Tính số dư tài khoản

Liên hệ QC

trananhtuan281914

Thành viên hoạt động
Tham gia
18/3/20
Bài viết
153
Được thích
37
Em có dữ liệu chi tiết, muốn tính ra số dư của các tài khoản phát sinh trong từng tháng như kết quả. Anh chị hướng dẫn giúp, em cảm ơn.
 

File đính kèm

Em có dữ liệu chi tiết, muốn tính ra số dư của các tài khoản phát sinh trong từng tháng như kết quả. Anh chị hướng dẫn giúp, em cảm ơn.
Sổ kế toán có kết cấu dữ liệu, cũng như bảng tổng hợp không cần phân biệt "Dư Nợ, Dư Có" như file bạn gửi, cả hai tôi mới thấy lần đầu tiên, rất ngạc nhiên!

Ngoài ra, đây là các Tài khoản công nợ phải thu và phải trả, nên buộc phải theo dõi chi tiết theo từng đối tượng một, không thể gom chung 1 cục.

Kế toán mà làm kiểu này thì dễ toi lắm bạn ôi!

Thân
 
Sổ kế toán có kết cấu dữ liệu, cũng như bảng tổng hợp không cần phân biệt "Dư Nợ, Dư Có" như file bạn gửi, cả hai tôi mới thấy lần đầu tiên, rất ngạc nhiên!

Ngoài ra, đây là các Tài khoản công nợ phải thu và phải trả, nên buộc phải theo dõi chi tiết theo từng đối tượng một, không thể gom chung 1 cục.

Kế toán mà làm kiểu này thì dễ toi lắm bạn ôi!

Thân
Sổ chi tiết nhiều tài khoản, nên có dư nợ và dư có. Dữ liệu sẽ có nhiều tài khoản để tổng hợp số dư và số phát sinh để lên báo cáo. Sổ này bình thường ạ, làm báo cáo quản trị không cần chi tiết.
Theo dõi chi tiết khác nữa anh ạ.
 
Thấy làm được đó rồi thôi.
Bài đã được tự động gộp:

Bảng đó tuyệt chiêu pivot cũng để xó không xài được
 
kế toán -> kếtoán -> kết oán
Sổ kế toán có kết cấu dữ liệu, cũng như bảng tổng hợp không cần phân biệt "Dư Nợ, Dư Có" như file bạn gửi, cả hai tôi mới thấy lần đầu tiên, rất ngạc nhiên!

Ngoài ra, đây là các Tài khoản công nợ phải thu và phải trả, nên buộc phải theo dõi chi tiết theo từng đối tượng một, không thể gom chung 1 cục.

Kế toán mà làm kiểu này thì dễ toi lắm bạn ôi!
kế toán -> kếtoán -> kết oán : nếu không phải là kế to án

Sổ của thớt là sổ tài khoản tổng hợp (*1), nhưng ghi theo kiểu sổ phụ (*2). Đương nhiên là chưa ai thấy qua.

(*1) Debtors Control Account & Creditors Control Account, nằm trong sổ cái (General Ledger)
(*2) Subsidiary Ledgers (Sales Ledger & Purchase Ledger) các tài khoản trong loại sổ này không nằm trong hệ thống cân đối tài khoản (Balance Sheet); và chỉ ghi phát sinh theo một chiều (không có cân đối).

@Thớt: bảng chi tiết không được thiết kế để làm việc với bảng tổng kết từng tháng. Muốn nhận biết dòng đầu tiên và dòng cuối cùng của tháng phải dùng công thức khủng. Mà từ "khủng" không hợp khẩu vị với tôi. May ra tác giải bài #2 có thể giúp bạn.
 
kế toán -> kếtoán -> kết oán

kế toán -> kếtoán -> kết oán : nếu không phải là kế to án

Sổ của thớt là sổ tài khoản tổng hợp (*1), nhưng ghi theo kiểu sổ phụ (*2). Đương nhiên là chưa ai thấy qua.

(*1) Debtors Control Account & Creditors Control Account, nằm trong sổ cái (General Ledger)
(*2) Subsidiary Ledgers (Sales Ledger & Purchase Ledger) các tài khoản trong loại sổ này không nằm trong hệ thống cân đối tài khoản (Balance Sheet); và chỉ ghi phát sinh theo một chiều (không có cân đối).

