Tính tiền điện tiêu thụ theo giá luỹ tiến

Liên hệ QC

Trở lại công thức:

=LOOKUP(n, vùng tăng dần, vùng trả về)

Trong đó vùng tăng dần: {#DIV/0,#DIV/0,...1,#DIV/0,1,#DIV/0,...}

Có thể nhiều số 1 bên trong nếu có nhiều điều kiện thỏa, tuy nhiên LOOKUP sẽ tìm con số n từ phải sang (mảng ngang) hoặc từ dưới lên (mảng dọc) (Nếu dùng MATCH thì sẽ theo hướng ngược lại), tìm số đầu tiên nhỏ hơn n, trả về giá trị tương ứng bên vùng trả về . Do đó n có thể là 2,3 hay 100000000.

Chào bạn,
Theo các bài hướng dẫn của thầy ndu mà mình đọc thì dù dữ liệu không có sắp xếp tăng dần thì Lookup(n,1…) cũng tìm cell cuối cùng (từ dưới lên) thỏa điều kiện nào đó mà, đâu cần tới chuyện dữ liệu phải sắp xếp tăng dần đâu (nếu dữ liệu có sắp xếp tăng dần thì cũng tốt nhưng đây không phải là điều kiện cần). Hay là mình lại hiểu sai đâu đó rồi???
Chúc bạn luôn vui vẻ


 


Chào bạn,
Theo các bài hướng dẫn của thầy ndu mà mình đọc thì dù dữ liệu không có sắp xếp tăng dần thì Lookup(n,1…) cũng tìm cell cuối cùng (từ dưới lên) thỏa điều kiện nào đó mà, đâu cần tới chuyện dữ liệu phải sắp xếp tăng dần đâu (nếu dữ liệu có sắp xếp tăng dần thì cũng tốt nhưng đây không phải là điều kiện cần). Hay là mình lại hiểu sai đâu đó rồi???
Chúc bạn luôn vui vẻ
Nguyên tắc bất biến của LOOKUP là vùng tìm kiếm phải tăng dần hoặc xem như tăng dần. Nếu vùng không phải là tăng dần, LOOKUP vẫn trả về kết quả, như không đáng tin cậy (Lúc đúng, lúc sai)

Một số ví dụ:
{0,0,1,0,1,0,0}: Bất kỳ
{000,1,2,5}: Tăng dần
{0,0,0,1,1,1,1}: xem như tăng dần
{0,0,1,,,}: Có khoảng trắng độ dài bằng 0 (công thức trả về giá trị rỗng ""): Tăng dần
{,,,,1,1,1,1,,,}: Xem như tăng dần
{#DIV/0,1,1,1,1,#DIV/0,,}: Xem như tăng dần
 
Xin chào mọi người, sau khi mình tìm hiểu tất cả các công thức của các bạn thì mình lấy công thức của bạn BNTT, và làm thêm cho đúng với thực tế hơn hiện nay cho mọi người dễ theo dõi.
1. Chu kỳ sử dụng điện: Cái này bên ĐL thông tin là 1 chu kỳ là 30 ngày, nếu ghi chỉ số điện sớm hay trễ thì định mức bậc thang sẽ thay đổi
2. Số hộ sử dụng điện: Hiện nay có trường hợp các hộ gia đình đang sử dụng chung công tơ điện, chưa có điều kiện mắc công tơ riêng thì sẽ được tính trên cùng công tơ, số hộ này thể hiện trên hợp đồng mua bán điện.
Thì tổng hợp lại lúc đó con số chính xác cho giá điện phải trả thực tế.
Chia sẻ cùng mọi người
 

File đính kèm

  • Tien dien 2020 (Abu ver).xls
    27.5 KB · Đọc: 14
Xin chào mọi người, sau khi mình tìm hiểu tất cả các công thức của các bạn thì mình lấy công thức của bạn BNTT, và làm thêm cho đúng với thực tế hơn hiện nay cho mọi người dễ theo dõi.
1. Chu kỳ sử dụng điện: Cái này bên ĐL thông tin là 1 chu kỳ là 30 ngày, nếu ghi chỉ số điện sớm hay trễ thì định mức bậc thang sẽ thay đổi
2. Số hộ sử dụng điện: Hiện nay có trường hợp các hộ gia đình đang sử dụng chung công tơ điện, chưa có điều kiện mắc công tơ riêng thì sẽ được tính trên cùng công tơ, số hộ này thể hiện trên hợp đồng mua bán điện.
Thì tổng hợp lại lúc đó con số chính xác cho giá điện phải trả thực tế.
Chia sẻ cùng mọi người
Bạn rất chịu khó! tôi thích vậy.

