cháu bực mình cái BHXH nay quá. Kế toán trước đây cái gì làm cũng nủa chừng, bây giờ cháu tiếp quản chẳng đâu ra đâu cà. Hợp đồng lao đông cái có cái không, bảng lương thì co` tháng không để lương căn bản, cũng chẳng có tên nhân viên nào. Chú có cách nào chỉ cho cháu giải quyết việc này với. chắc cháu nghỉ việc luôn.

Xin tạo topic này chuyên hỏi đáp về BHXH để các bạn có thể tập trung tìm hiểu giải đáp hỗ trợ cho nhau.

Thân
 
Chế độ ốm đau - thai sản

Chế độ Thai sản
I. Nội dung, điều kiện và mức hưởng trợ cấp
1. KH hoá dân số
- Đặt vòng tránh thai người lao động được nghỉ việc 7 ngày.
- Triệt sản (nam-nữ) người lao động được nghỉ việc 15 ngày.
2. Sảy thai, nạo, hút, thai chết lưu:
- Thai < 1 tháng người lao động được nghỉ 10 ngày
- 1 tháng <= Thai < 3 tháng người lao động được nghỉ 20 ngày.
- 3 tháng <= Thai < 6 tháng người lao động được nghỉ 40 ngày.
- Thai > 6 tháng người lao động được nghỉ 50 ngày
3. Khám thai
- Người lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai năm lần, mỗi lần một ngày;
- Nếu trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ hai ngày cho mỗi lần đi khám thai.
4. Sinh con
Mức trợ cấp = 100% lương bình quân đóng BHXH của 6 tháng gần nhất trước khi nghỉ sinh.
- Được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 4 tháng, nếu làm nghề hoặc công việc trong điều kiện bình thường;
- Được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 5 tháng, nếu làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc theo chế độ 3 ca; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên
- Được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 6 tháng đối với lao động nữ là người tàn tật có mức suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên
- Trường hợp sinh một lần từ 2 con trở lên, ngoài thời gian nghỉ việc nêu trên thì tính từ con thứ hai trở đi , cứ mỗi con lao động nữ được nghỉ thêm 30 ngày.
5. Con chết
- Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 60 ngày tuổi bị chết, thì mẹ được nghỉ việc 90 ngày tính từ ngày sinh con; nếu con từ 60 ngày tuổi trở lên bị chết, thì mẹ được nghỉ việc 30 ngày tính từ ngày con chết, nhưng tổng thời gian nghỉ việc không vượt quá thời gian quy định nghỉ sinh con nêu trên và không tính vào thời gian nghỉ việc riêng hàng năm theo quy định của pháp luật về lao động.
- Trường hợp người mẹ chết sau khi sinh con mà chỉ có người mẹ tham gia BHXH , thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi.
- Trường hợp người mẹ chết sau khi sinh con mà cả cha và mẹ đều tham gia BHXH hoặc chỉ có cha tham gia BHXH , thì cha nghỉ việc chăm sóc con hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi.
6. Trợ cấp một lần khi sinh
- Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi thì được trợ cấp 1 lần bằng 2 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con. Trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH mà mẹ chết khi sinh con thì cha được trợ cấp 1 lần bằng 2 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.
7. Nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản
Điều kiện hưởng :
Lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu sau thời gian hưởng chế độ khi sinh con theo quy định mà sức khỏe còn yếu.
Thời gian nghỉ :
- Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ 2 con trở lên;
- Tối đa 7 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật ;
- Bằng 5 ngày đối với các trường hợp khác;
Thời gian nêu trên tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hàng tuần, ngày đi và về nếu nghỉ tại cơ sở tập trung. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời quyết định.
Mức hưởng:
- Bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình;
- Bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung, mức hưởng này tính cả tiền đi lại, tiền ăn và ở.


