Tăng/giảm hệ số lương?

Liên hệ QC

Người Đưa Tin

Hạt cát sông Hằng
Thành viên danh dự
Tham gia
12/12/06
Bài viết
3,661
Được thích
18,158
Xin trích dẫn lại bài này, để cùng được tham khảo :

Nguồn http://webketoan.vn/forum/showthread.php?t=61282
feeling thành viên webketoan, có hỏi : Tăng/giảm hệ số lương?

Em có việc này muốn hỏi, mong mọi người chỉ bảo giúp!
Lương tính đến tháng 12 năm 2008 của em là:

Lương cơ bản 2.350.000, hệ số 3.92
Các khoản phụ cấp vào khoảng 1.400.000
Mức lương đóng BHXH: 2.550.000


Rồi qua năm 2009 thấy cty kêu cắt giảm chi phí nọ kia nên xét lại mức lương mới: đánh nguyên văn từ ngữ trên bảng lương nó là thế này:

Lương hệ số 2.000.000, hệ số 2.00
Các khoản phụ cấp vào khoảng 2.400.000
Lương cơ bản (lương trích BHXH): 2.000.000


Em có thắc mắc ko tăng thêm thì it nhất cũng phải giữ bằng mức lương BH như cũ, tại sao lại giảm lương cơ bản, và lương đóng bảo hiểm XH của em đi thì thấy giải thích là: đóng BH cao cùng đâu được lợi gì nhiều cho em, nên xem xét lại như vậy thì mức lương của em vân tăng so với trước cơ mà, có gì thay đổi đâu?

Vậy em có một số thắc mắc hỏi các anh chị để từ đó biết đường kiến nghị:

1. Hệ số chính thức của 1 chuyên viên ra trường từ năm 2000, bậc Đại học, tính đến nay là bao nhiêu?

2. Việc hệ số đang bậc cao giờ tự dưng lại hạ xuống thấp như vậy có tuỳ tiện ko, có hợp lý không?

3. Đóng BH cao hay thấp thì sẽ được lợi gì cho người LĐ, có đúng là đóng cao cũng ko lợi gì nhiều như cty em giải thích trên kia không?


Rất mong nhận được sự tư vấn của các anh, chị và các bạn!

Em chân thành cảm ơn!:)

Bài post kia của em bị phạm quy về nhan đề nên post lại bài này.

Thanks anh/chị Kế toán già gân, có điều nếu anh/ chị nói mà có chút thời gian rỗi trả lời luôn cho em 1 chút về thắc mắc trên thì hay quá
 
Bài này, hôm qua mình có trích dẫn về việc tính lương và xây dựng thang lương, bảng lương như thế nào là đúng ? Nhưng không rõ sao, bài mình cũng mất tiêu theo diện "post bài và trả lời" không đúng topic rồi. (Chắc đã vào recycle bin rùi)

Thôi sẵn đây, KTGG mới lên núi, thỉnh giáo được các chiêu của các bậc tiền bối nay xin trình bày lại cho bạn nhe.

Theo Nhà Nước,
Hệ số lương chính thức của 1 chuyên viên (có nhiều loại VD: Đại học) Theo hệ thống thang bảng lương nhà nước thời gian nâng bậc lương là 3 năm 1 lần. Không tính thời gian được nâng lương trước thời hạn (tối đa không quá 1 năm)

Bậc lương năm 2000 đến trước 10/2004 ( NĐ25,26/NĐ-CP năm1999) được chia làm 2 loại (tùy theo công việc và mã ngạch)
* Loại 1: thứ tự bậc lương: 1.78; 2.02; 2.26; 2.5.....
* Loại 2: thứ tự bậc lương: 1.86; 2.1; 2.34; 2.58 ....
Như vậy đến Tháng 10/2004 thì họ đang được hưởng lương Bậc 2 mức lương: tương ứng là: 2.02; 2.1

Nghị định 204,205/NĐ-CP chuyển xếp lương của họ từ 10/2004 trở đi Bậc 2: 2.02 chuyển thành 2.65; 2.1 chuyển thành 2.67
thời gian tính nâng lương vẫn giữ nguyên.
Đến nay (2009): được 9 năm công tác họ được hưởng lương Bậc 3 theo ND 204, 205 là: 2.96 và 3.00

Còn thang lương bảng lương do doanh nghiệp tự xây dựng :

Trường hợp này của bạn feeling, đơn vị tự xây dựng thang bảng lương, không theo hệ thống thang bảng lương của nhà nước. Khi đăng ký đóng BHXH thì đóng theo mức lương khoán.
Ví dụ : 2.000.000 đồng

Việc đóng BHXH vẫn cao hơn mức lương tối thiểu vùng. Vì vậy theo quy định về BHXH là vẫn đúng. (Đúng là cao hơn mức lương tối thiểu qui định tại Nghị định 110/111)
Người lao động chỉ phải đóng 6% BHXH trong khi người sử dụng lao động (SDLĐ) phải đóng đến 17%. Nếu đóng từ mức cao xuống mức thấp thì người SDLĐ được lợi hơn.
Theo quy định hiện hành, khi đóng BHXH theo mức lương, việc tính hưởng các chế độ BHXH sẽ tính theo mức bình quân tiền lương đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng. Không có tính trượt giá, lạm phát như theo hệ số lương. do đó đóng ở mức thấp hơn thời gian nào thì khi hưởng các chế độ BHXH sẽ thấp hơn của toàn bộ quá trình tham gia BHXH.

Ví dụ cụ thể:
Trường hợp tính trợ cấp hưởng BHXH một lần.
Nếu đóng từ năm 2000 :
Quá trình đóng
  • năm 2000: đóng 500.000 đ (đóng có 6%)
  • năm 2005 : 1.000.000 đ (đóng có 6%)
  • năm 2009: 2.000.000 đ (đóng có 6%)
Lương bình quân: = (500000*5+100000*4+ 2000000*1)/10 = 850000đ
Mức hưởng = 850000*10*1.5 =12.750.000
Nếu năm 2005 đóng 1.800.000
LBQ= (500*5+1800*4+2000*1)/10=1.170.000đ
Mức hưởng:=1.170.000*10*1.5 = ?

Vấn đề ở đây là có rất nhiều chế độ BHXH, lao động . Do đó nó sẽ lũy kế lên để tính mức thiệt hại.

Trường hợp bạn trình bày, cách xử lý của doanh nghiệp bạn là sai, sai là do điều chỉnh mức lương tối thiểu theo nghị định 110/111, không tăng lương mà lại giảm lương

Hãy xem các bài trả lời tại đây.
Nguồn : http://www3.tuoitre.com.vn Thứ Tư, 11/03/2009, 21:25 (GMT+7) - Xây dựng thang lương bảng lương thế nào cho đúng? hoặc Hỏi đáp: Xây dựng thang lương bảng lương thế nào cho đúng? [11/03/2009] - Nguồn : http://www.vntrades.com

Đóng BHXH cao đương nhiên là lợi nhiều hơn là đóng thấp, vì thực chất NLĐ chỉ phải đóng có 6% phần còn lại là Người sử dụng LĐ đóng. Nếu có điều kiện đóng thì nên đóng cao.
Đa số, người lao động không nhìn thấy được cái lợi của việc đóng BHXH. Bởi lý do:
  1. Không hiểu hết được các chế độ BHXH được hưởng. Vấn đề thời gian cũng là yếu tố quan trọng trong việc nhận thức được vấn đề này.
  2. Thủ tục thanh toán BHXH còn rườm rà, khó hiểu, chưa công khai, chính xác và rõ ràng minh bạch dẫn đến việc ngại thanh toán các chế độ.
  3. Thực chất BHXH có 2 từ "Bảo hiểm" cũng như các loại hình bảo hiểm khác Nó có sự chia sẻ. Chính vì sự chia sẻ này, Khi hưởng các chế độ BHXH thì NLĐ được hưởng quyền lợi cao hơn khi được hưởng các chế độ.
  4. Về mặt Vĩ mô (An sinh xã hội) nó đảm bảo một phần cho những người thu nhập thấp, không có thu nhập, người nghèo, người có công với cách mạng.. V..V,

Bài viết này có được sự hỗ trợ bởi thành viên của diễn đàn (Xin phép không đăng nick của thành viên)

Thay mặt thành viên, xin chuyển lời cám ơn đến bác

Thân
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Thắc mắc

Có hai vấn đề thắc mắc giữa BHXH và BH Thương mại mong được các anh chị giải đáp:

1. Tại sao mức đóng BHXH lại bị khống chế <= 20 lần lương tối thiểu? trong khi muốn mua các loại hình Bảo hiểm thương mại khác thì chỉ thấy bị khống chế mức tối thiểu còn mức tối đa không bị khống chế ?
2. Trường hợp các công ty BH thương mại phá sản thì người mua bảo hiểm bị ảnh hưởng như thế nào?
 
Web KT
Back
Top Bottom