Tuy nhiên, theo Biểu tính giá điện "Sinh Hoạt" (SH) của Điện lực hiện hành, thì các mốc phải là 50kw,50kw,100kw,... vì vậy bạn nên chỉnh lại công thức cho kết quả chính xác hơn (xem sheet "SoDung"), vì tôi thấy kết quả bạn ghi là: 48kw, 48kw, 97kw, 83kw !?

Ngoài ra, gửi thêm bạn công thức tính "Giá điện SH theo bậc thang" gọn gàng hơn để bạn tiện tham khảo thêm:
A1= 276Kw
Mã:
B1=SUM(TEXT(A1-{0,50,100,200,300,400},"0;\0")*{1678,56,280,522,298,93})
Chỉ Enter.

Thân
 

File đính kèm

  • Tien dien 2020 (Abu ver).xlsb
    54.2 KB · Đọc: 19
Xin chào mọi người, sau khi mình tìm hiểu tất cả các công thức của các bạn thì mình lấy công thức của bạn BNTT, và làm thêm cho đúng với thực tế hơn hiện nay cho mọi người dễ theo dõi.
...

Thực tế thì điện tiêu thụ là lượng, tính bằng kWh chứ. kW là đơn vị đo điện suất mà.

1587785145813.png
(hình cóp lại từ file đính kèm bài #110)
 
Bạn rất chịu khó! tôi thích vậy.

Tuy nhiên, theo Biểu tính giá điện "Sinh Hoạt" (SH) của Điện lực hiện hành, thì các mốc phải là 50kw,50kw,100kw,... vì vậy bạn nên chỉnh lại công thức cho kết quả chính xác hơn (xem sheet "SoDung"), vì tôi thấy kết quả bạn ghi là: 48kw, 48kw, 97kw, 83kw !?

Ngoài ra, gửi thêm bạn công thức tính "Giá điện SH theo bậc thang" gọn gàng hơn để bạn tiện tham khảo thêm:
A1= 276Kw
Mã:
B1=SUM(TEXT(A1-{0,50,100,200,300,400},"0;\0")*{1678,56,280,522,298,93})
Chỉ Enter.

Thân
Xin chào bạn, mình đã ghi chú 2 mục 1 và 2. Khi tiến hành ghi chỉ số điện nếu chu kỳ tháng đó 30 ngày thì bậc thang mới là 50 50 100... Nhưng nếu ghi sớm hơn 1 ngày hoặc ghi trễ hơn thì con số bậc thang sẽ thay đổi theo tỷ lệ ngày dài hay ngắn, vì người nhà mình có làm trong điện lực và được giải thích rõ. Bạn có thể lấy hóa đơn điện của nhà bạn kiểm tra thử. Hoạc bạn vào link: https://www.evn.com.vn/c3/calc/Cong-cu-tinh-hoa-don-tien-dien-9-172.aspx để kiểm tra công thức của mình.
Bài đã được tự động gộp:

Thực tế thì điện tiêu thụ là lượng, tính bằng kWh chứ. kW là đơn vị đo điện suất mà.

View attachment 236422
(hình cóp lại từ file đính kèm bài #110)
Mình lấy nguồn từ bạn BNTT nên chỉ bổ sung thêm công thức cho đúng thực tế thôi, cám ơn bạn đã góp ý, mình sẽ sửa lại theo https://www.evn.com.vn/c3/calc/Cong-cu-tinh-hoa-don-tien-dien-9-172.aspx cho chuẩn hihi
 
Xin chào mọi người, sau khi mình tìm hiểu tất cả các công thức của các bạn thì mình lấy công thức của bạn BNTT, và làm thêm cho đúng với thực tế hơn hiện nay cho mọi người dễ theo dõi.
1. Chu kỳ sử dụng điện: Cái này bên ĐL thông tin là 1 chu kỳ là 30 ngày, nếu ghi chỉ số điện sớm hay trễ thì định mức bậc thang sẽ thay đổi
2. Số hộ sử dụng điện: Hiện nay có trường hợp các hộ gia đình đang sử dụng chung công tơ điện, chưa có điều kiện mắc công tơ riêng thì sẽ được tính trên cùng công tơ, số hộ này thể hiện trên hợp đồng mua bán điện.
Thì tổng hợp lại lúc đó con số chính xác cho giá điện phải trả thực tế.
Chia sẻ cùng mọi người
Cách tính chưa chuẩn, ví dụ: 5/2/20 đến 4/3/20 dùng 300 kwh
 
Xin chào mọi người, sau khi mình tìm hiểu tất cả các công thức của các bạn thì mình lấy công thức của bạn BNTT, và làm thêm cho đúng với thực tế hơn hiện nay cho mọi người dễ theo dõi.
1. Chu kỳ sử dụng điện: Cái này bên ĐL thông tin là 1 chu kỳ là 30 ngày, nếu ghi chỉ số điện sớm hay trễ thì định mức bậc thang sẽ thay đổi
2. Số hộ sử dụng điện: Hiện nay có trường hợp các hộ gia đình đang sử dụng chung công tơ điện, chưa có điều kiện mắc công tơ riêng thì sẽ được tính trên cùng công tơ, số hộ này thể hiện trên hợp đồng mua bán điện.
Thì tổng hợp lại lúc đó con số chính xác cho giá điện phải trả thực tế.
Chia sẻ cùng mọi người
1/ chu kỳ sử dụng điện là theo 1 tháng (tức là từ 0g00 ngày x của tháng trước đến 0g00 ngày x của tháng hiện tại) nên có thể không toàn là 30 ngày
2/ "nếu ghi chỉ số sơm hay trễ thì...." điều này có lẽ chưa từng xẩy ra trong thực tế. Đã có 1 lần cũng vào dịp tết như những ngày này (cách đây có lẽ 4 hoặc 5 năm), bên điện không ghi theo đúng ngày (lúc đó chưa có công tơ điện tử hoặc có nhưng chưa có app nên phải trèo lên nhìn vào công tơ đọc chỉ số) mà lùi trễ tới 6, 7, 8 ngày ... mà vẫn quy chỉ số đọc lúc đó cho chu kỳ sử dụng nên gần như các hộ dân phải chịu tiền cho các số giá cao (trên dưới 100k cho mỗi hộ)
3/ đây là vấn đề chính tôi muốn đề cập: liệu có thể có cách tính tiền điện luỹ tiến cho từng ngày không, để nếu ghi chỉ số sớm hay muộn vẫn đảm bảo công bằng cho người dùng. nôm na thế này: tất cả các mức dùng tương ứng với từng đơn giá đều chia cho 30 ngày rồi tính tiền theo đó. Ví dụ: mức đầu tiên (thấp nhất) quy định là 100 số để dễ tính quy là 99 số thôi, chia cho 30 ngày là 3,3 số cho 1 ngày, vậy phải trả 99 số cho mức đó, nếu trong 30 ngày đó dùng thêm 51 số của mức tiếp theo thì cũng mỗi ngày phải trả 51/30 =1,7 số giá của mức tiếp theo. Nhưng cũng là 150 số mà dùng trong 31 ngày, thì được áp dụng tính 31x3,3 số =102 số, nên chỉ còn trả 150-102=48 số theo mức tiếp theo.
4/ đây cũng lại là việc chính: EVNHN thông báo lịch ghi chỉ số tháng 2 này là ngày cuối tháng, có nghĩa là trễ 20 ngày so với chu kỳ, vậy số tiền phải trả cho các bậc cao của các ngày ghi trễ sẽ lớn lắm. Không biết liệu có ai có ý kiến gì khác không.
 
1/ chu kỳ sử dụng điện . . . .
2/ "nếu ghi chỉ số sơm hay trễ thì...." điều này có lẽ chưa từng xẩy ra trong thực tế.
3/ đây là vấn đề chính tôi muốn đề cập: liệu có thể có cách tính tiền điện luỹ tiến cho từng ngày không, để nếu ghi chỉ số sớm hay muộn vẫn đảm bảo công bằng cho người dùng. . . . .
4/ đây cũng lại là việc chính: EVNHN thông báo lịch ghi chỉ số tháng 2 này là ngày cuối tháng, có nghĩa là trễ 20 ngày so với chu kỳ, vậy số tiền phải trả cho các bậc cao của các ngày ghi trễ sẽ lớn lắm. Không biết liệu có ai có ý kiến gì khác không.
(4) Ghi trễ đến 2O ngày chứng tỏ thói hống hách của ngành điện Hà nội;
→ Ngòi ra đó là chuyện trấn lột khách hàng của mình 1 cách ngang nhiên của các nhà độc quyền; đán bị phỉ & nhổ (nước bọt) vào mặt!
(2) Bạn ở nước Cộng hòa tự trị nào vậy, ngạc nhiên hết sức;
(3) Tính lũy tiến theo từng ngày ư; cách nào mà không có tiêu cực (xem lại (4))