( theo Luật BHXH )
 

File đính kèm

  • Mau C66 67 a-HD (om dau thai san).xls
    21.5 KB · Đọc: 148
Tiếp phần 1:
II. Thủ tục, hồ sơ

1.Lao động nữ đi khám thai , sảy thai , nạo hút thai hoặc thai chết lưu ; NLĐ thực hiện các biện pháp tránh thai thì hồ sơ hưởng chế đo là giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH ( mẫu số C65- HD) hoặc giấy ra viện của cơ sở y tế.
2. Lao động nữ đang đóng bảo hiểm xã hội khi sinh con , h/s gồm:
- Sổ BHXH của người lao động thể hiện đã đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
- Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con.
- Trường hợp sau khi sinh con , con bị chết hoặc mẹ chết thì có thêm giấy chứng tử của con hoặc của mẹ.
2.1 Ngoài h/s nêu trên , nếu thuộc một trong các trường hợp sau thì có thêm :
- Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc , độc hại, nguy hiểm , làm việc theo chế độ ba ca , làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì có thêm giấy xác nhận của NSDLĐ về điều kiện làm việc của người lao động.
- Người tàn tật , người bị tai nạn lao động , bệnh nghề nghiệp hoặc là thương binh, hoặc người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ thương tật từ 21% trở lên thì có thêm bản sao giấy chứng nhận thương tật hoặc biên bản của Hội đồng giám định Y khoa.
3. Người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi , h/s gồm:
- Sổ BHXH của người lao động nhận con nuôi thể hiện đã đóng bhxh từ đủ 6 tháng trỏ lên trong thời gian 12 tháng trước khi nhận con nuôi.
- Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con
- Bản sao hồ sơ nhận con nuôi theo quy định của pháp luật;
- Giấy xác nhận của người SDLĐ về nghỉ việc để nuôi con nuôi.
4. Trường hợp sau khi sinh con người mẹ chết , người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng nuôi con đến khi con đủ 4 tháng tuổi :
4.1 Trường hợp cả cha và mẹ đều tham gia BHXH , hồ sơ gồm:
- Sổ BHXH của người cha;
- Giấy xác nhận của người SDLĐ về người cha nghỉ việc để nuôi con;
- Sổ BHXH của người mẹ thể hiện đã đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con;
- Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con;
- Bản sao giấy chứng tử của mẹ;
4.2 Trường hợp chỉ có người mẹ tham gia BHXH, hồ sơ gồm :
- Sổ BHXH của mẹ thể hiện đã đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con;
- Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con;
- Bản sao giấy chứng tử của mẹ;
- Đơn của người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng (có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú)
4.3 Trường hợp chỉ có người cha tham gia BHXH , hồ sơ gồm :
- Sổ BHXH của người cha
- Giấy xác nhận của NSDLĐ về người cha nghỉ việc để nuôi con;
- Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con;
- Bản sao giấy chứng tử của mẹ;
5. Người lao động nghỉ việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 4 tháng tuổi ,(trường hợp này người lao động tự nộp hồ sơ cho BHXH huyện, thị xã, thành phố nơi người lao động cư trú) hồ sơ gồm :
- Sổ BHXH của người mẹ hoặc người nhận con nuôi, thể hiện đã đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
- Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con;
- Đơn của người lao động nữ sinh con hoặc nhận người lao động nhận nuôi con nuôi (có xác nhận của chính quyền nơi cư trú).
- Đối với người lao động nhận nuôi con nuôi thì có thêm bản sao hồ sơ nhận con nuôi theo quy định của pháp luật.
Ngoài các loại giấy tờ quy định trong hồ sơ hưởng chế độ thai sản nêu trên , đối với từng trường hợp từ điểm 1 đến điểm 4 , hồ sơ còn kèm theo:
- Danh sách người lao động đề nghị hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập hàng quý hoặc tháng (mẫu số 67a – HD) .
III. Thời gian giải quyết
Đơn vị sử dụng lao động giải quyết cho người lao động trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. BHXH quyết toán hàng quý với đơn vị trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

( Theo Luật BHXH )
 
Chế độ ốm đau

Chế độ Ốm đau
Phần I

Đối tượng hưởng:
- Cán bộ, công chức , viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
- Người lao động làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và HĐLĐ không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật
- Người lao động, xã viên, kể cả cán bộ quản lý làm việc và hưởng tiền công theo HĐLĐ từ đủ 3 tháng trở lên trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an làm việc trong các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang
- Người lao động đã tham gia BHXH bắt buộc mà chưa nhận BHXH một lần trước khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với doanh nghiệp Việt Nam nhận thầu, trúng thầu công trình ở nước ngoài.
Điều kiện hưởng:
- Người lao động bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế. Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác thì không được hưởng chế độ ốm đau.
- Người lao động có con dưới 7 tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con và có xác nhận của cơ sở y tế

Bản thân ốm đau:
Trong điều kiện bình thường:
- Được hưởng 30 ngày nếu đóng BHXH < 15 năm.
- Được hưởng 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm.
- Được hưởng 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
Trong điều kiện độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm, phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên:
- Được hưởng 40 ngày nếu đã đóng BHXH < 15 năm;
- Được hưởng 50 ngày nếu đã đóng BHXH đủ 15 năm đến 30 năm;
- Được hưởng 70 ngày nếu đóng BHXH >= 30 năm

Bệnh dài ngày
Điều kiện hưởng:
Mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành
Mức hưởng:
Tối đa không quá 180 ngày trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, ngày tết,ngày nghỉ hàng tuần. Hết thời hạn 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn

Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe:
Điều kiện hưởng:
Sau thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau mà sức khoẻ còn yếu
Thời gian nghỉ:
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau trong một năm :
- Tối đa 10 ngày đối với người lao động sức khỏe còn yếu sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;
- Tối đa 7 ngày đối với người lao động sức khỏe còn yếu sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật;
- Bằng 5 ngày đối với các trường hợp khác;
Thời gian nêu trên tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hàng tuần, ngày đi và về nếu nghỉ tại cơ sở tập trung. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời quyết định.
Mức hưởng:
- Bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình;
- Bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung, mức hưởng này tính cả tiền đi lại, tiền ăn và ở.


Con ốm
Điều kiện hưởng:
Người lao động có con dưới 7 tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con và có xác nhận của cơ sở y tế.
Mức hưởng:
- Hưởng 20 ngày nếu con dưới 3 tuổi.
- Hưởng 15 ngày nếu con từ 3 tuổi đến 7 tuổi.
- Trường hợp cả cha mẹ cùng tham gia BHXH nếu một người đã hết thời hạn hưởng chế độ mà con vẫn ốm đau thì người kia được hưởng chế độ theo quy định.


 
Phần II
Chế độ ốm đau ( tiếp )
Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau:
Trường hợp người lao động nghỉ việc do bản thân ốm :
- Sổ bảo hiểm xã hội;
- Giấy ra viện đối với người lao động điều trị nội trú hoặc giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với người điều trị ngọai trú do cơ sở y tế cấp (mẫu số C65-HD);
- Giấy xác nhận của người sử dụng lao động về điều kiện làm việc của người lao động.(trong trường hợp người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, nơi có phụ cấp khu vực từ 0.7 trở lên);
- Giấy ra viện hoặc phiếu hội chẩn của bệnh viện thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày. (trong trường hợp bệnh dài ngày).
Trường hợp người lao động nghỉ việc chăm sóc con ốm đau :
- Sổ bảo hiểm xã hội;
- Giấy ra viện hoặc bản sao sổ y bạ của con;
- Giấy xác nhận của người sử dụng lao động về nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau.
Đối với trường hợp người lao động nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau sau khi người trước đó (cha hoặc mẹ) đã hưởng hết thời gian theo quy định (khoản 2 điều 24 Luật BHXH) thì ngoài hồ sơ như trên còn phải kèm theo :
Trường hợp cha và mẹ ở cùng đơn vị sử dụng lao động, hồ sơ gồm:
- Giấy xác nhận của người sử dụng lao động về nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau, trong đó phải nêu rõ người trước đó (cha hoặc mẹ) đã hưởng hết thời gian theo quy định.
Trường hợp cha và mẹ ở hai đơn vị sử dụng lao động, hồ sơ gồm:
- Giấy xác nhận của người sử dụng lao động nơi người lao động nghỉ việc trước đó (cha hoặc mẹ) đã hưởng hết thời gian theo quy định.
Ngoài các loại giấy tờ quy định nêu trên, đối với từng lọai đối tượng, hồ sơ hưởng chế độ ốm đau còn kèm theo:
- Danh sách người lao động đề nghị hưởng chế độ ốm đau do người sử dụng lao động lập hàng quý hoặc hàng tháng (mẫu số C66a-HD);
Thời gian giải quyết:
Đơn vị sử dụng lao động giải quyết cho người lao động trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. BHXH quyết toán hàng quý với đơn vị trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Hồ sơ hưởng trợ cấp nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau:
- Danh sách người lao động đề nghị hưởng trợ cấp nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau (mẫu số C68a-HD) như trên
 
Cty Thành Lập Đã Lâu Chưa Làm Thủ Tục Mua Bảo Hiểm

Chào Kế Toán Già Gân
Xin anh cho em hoi , Cty em theo như giấy phép kinh doanh la T11/2005 do biến động lao động nên cty chưa thể làm thủ tục mua Bảo Hiểm nay cty em tuong đối ổn định nên muốn mua Bảo Hiểm,tất cả những lao động làm trước đây có khai bao sử dụng lao động bây giờ đã nghỉ hết nếu làm Bảo Hiểm thi em phai làm sao để tránh bị truy thu của những người đó vậy anh.
 
Bạn kimchi1987 tham khảo câu hỏi tương tự của bạn nhe

Ông Lý Đức (quận Bình Tân, TP.HCM) hỏi : Giấy phép thành lập công ty tôi là ngày 3/11/2007. Nhưng do là công ty mới nên trong thời gian đầu chưa tuyển dụng lao động, chủ yếu chỉ sử dụng lao động trong gia đình, nên cũng không có bảng lương. Đến tháng 4/2008 công ty mới chính thức đi vào hoạt động và bắt đầu tuyển dụng lao động. Vậy khi làm thủ tục đăng ký đóng BHXH thì cơ quan BHXH có căn cứ trên giấy phép thành lập công ty để truy thu lại không? Khi người lao động ở công ty khác chuyển tới làm việc tại công ty tôi nhưng công ty cũ chưa trả lại sổ cho NLĐ và họ chỉ cung cấp số sổ BHXH cho công ty thì khi đăng ký BHXH cần phải làm thủ tục gì?

Trả lời :

Doanh nghiệp phải nộp BHXH kể từ lúc hoạt động và có thuê mướn lao động với hình thức HĐLĐ từ 3 tháng trở lên. Vì vậy, nếu Công ty của ông có thuê lao động như đã nêu trên đây thì phải truy nộp BHXH.
Khi kê khai danh sách lao động nộp BHXH mà những người này đã có sổ BHXH thì cần kê khai rõ số sổ BHXH của từng người để cơ quan BHXH lưu dữ liệu quá trình nộp BHXH của các giai đoạn chung vào một người duy nhất. Khi người lao động nộp sổ BHXH thì doanh nghiệp giữ và ghi chép tiếp quá trình nộp BHXH vào sổ này.

camonpost.png
 
Cho phép xin hỏi :
Khi mới thành lập Công ty không ký HĐLĐ vậy thì cơ quan Bảo Hiểm dựa vào đâu để truy thu, Giám Đốc là người đại diện Pháp Luật vừa là Cổ Đông,Ông ấy làm việc vẫn hưởng lương vậy thì có mua Bảo Hiểm cho giám đốc hay không ?
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Web KT
Back
Top Bottom