@Thớt: bảng chi tiết không được thiết kế để làm việc với bảng tổng kết từng tháng. Muốn nhận biết dòng đầu tiên và dòng cuối cùng của tháng phải dùng công thức khủng. Mà từ "khủng" không hợp khẩu vị với tôi. May ra tác giải bài #2 có thể giúp bạn.
Anh chơi chữ trào phúng quá !
Dạ, em biết việc lấy số như vậy cũng khó, mất nhiều thời gian của anh chị hướng dẫn. Cảm ơn anh.
 
Sổ chi tiết nhiều tài khoản, nên có dư nợ và dư có. Dữ liệu sẽ có nhiều tài khoản để tổng hợp số dư và số phát sinh để lên báo cáo. Sổ này bình thường ạ, làm báo cáo quản trị không cần chi tiết.
Theo dõi chi tiết khác nữa anh ạ.
Sổ cái tài khoản có thể chấp nhận, nhưng báo cáo quản trị không phân biệt dư nợ dư có là sai lầm nghiêm trọng, vi phạm nguyên tắc căn bản kế toán. Công thức không khó nhưng không nên làm vì có thể làm cho người dùng mất việc
 
Sổ cái tài khoản có thể chấp nhận, nhưng báo cáo quản trị không phân biệt dư nợ dư có là sai lầm nghiêm trọng, vi phạm nguyên tắc căn bản kế toán. Công thức không khó nhưng không nên làm vì có thể làm cho người dùng mất việc

Đồng ý với anh.
Dư nợ / Có của tài khoản công nợ này hoàn toàn khác nhau. Kể cả khi bạn lập báo cáo tài chính nó đã nằm ở các mục khác nhau rồi.
Không thể bù trừ trả trước cho A với phải thu từ B được.
 
Sổ cái tài khoản có thể chấp nhận, nhưng báo cáo quản trị không phân biệt dư nợ dư có là sai lầm nghiêm trọng mất căn bản kế toán. Công thức không khó nhưng không nên làm vì có thể làm cho người dùng mất việc
Như em đã trao đổi ở trên, báo cáo quản trị có nhiều loại anh, theo chi tiết là 1 loại khác, em cần tổng hợp số để lập 1 báo cáo khác từ sổ chi tiết của nhiều tài khoản (nên có dư nợ và dư có vì nhiều tài khoản trên 1 sổ ạ). Anh/chị đang bàn luận về kế toán,,,còn tổng hợp số liệu Excel là 1 vấn đề em đang nhờ anh/chị giúp đỡ ạ.
Thân anh !
 
Như em đã trao đổi ở trên, báo cáo quản trị có nhiều loại anh, theo chi tiết là 1 loại khác, em cần tổng hợp số để lập 1 báo cáo khác từ sổ chi tiết của nhiều tài khoản (nên có dư nợ và dư có vì nhiều tài khoản trên 1 sổ ạ). Anh/chị đang bàn luận về kế toán,,,còn tổng hợp số liệu Excel là 1 vấn đề em đang nhờ anh/chị giúp đỡ ạ.
Thân anh !
Ví dụ TK331 đầu tháng 1 dư nợ 100, cuối tháng dư có 300 ... Với mẫu báo cáo của bạn, người dùng chết chắc
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Sổ cái tài khoản có thể chấp nhận, nhưng báo cáo quản trị không phân biệt dư nợ dư có là sai lầm nghiêm trọng, vi phạm nguyên tắc căn bản kế toán. Công thức không khó nhưng không nên làm vì có thể làm cho người dùng mất việc
Nhìn cái bảng thì đã thấy rõ nó không theo tiêu chuẩn kế toán.
Lý do tại sao phải theo tiêu chuẩn kế toán thì đã nằm trong bài học vỡ lòng của người kế toán. Ở đây nhắc lại là thừa bạn ạ.

Hai tài khoản 131 và 331 là tài khoản chính trong hệ thống cân đối. Tháng nào lại chẳng có kết toán dư nợ/có.

