Tính ngày CHAY và ngày MẶN

Liên hệ QC

Masu1991

Thành viên hoạt động
Tham gia
21/3/20
Bài viết
110
Được thích
14
Chào anh chị, Em có một ví dụ nhỏ như này, là dựa vào ngày dương lịch để tìm ra ngày âm lịch và xem ngày đó có phải là ngày ăn CHAY hay không, nếu ngày đó là ngày CHAY thì trả về kết quả CHAY, ngược lại thì MẶN
Em cảm ơn.
 

File đính kèm

Kết quả là dòng bôi xanh ấy ạ
 
Chào anh chị, Em có một ví dụ nhỏ như này, là dựa vào ngày dương lịch để tìm ra ngày âm lịch và xem ngày đó có phải là ngày ăn CHAY hay không, nếu ngày đó là ngày CHAY thì trả về kết quả CHAY, ngược lại thì MẶN
Em cảm ơn.
Công thức tại B5 (Năm 2022 chưa sai nhưng năm khác có thể có vài ngày sai):
Mã:
=IF(ISERROR(MATCH(--TEXT(B3,"[$-00110000]d"),CHOOSE(MAX(INDEX(--TEXT(ROW(INDIRECT(B3&":"&(B3+29))),"[$-00110000]d"),))-28,{1,8,14,15,18,23,24,27,28,29},{1,8,14,15,18,23,24,28,29,30}),0)),"MAN","CHAY")
 
Công thức tại B5 (Năm 2022 chưa sai nhưng năm khác có thể có vài ngày sai):
Mã:
=IF(ISERROR(MATCH(--TEXT(B3,"[$-00110000]d"),CHOOSE(MAX(INDEX(--TEXT(ROW(INDIRECT(B3&":"&(B3+29))),"[$-00110000]d"),))-28,{1,8,14,15,18,23,24,27,28,29},{1,8,14,15,18,23,24,28,29,30}),0)),"MAN","CHAY")
cảm ơn anh rất nhiều, em kiểm tra xem thế nào ạ.
 
Bà con tiện lợi nhỉ.
Tôi thì làm thủ công tuốt. Lấy quyển lịch năm, gõ bảng tra mấy ngày cần thiết. Hết.
 
Công thức tại B5 (Năm 2022 chưa sai nhưng năm khác có thể có vài ngày sai):
Mã:
=IF(ISERROR(MATCH(--TEXT(B3,"[$-00110000]d"),CHOOSE(MAX(INDEX(--TEXT(ROW(INDIRECT(B3&":"&(B3+29))),"[$-00110000]d"),))-28,{1,8,14,15,18,23,24,27,28,29},{1,8,14,15,18,23,24,28,29,30}),0)),"MAN","CHAY")
Tôi không kiểm tra công thức cho B5, nhưng với B3 = 19.05.2023 - 31.05.2023 công thức TEXT(B3;"[$-00110000]yyyy-mm-dd") trả về 30/04/2023, 01/05/2023-12/05/2023

Kết quả đúng phải là: 01/04/2023-13/04/2023

Công thức --TEXT(B3;"[$-00110000]d") cũng sai vì trả về 30 cho ngày dương 19.05.2023, trong khi mong đợi là 1, còn với các ngày khác trả về kết quả nhỏ hơn mong đợi 1 đơn vị.

Các ngày dương đầu tháng 6 cũng thế. Tức với 01.06.2023-17.06.2023 sai về số ngày trả về. Còn nếu tính cả tháng thì sai nhiều lắm. Vd. ngày dương 30.06.2023 là ngày âm 13.05.2023 nhưng công thức TEXT(B3;"[$-00110000]yyyy-mm-dd") trả về ngày âm 13.06.2023

Tôi có thể nhầm lẫn (khả năng thấp) khi kiểm tra, nhưng ai muốn có thể tự kiểm tra lại. Tôi không khăng khăng là kết quả của tôi là chính xác.

Tuy nhiên kết quả sẽ có vấn đề khi năm âm lịch là năm nhuận. Tôi đoán mò thôi.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Thay đổi gió
Mã:
=IFERROR(IF(MAX(VALUE(TEXT(SEQUENCE(30,,B3),"[$-00131066] d")))=30,VLOOKUP(VALUE(TEXT(B3,"[$-00131066] d")),$J$4:$K$13,2,0),VLOOKUP(VALUE(TEXT(B3,"[$-00131066] d")),$L$4:$M$13,2,0)),"MAN")
1661170448251.png
Bài đã được tự động gộp:

Thấy bạn kẻ cái bảng kỳ công quá nên xài vlookup huyền thoại
 

File đính kèm

Tôi không kiểm tra công thức cho B5, nhưng với B3 = 19.05.2023 - 31.05.2023 công thức TEXT(B3;"[$-00110000]yyyy-mm-dd") trả về 30/04/2023, 01/05/2023-12/05/2023

Kết quả đúng phải là: 01/04/2023-13/04/2023

Công thức --TEXT(B3;"[$-00110000]d") cũng sai vì trả về 30 cho ngày dương 19.05.2023, trong khi mong đợi là 1, còn với các ngày khác trả về kết quả nhỏ hơn mong đợi 1 đơn vị.