[Khi chưa có công tơ (CT) điện tử, 1 số nhà trong xòm (thường xuyên vằng lâu do công việc) họ ghi số CT tự báo chỉ số;
Nếu chủ nhà nào Trùm sò thì có thể ghi chỉ số nào có lợi nhất cho nhà mình cũng OK!]
 
...
3/ đây là vấn đề chính tôi muốn đề cập: liệu có thể có cách tính tiền điện luỹ tiến cho từng ngày không, để nếu ghi chỉ số sớm hay muộn vẫn đảm bảo công bằng cho người dùng. nôm na thế này: tất cả các mức dùng tương ứng với từng đơn giá đều chia cho 30 ngày rồi tính tiền theo đó. Ví dụ: mức đầu tiên (thấp nhất) quy định là 100 số để dễ tính quy là 99 số thôi, chia cho 30 ngày là 3,3 số cho 1 ngày, vậy phải trả 99 số cho mức đó, nếu trong 30 ngày đó dùng thêm 51 số của mức tiếp theo thì cũng mỗi ngày phải trả 51/30 =1,7 số giá của mức tiếp theo. Nhưng cũng là 150 số mà dùng trong 31 ngày, thì được áp dụng tính 31x3,3 số =102 số, nên chỉ còn trả 150-102=48 số theo mức tiếp theo.
4/ đây cũng lại là việc chính: EVNHN thông báo lịch ghi chỉ số tháng 2 này là ngày cuối tháng, có nghĩa là trễ 20 ngày so với chu kỳ, vậy số tiền phải trả cho các bậc cao của các ngày ghi trễ sẽ lớn lắm. Không biết liệu có ai có ý kiến gì khác không.
Vấn đề chính:
Trong hợp đồng điện, có chỗ nào nói rằng "bên cung có quyền đoán số tiệu thụ"? hoặc "xê dịch vài ngày"? Đây chưa hẳn là chuyện "công bằng", mà có thể trên thực tế, không hẳn lúc nào cũng cơ thể cử nhân viên đi được. Ví dụ vùng khó đi, gặp mùa mưa lũ. Hẻm lầy lội gặp mùa mưa trong tỉnh thành thì cũng chả khác gì ngoài thôn quê. Trong cùng một xóm mà có nhà vào được, nhà thì không. Dẫu tôi có lich trình, nhưng chưa chắc tôi đủ người để diều chỉnh lại cái chuyện hàng rào mỗi nhà có thể thay đổi, quên đưa chìa khóa. Chưa kể nhà có chó dữ, vào đo sợ đứng tim. Theo luật lao động thì trường hợp này nhân viên sẽ kiện công ty đòi tiền bảo hiểm. Công ty kiện lại chủ nhà thì có hơi lâu.

Ở các nước Âu Mẽo, việc bên cung có quyền đoán, hai ba kỳ mới chỉnh lại vẫn xảy ra.

Việc chính:
Việc chính là quý vị trước khi nói chuyện công bình thì nên đi tìm luật nhà nước ấn định việc xê xít như thế này thì điều chỉnh cách nào cho công bình.

Ở Âu Mẽo, công thức điều chỉnh dựa vào thống kê sử dụng hai kỳ trước, và thống kê sử dụng cùng kỳ, năm trước.
 
Ở Âu Mẽo, công thức điều chỉnh dựa vào thống kê sử dụng hai kỳ trước, và thống kê sử dụng cùng kỳ, năm trước.
chính ngay nhà tôi (khu vực Hàng Bài HK HN): đồng hồ nước bị hỏng (không quay) bên cấp nước báo chỉ số là trung bình cộng của 2 kỳ trước đó lấy tròn giảm chứ không lấy tròn tăng dù là trung bình cộng của 20 và 19, dù là 1 m3 nước mức cao có giá cao hơn nhiều 1 kWh điện mức cao
 
(4) Ghi trễ đến 2O ngày chứng tỏ thói hống hách của ngành điện Hà nội;
→ Ngòi ra đó là chuyện trấn lột khách hàng của mình 1 cách ngang nhiên của các nhà độc quyền; đán bị phỉ & nhổ (nước bọt) vào mặt!
(2) Bạn ở nước Cộng hòa tự trị nào vậy, ngạc nhiên hết sức;
(3) Tính lũy tiến theo từng ngày ư; cách nào mà không có tiêu cực (xem lại (4))

[Khi chưa có công tơ (CT) điện tử, 1 số nhà trong xòm (thường xuyên vằng lâu do công việc) họ ghi số CT tự báo chỉ số;
theo tôi điều đáng ngạc nhiên là ở đây: cách đây 2 tháng, trên app của EVNHN không hề có các chỉ số đã tiêu thụ qua các ngày, trong khoảng hơn 20 ngày, nên đến khi chôt chỉ số phải có người trèo lên dòm vào hộp công tơ để đọc cho người khác ghi, khi hỏi sao thì được trả lời là lỗi đường truyền, công tơ điện tử không báo được chỉ số về nguồn xử lý. Môt tập đoàn khủng mà có mỗi lỗi đường truyền không xử lý được ngay? không phải đáng ngạc nhiên sao
 
... nên đến khi chôt chỉ số phải có người trèo lên dòm vào hộp công tơ để đọc cho người khác ghi, khi hỏi sao thì được trả lời là lỗi đường truyền, công tơ điện tử không báo được chỉ số về nguồn xử lý. Môt tập đoàn khủng mà có mỗi lỗi đường truyền không xử lý được ngay? không phải đáng ngạc nhiên sao
Bạn là người thích chỉ trích bên A, bảo vệ công bình cho B.
Tôi thích bảo vệ công bình cho NHÂN VIÊN của A. "Trèo lên dòm" có nằm trong hợp đồng lao động của anh/chị nhân viên này không? và còn bị bên B hạch hỏi? bên B có giúp đỡ, ví dụ đưa cho chiếc ghế vững chãi hay cố tình đưa ghế mục cho bỏ ghét?
Lỡ anh/chị ta té gãy chân thì ai chịu trách nhiệm?

Chú: chuyện "lỗi đường truyền" sao bạn biết là có thể "sử lý được ngay", thống kê hay chuyên viên nào chứng minh vậy? Tập đoàn lớn thì quy mô lớn. Trước khi phê bình kỹ thuật về quản lý mạng hạng quy mô lớn thì tôi cần phải biết cách chia mạng ra sao, cách phục vụ ra sao!
 
Theo nguyên tắc "suy đoán vô tội" thì mọi hư hỏng đường truyền hay gì gì đi nữa, EVN phải chỊU sất!
Chia đôi lỗi này đã là tầm bậy, vậy mà các tướng đại bao cấp loại này đỗ hết cho thần dân chịu là thứ chó đẻ chứ chả phải chơi?!

Các nước tư bản còn chống độc quyền cơ mà, . . . . HẾT BIẾT!
 
...
Các nước tư bản còn chống độc quyền cơ mà, . . . . HẾT BIẾT!
"Các nước tư bản" mà bạn nói đây là nước nào? Theo tôi biết thì đám này chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Luật chống độc quyền gọi là "Antitrust Laws".
Bạn cho biết có bao nhiêu nước trên thế giới có bộ luật này chỉnh chu, và áp dụng chỉnh chu?

Tôi ví dụ một hiện tượng xảy ra ở các nước mà bạn có thể cho "tư bản":
Vùng đất X thuộc về Quận/Huyện XYZ.
Đại gia M biết là vùng ấy ở sát bờ núi có hiểm nguy sập lở cho nên giá rất rẻ. Ông ta mua một mớ đất và bắt đầu cất nhà.
Sau khi cất xong, ông ta đưa đơn lên kiện rằng bờ đá có cơ nguy cho đám nhà của ông, và buộc chính quyền Quận/Huyện phải ra phương án giải quyết.
Chính quyền không đủ tiền kiện cáo cho nên chịu thua, phải sửa là bờ đá. Tốn kém cũng không ít, xin chính phủ Tỉnh/Tiểu Bang chắc được một mớ.

Vì bây giờ là an toàn cho nên nhà của Đại gia M tăng giá đột bực.

Ai trả giá? Cư dân Quân Huyện XYZ tra qua tiền thuế hằng năm, và chính phủ - tức là dân đóng thuế của Tỉnh/Tiểu Bang.

Tư bản bây giờ không ngu như thời Mác/An Gien. Chúng có cách làm tiền của chúng. Vì các cách này cao cấp cho nên dân ngu khu đen không nhận ra thôi.
 

Có luật đã là OK rồi; Còn chuyện lách luật để có tiền thì nhang nhảng trên khắp nhân gian & có khi dựa trên nền tảng Luật

(/ì 1 điều hiễn nhiên là Luật bao giờ cũng đi sau & có sau thực tế cuộc sống cũng để điều chỉnh hành vi của cuộc sống XH!
 
4/ đây cũng lại là việc chính: EVNHN thông báo lịch ghi chỉ số tháng 2 này là ngày cuối tháng, có nghĩa là trễ 20 ngày so với chu kỳ, vậy số tiền phải trả cho các bậc cao của các ngày ghi trễ sẽ lớn lắm. Không biết liệu có ai có ý kiến gì khác không.
Theo tôi nhớ thì khi thông báo bắt đầu ghi điện cuối tháng thay cho ngày 10 (kỳ đầu áp dụng trễ 20 ngày thành 50 ngày), Điện lực có giải thích cách tính tiền cho kỳ đặc biệt đó:
- 30 ngày đầu tính bình thường theo mức lũy tiến cho lượng điện tiêu thụ trong 30 ngày đó
- 20 ngày trễ, tính lại từ đầu cho lượng điện tiêu thụ trong 20 ngày đó.
Nếu tôi nhớ không lầm thì tháng đó ghi 2 lần.

Thông báo còn nói nếu người sử dụng điện thấy không đúng với cách tính đã nêu thì có quyền khiếu nại.

Vậy, bạn phải đưa ra được bảng tính và bằng chứng cho thấy hóa đơn ghi số tiền phải trả sai, 20 ngày cuối phải trả mức giá ở bậc cao hơn. Đó là bạn bị tính sai rành rành, khiếu nại cũng phải có bằng chứng và bảng tính hợp lý.

Còn nếu ai đó chỉ đọc thông báo rồi nghi ngờ bên cung cấp điện (chưa biết là đã có sai hay không) và lu loa lên thì không tốt.
Hoặc ai đó vẫn không biết cách tính lũy tiến thế nào như một số người trong chủ đề này (phải lên hỏi GPE), hoặc tính sai, thì khiếu nại vô giá trị.
 
Theo tôi nhớ thì khi thông báo bắt đầu ghi điện cuối tháng thay cho ngày 10 (kỳ đầu áp dụng trễ 20 ngày thành 50 ngày), Điện lực có giải thích cách tính tiền cho kỳ đặc biệt đó:
- 30 ngày đầu tính bình thường theo mức lũy tiến cho lượng điện tiêu thụ trong 30 ngày đó
- 20 ngày trễ, tính lại từ đầu cho lượng điện tiêu thụ trong 20 ngày đó.
Nếu tôi nhớ không lầm thì tháng đó ghi 2 lần.
tôi đã bỏ qua việc xem hợp đồng ký lại trong đó có ghi bổ xung lịch thay đổi kỳ ghi chỉ số. tôi sẽ gọi lại để hỏi sau. Nếu đúng vậy thì không có gì đáng đưa ra ở đây. tuy nhiên chỉ số vào đúng ngày như các kỳ trước đã không được thông báo trên Zalo
 
tôi đã bỏ qua việc xem hợp đồng ký lại trong đó có ghi bổ xung lịch thay đổi kỳ ghi chỉ số. tôi sẽ gọi lại để hỏi sau. Nếu đúng vậy thì không có gì đáng đưa ra ở đây. tuy nhiên chỉ số vào đúng ngày như các kỳ trước đã không được thông báo trên Zalo
tôi đã gọi hỏi lại và được trả lời đại để đúng như ý muốn, tức là các số tiêu thụ ở các mức giá sẽ được tính không phải theo 30 ngày như chu kỳ mà theo thực tế số ngày đã dùng, đơn giản là mức thấp nhất là 50 số của chu kỳ (cũng như các mức cao về sau) sẽ chuyển thành hơn 50 (...) tuỳ theo số tiêu thụ thực tế do ghi trễ. Có lẽ câu của người xưa "muốn bắt cọp phải vào tận hang" rất đúng trong trường hợp này
 
Web KT
Back
Top Bottom