Lý do tại sao thớt không lấy dữ liệu từ tài khoản (131 và 331) một cách nghiêm chỉnh mà phải dùng cái bảng kinh rợn như trên thì cũng có thể đoán được: người ta không muốn theo tiêu chuẩn, bởi vì cái báo cáo này là báo cáo tạm, dùng để "nắn bóp" dữ liệu.
 
Nhìn cái bảng thì đã thấy rõ nó không theo tiêu chuẩn kế toán.
Lý do tại sao phải theo tiêu chuẩn kế toán thì đã nằm trong bài học vỡ lòng của người kế toán. Ở đây nhắc lại là thừa bạn ạ.

Hai tài khoản 131 và 331 là tài khoản chính trong hệ thống cân đối. Tháng nào lại chẳng có kết toán dư nợ/có.

Lý do tại sao thớt không lấy dữ liệu từ tài khoản (131 và 331) một cách nghiêm chỉnh mà phải dùng cái bảng kinh rợn như trên thì cũng có thể đoán được: người ta không muốn theo tiêu chuẩn, bởi vì cái báo cáo này là báo cáo tạm, dùng để "nắn bóp" dữ liệu.

Theo cách mọi người xây dựng báo cáo quản trị thôi anh, nguồn thì lấy từ sổ nào phù hợp nhất thì sử dụng. Anh thích Phở, em thích Mì ... mục tiêu ấm bụng buổi sáng.
Thân anh !
 
Theo cách mọi người xây dựng báo cáo quản trị thôi anh, nguồn thì lấy từ sổ nào phù hợp nhất thì sử dụng. Anh thích Phở, em thích Mì ... mục tiêu ấm bụng buổi sáng.
Thân anh !
Mình gặp rất nhiều báo cáo quản trị, chưa từng thấy báo cáo nào tính kiểu nầy
 
Mình gặp rất nhiều báo cáo quản trị, chưa từng thấy báo cáo nào tính kiểu nầy
Bên quản trị người ta chỉ liếc qua cái dashboard nhỏ nhỏ; tức là cái cục nhỏ nhỏ ở bên tay phải. Chứ cái bảng chi tiết họ đâu có thì giờ đọc; mà có đọc cũng chả hiểu.

Mà cái này thì phải do kế toán trưởng đưa ra. Cuối tháng, khi phải đối chiếu hai tài khoản 131 và 331 với các sổ phụ thì họ đã có những con số dư này.

Chú thích: tôi loại trừ trường hợp báo cáo cho ngân hàng. Ngân hàng nào mà chấp nhận báo cáo kiểu này thì có ngày ra toà.
 
Bên quản trị người ta chỉ liếc qua cái dashboard nhỏ nhỏ; tức là cái cục nhỏ nhỏ ở bên tay phải. Chứ cái bảng chi tiết họ đâu có thì giờ đọc; mà có đọc cũng chả hiểu.

Mà cái này thì phải do kế toán trưởng đưa ra. Cuối tháng, khi phải đối chiếu hai tài khoản 131 và 331 với các sổ phụ thì họ đã có những con số dư này.

Chú thích: tôi loại trừ trường hợp báo cáo cho ngân hàng. Ngân hàng nào mà chấp nhận báo cáo kiểu này thì có ngày ra toà.
Nó chỉ là 1 báo cáo quản trị cần tổng hợp số từ một nguồn dữ liệu, anh suy diễn quá sâu...người đọc theo dõi những phản hồi của anh cũng bị ... cảm ơn những chia sẽ của anh.
 
Nó chỉ là 1 báo cáo quản trị cần tổng hợp số từ một nguồn dữ liệu, anh suy diễn quá sâu...người đọc theo dõi những phản hồi của anh cũng bị ... cảm ơn những chia sẽ của anh.
Nói tầm bậy. Ngậm máu phun người.
Tác giả bài #2 đã có ý kiến trước tôi. Bài #7 và #10 tuy sau bài #5 của tôi, nhưng tác giả hai bài này không hề cho thấy có ảnh hưởng gì của ý tôi cả.
 
Theo cách mọi người xây dựng báo cáo quản trị thôi anh, nguồn thì lấy từ sổ nào phù hợp nhất thì sử dụng. Anh thích Phở, em thích Mì ... mục tiêu ấm bụng buổi sáng.
Thân anh !
Theo như lời bạn tôi nghĩ: tại Cty của bạn nếu đã biết sử dụng báo cáo quản trị (theo đúng nghĩa và chuẩn của nó) thì ban lãnh đạo Cty rất quan tâm đến số liệu kế toán, vì vậy chắc rằng đã đầu tư phần mềm kế toán. Dù có khác thương hiệu nhưng các phần mềm này đều dựa trên chuẩn mực kế toán và luật để tạo ra các bảng biểu, mục tài khoản và hạch toán kép..v.v. Do vậy, nếu bạn cần lấy số dư đầu - cuối kỳ của bất kỳ tài khoản nào, theo bất kỳ thời điểm, thời đoạn, tháng, quý hay năm thì bạn chỉ cần tìm đến "bảng cân đối số phát sinh các tài khoản" là bạn có đầy đủ thông tin để báo cáo rồi! Nếu có tổng hợp ra Excel, thì chỉ cần dùng hàm truy lục như: họ hàng nhà Lookup(), hoặc Index(), Match()...là xong ngay thôi!

Ở đây, các anh em muốn góp ý cho bạn để nhận định rõ tính chất công nợ dù bạn là kế toán, kế hoạch, hay giám đốc...giám gì gì đi chăng nữa:
Ví dụ: nếu trên bảng mà bạn gọi là dành cho 'báo cáo quản trị', tài khoản 331 (Phải trả nhà cung cấp - NCC) T01 có số dư đầu kỳ: 5 tỷ, do không phân rõ 'Dư Nợ' hay 'Dư Có', cho nên 'Phở' có thể nói là: 5 tỷ mình thiếu NCC, nhưng 'Mì' cũng có thể cho là: 5 tỷ tiền mình ứng trước cho NCC. Nếu không phân rõ Dư Nợ/Có thì 'quản' cái gì và 'trị' làm sao hử bạn?

Lại nữa, tính chất công nợ phải theo dõi từng đối tượng và không nên gom chung 1 cục cấn trừ Nợ/Có:
Ví dụ: Cũng giống số liệu tài khoản 331 như VD trên, nhưng nếu phân rõ ra thì: Cty mình thiếu NCC-A: 6 tỷ (Dư Có TK.331), và Cty mình đã đặt cọc trước cho NCC-B: 1 tỷ (Dư Nợ TK.331). Nếu gom chung thì ra số 5 tỷ, nhà 'quản trị' của bạn thấy số Nợ phải trả theo 'báo cáo' ít thì hồ hởi, nhưng thực tế thì nhiều hơn, vậy đến hạn thanh toán NCC-A đòi tiền nhà 'quản trị' của bạn đào đâu ra tiền để trả hử bạn, vì còn thiếu 1 tỷ nữa!? Đến lúc đó bạn có lấy được 1 tỷ đã ứng trước cho NCC-B về hay không để bù vào?

Cho nên khi lên báo cáo cân đối, các tài khoản công nợ sẽ được gom (cộng gộp chung) theo cách: những tài khoản chi tiết theo đối tượng nào có số dư bên Nợ thì gom riêng 1 nhóm, và có số dư bên Có thì gom riêng 1 nhóm, và được thể hiện trong bảng tổng hợp: cùng lúc, cùng dòng cả Dư Nợ và Dư Có.

Đó là 1 trong những lý do mà các anh @VetMini@HieuCD khuyên nhủ bạn ở trên.

Thân
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Đây


Screenshot (147)_LI.jpg

đầu kỳ này = cuối kỳ trước, có nhìn điền thôi cũng sai. chỉ đúng 1 số trường hợp trùng nhau
Cùng dụng hàng nên cho nửa công thức
Bài đã được tự động gộp:

Screenshot (148).png
Điền đủ dữ liệu vào mới tạo ra phép so sánh chứ
Bài đã được tự động gộp:

nhìn thế nó mới bài bản
Screenshot (149).png
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom