Từ loạt truyện về bác miền núi

Liên hệ QC

batman1

Thành viên gạo cội
Tham gia
8/9/14
Bài viết
5,774
Được thích
9,765
Hôm nay có nhiều truyện.

Truyện 1.

Một lần đi dạo con chó của bác miền núi chạy vào rừng. Hỏi: con chó có thể chạy sâu vào rừng tới mức nào?

Truyện 2.

Lâu lắm rồi bác nọ mới lại xuống núi. Cũng do tóc đã quá dài rồi.
Dưới phố chỉ có hai tiệm cắt tóc, mỗi tiệm chỉ có một mình bác thợ cắt tóc. bác miền núi bước vào tiệm đầu tiên và thấy bác thợ làm tóc - râu chưa cạo, tạp dề bẩn thỉu và tóc được cắt qua loa. Tiệm cắt tóc thứ hai sạch sẽ ngăn nắp, bác thợ mới cạo râu, ăn mặc chỉnh tề và tóc được cắt gọn gàng. Bác miền núi đã chọn bác thợ cắt tóc đầu tiên mà không do dự. Tại sao?


Truyện 3.

Bác miền núi thỉnh thoảng lại xuống núi để đi cắt tóc, gội đầu và tẩm quất. Thường là bác xuất phát từ 5 giờ sáng, đường núi hẹp quanh co nên bác miền núi đi với tốc độ khác nhau, thỉnh thoảng tạm dừng để nghỉ ngơi và ăn một ít trái cây hái bên đường. Bác miền núi xuống tới những tiệm đầu tiên ở ngay chân núi tầm khi các tiệm bắt đầu mở cửa. Sau khi cắt tóc, gội đầu và tẩm quất xong rồi thì bác miền núi thuê nhà trọ ở 2 ngày. Lâu lâu mới xuống phố nên bác miền núi muốn tận hưởng những dịch vụ ở chốn phồn hoa đô thị: quán nhậu, quán bia ôm, rồi tăng 2 tăng 3. Đời người chỉ sống một lần, ai mà đoán được ngày mai ra sao, hưởng thụ được bao nhiêu thì có hưởng thụ những cái đẹp, ngọt ngào trong cuộc sống. Sáng hôm thứ 3 đúng 5 giờ bác miền núi xuất phát từ chân núi lên đường trở về, cũng với tốc độ thay đổi, thỉnh thoảng tạm dừng để nghỉ ngơi.
Hãy chứng minh rằng có một chỗ trên lộ trình của bác miền núi mà bác miền núi đã ở đó ở cùng thời điểm - cả vào ngày đi xuống và ngày đi lên.
 
Hóng hớt trả lời trước.
Truyện 1 : 1/2 cánh rừng
Truyện 2 : Cắt bên ông bờm sờm, vì ông này đã cắt tóc cho ông gọn gàng.
Truyện 3 : Chân núi.
 
Hóng hớt trả lời trước.
Truyện 1 : 1/2 cánh rừng
Tôi cũng cùng ý kiến. Nói rõ thêm là vào sâu tới "giữa rừng".
Truyện 2 : Cắt bên ông bờm sờm, vì ông này đã cắt tóc cho ông gọn gàng.
Chờ xem các đáp án khác. Nhiều khi rất thú vị khi được biết những ý tưởng khác nhau.

Không phải. Khi xuống núi thì bác miền núi ở vị trí chân núi vào khoảng vd. 8:00, còn khi lên núi thì bác miền núi ở vị trí chân núi vào đúng 5:00 - 2 thời điểm khác nhau. Khi lên thì ở thời điểm 5:00 bác miền núi đang ở chân núi, khi xuống thì ở thời điểm 5:00 bác miền núi đang đóng cửa nhà. 2 vị trí cách nhau khá xa.
Trong bài phải chứng minh là ở chỗ này chỗ này, vd. đâu đó sau lối rẽ thứ nhất, sau lùm chuối rừng, bác miền núi đã có mặt ở cùng thời điểm vd. 7:31, cả lúc đi xuống cũng như lức đi lên.

Tất nhiên không phải chỉ rõ địa điểm (sau lối rẽ thứ nhất, sau lùm chuối rừng) mà chỉ phải chứng minh là tồn tại điểm như thế.
 
3. Đường màu xanh biểu diễn thời gian và vị trí khi xuống núi, đường màu đỏ biểu diễn thời gian và vị trí khi lên núi. Dù 2 đường này có hình dáng như thế nào thì chúng cũng chắc chắn giao nhau. Giao điểm chính là vị trí bác miền núi có mặt ở cùng thời điểm (trong ngày).
1645523177927.png
 
3. Đường màu xanh biểu diễn thời gian và vị trí khi xuống núi, đường màu đỏ biểu diễn thời gian và vị trí khi lên núi. Dù 2 đường này có hình dáng như thế nào thì chúng cũng chắc chắn giao nhau. Giao điểm chính là vị trí bác miền núi có mặt ở cùng thời điểm (trong ngày).
View attachment 272374
Hoan hô. Đúng là thế.
Còn cách trình bầy khác. Vào ngày bác miền núi về nhà thì ta tưởng tượng là cũng vào 5:00 bác hàng xóm của bác miền núi cũng xuống núi để cắt tóc, gội đầu, tẩm quất, tăng 2, tăng 3. Bác hàm xóm đi với tốc độ y hệt, nghỉ ở những chỗ y hệt và lâu y hệt như bác hàng xóm đã đi 2 ngày trước. Ngày hôm đó chắc chắn 2 ông hàng xóm sẽ gặp nhau ở đâu đó trên đường núi, và đó là điểm cần tìm.
 
Truyện 1 : tuỳ theo rừng có đúng là rừng hôn. Lỡ lộn rừng thì chó chạy một đỗi là bị cọp bắt.
Truyện 2 : chả nọ cắt kia cắt gì cả. Từ lúc lên núi, ông miền núi bỏ luôn cái vụ cắt tóc.
Truyện 3 : ông miền núi cũng không thể uống bia ôm, không thể tẩm quất.

Đố: tại sao lại có vấn đề 2 và 3?
 
Truyện 1 : tuỳ theo rừng có đúng là rừng hôn. Lỡ lộn rừng thì chó chạy một đỗi là bị cọp bắt.
Truyện 2 : chả nọ cắt kia cắt gì cả. Từ lúc lên núi, ông miền núi bỏ luôn cái vụ cắt tóc.
Truyện 3 : ông miền núi cũng không thể uống bia ôm, không thể tẩm quất.

Đố: tại sao lại có vấn đề 2 và 3?
Ông miền núi dù thế nào cũng chỉ là con người với bản năng, ước muốn trải nghiệm như bao người đàn ông khác thôi. Trừ phi ông ta già tới mức chỉ sống thực vật. Hoặc bị bệnh.
 
Gợi ý:
Bia ôm là tổ nhiễm trùng.
Nếu bị thoái xương (xương mỏng dần) thì tẩm quất có thể gây gãy xương.
Có phải cứ tẩm quất là phải đấm, đá, tát, ép mạnh đâu. Mà khách hàng là thượng đế nên chỉ cần nói trước là cái tay mềm mại chỉ nhè nhẹ nhè nhẹ ... Mà bác thì đâu cần ai chỉ bảo nữa. Bác láu cá hơn người mà cứ giả bộ. Chán bác quá.
 
Chủ tiệm thứ 2 có nhiều thời gian rỗi để vệ sinh tiệm và chăm sóc bản thân. Chủ tiệm 1 không có thời gian vì lượng khách quá nhiều. Phải có gì đặc biệt thì tiệm 1 mới đông khách tới mức đó.
 
Đố ké vào:

Câu 1:
Ai có biết qua gà chọi cũng đều biết cách gọi theo màu:
Đỏ: gà điều
Vàng: gà chuối
Đen: gà ô
Xám: gà tro/gio
Trắng: gà nhạn
Trắng đen (thành vằn): gà cú
Thế thì trắng đen từng mảng (như chó vá) gọi là gì?

Câu 2:
Giống chó ta ở VN có khoảng 7 màu (các loại nhập, loại lai Tây không kể)
1. Vện (vằn)
2. Vàng
3. Phèn
4. Mực
5. Cò
6. Vá (giống VN rất hiếm khi đốm như Dalmatian, nên không kể)
7. Là mầu gì?

Câu 3:
Con heo trắng gọi là heo trắng, đen gọi là heo đen. Thế thì trắng đen (như chó vá) gọi là gì?
 
Web KT
Back
Top Bottom