Các ngày dương đầu tháng 6 cũng thế. Tức với 01.06.2023-17.06.2023 sai về số ngày trả về. Còn nếu tính cả tháng thì sai nhiều lắm. Vd. ngày dương 30.06.2023 là ngày âm 13.05.2023 nhưng công thức TEXT(B3;"[$-00110000]yyyy-mm-dd") trả về ngày âm 13.06.2023

Tôi có thể nhầm lẫn (khả năng thấp) khi kiểm tra, nhưng ai muốn có thể tự kiểm tra lại. Tôi không khăng khăng là kết quả của tôi là chính xác.

Tuy nhiên kết quả sẽ có vấn đề khi năm âm lịch là năm nhuận. Tôi đoán mò thôi.
Vâng em cũng nói rõ từ đầu là có sai với các năm khác vì em biết hàm này không đúng chuẩn 100% so với âm lịch. Số liệu bác đưa em cũng chưa kiểm tra nhưng em cũng không lấy làm ngạc nhiên vì em biết chắc sẽ có ngày sai . Chẳng qua em góp vui, nếu bạn ấy dùng ngắn hạn trong 2022 thì hình như vẫn đúng
 
Hình như tác già Hồ Ngọc Đức có chương trình chuyển từ dương lịch sang âm & ngược lại ở mọi thời đại.
 
Bà con tiện lợi nhỉ.
Tôi thì làm thủ công tuốt. Lấy quyển lịch năm, gõ bảng tra mấy ngày cần thiết. Hết.
Anh tra ngày chay để ăn chay à? Tôi lấy lịch tháng, đánh dấu từng tháng thôi. Nhưng không phải để ăn chay, mà để tụng kinh Địa Tạng. Giờ cũng ngưng rồi.
Quay về chủ đề chính: Nên có hàm tra ngày âm lịch trước khi tra chay mặn, dùng công thức và định dạng các kiểu có sai số do nhiều nguyên nhân:
- Múi giờ (mặt trăng mọc lúc mấy giờ, trùng với giờ mặt trời mọc thì sẽ là mùng 1 âm lịch)
- Năm nhuận sẽ nhân đôi tháng mấy (chắc cũng theo múi giờ)
- Cách tính khác
- Sai số của Tây bày đặt tính lịch ta. (Tây đây là MS).
 
Vâng em cũng nói rõ từ đầu là có sai
Tôi biết chứ. Tôi cố tình trích và tô đỏ một đoạn để chứng tỏ là bạn biết. Tôi chỉ đưa ra ví dụ cụ thể thôi. Mà nhìn ví dụ thì riêng về ngày sai 13 ngày liên tiếp (gần nửa tháng) còn nếu nói về date thì sai gần 1 tháng.

Hình như tác già Hồ Ngọc Đức có chương trình chuyển từ dương lịch sang âm & ngược lại ở mọi thời đại.
Không có chương trình thì phải. Chỉ có lịch âm hoàn chỉnh. Và có bài viết hướng dẫn tạo lịch âm mà trong đó có nhiều công thức, có công thức tính ngày âm từ ngày dương, rôi tính can, chi gì đó. Tóm lại là tất cả mọi công thức cần có để làm lịch âm.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Anh tra ngày chay để ăn chay à? Tôi lấy lịch tháng, đánh dấu từng tháng thôi. Nhưng không phải để ăn chay, mà để tụng kinh Địa Tạng. Giờ cũng ngưng rồi.
...
Nếu tôi ăn chay thì là tại tôi cần (lý do sức khỏe) hoặc thích (tôi biết có nhiều người, tự dưng đến một tuổi nào đó không thích ăn thịt cá nữa)
Trường hợp này thì cần gì phân biệt ngày nào với ngày nào.

Quyển lịch nhà tôi chỉ đánh dấu ngày giỗ thôi - không có cả ngày sinh nhật, hay mấy ngày lễ Tây như bọn trẻ bi giờ. Mấy ngày cúng kiến lệ Ta khác như mồng Năm tháng Năm, đưa ông Táo,... thì tự động ra chợ thấy thiên hạ bán hàng, hỏi họ cho biết chính xác ngày.

Chú 1 (về ngày Ta):
- Ngày đưa ông Táo được bà xã cho ăn kẹo đậu phộng (kẹo lạc) sau khi dọn mâm.
- Tuần lễ sau Trung Thu được ăn bánh ế.
- Mồng Năm ăn bánh ú nước tro. Hồi xưa chấm đường, bi giờ sợ tiểu đường không chấm nữa vẫn ngon.
- Bắt đầu gần giữa tháng Chạp thì có bánh cốm mới, thơm không thể tưởng. Bánh lá gai nữa.
- Tết thì được ăn chè kho. Người Nam rất ít người biết món này. Gợi ý: không phải chè nấu bằng thịt quay kho như ở miệt dưới.

Chú 2 (về món chay rằm):
- Hồi tôi còn nhỏ, Mẹ tôi vẫn tới ngày rằm thì nấu cho một nồi chè kiểm lớn, hoặc lúc có tiền hơn thì bà chơi nồi trôi nước.
- Một trong những món chay độc đáo của Mẹ tôi là đậu hủ kho tương bần (người Nam không biết tương này). Chấm rau muống chẻ/bào ăn hết biết.
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom