Tính lương thế nào?

Liên hệ QC

ẩn sỹ

Thành viên mới
Tham gia
22/4/09
Bài viết
45
Được thích
8
Công ty mình có hình thức tính lương như thế này nhưng mình cũng ko rành về exel lắm nên mình nhờ các bạn giúp mình nhé - Công ty mình có 40 công nhân mà tháng nào cũng tính tay thấy chán quá:
Số giờ công tiêu chuẩn cho 1 ngày công là : 8tiếng. Trong ngày có người làm số giờ khác nhau. Nếu làm đủ 8t/1ngày thì ngày công đc tính = 1.Nếu số giờ công thực tế làm <8, thì ngày công được tính = giờ công thực tế/8. Nếu giờ công >8 tiếng thì ngày công = (1+giờ công thực tế-8)/6.
Ví dụ: T2 T3 T4 T5 Tổng công
N.V.A: 8 10 7 4 3.72
Số công đc tính như sau: 1+1+(10-8)/6+(7+4)/8=2+0.34+1.38=3.72 công
Như thế đó, nhờ các bạn xem giúp nhé xem mình phải dùng công thức như thế nào?
 
Công ty mình có hình thức tính lương như thế này nhưng mình cũng ko rành về exel lắm nên mình nhờ các bạn giúp mình nhé - Công ty mình có 40 công nhân mà tháng nào cũng tính tay thấy chán quá:
Số giờ công tiêu chuẩn cho 1 ngày công là : 8tiếng. Trong ngày có người làm số giờ khác nhau. Nếu làm đủ 8t/1ngày thì ngày công đc tính = 1.Nếu số giờ công thực tế làm <8, thì ngày công được tính = giờ công thực tế/8. Nếu giờ công >8 tiếng thì ngày công = (1+giờ công thực tế-8)/6.
Ví dụ: T2 T3 T4 T5 Tổng công
N.V.A: 8 10 7 4 3.72
Số công đc tính như sau: 1+1+(10-8)/6+(7+4)/8=2+0.34+1.38=3.72 công
Như thế đó, nhờ các bạn xem giúp nhé xem mình phải dùng công thức như thế nào?

Do số lượng công nhân ít giải pháp của mình là thêm các cột nháp vào bên trái cột Tổng cộng. Đặt các phép tính tương ứng cho các cột nháp. Kết quả Tổng cộng là tổng các cột nháp. Dấu các cột nháp đi trước khi in. Mình gửi file kèm theo, bạn xem thử nhé.
 

File đính kèm

Công ty mình có hình thức tính lương như thế này nhưng mình cũng ko rành về exel lắm nên mình nhờ các bạn giúp mình nhé - Công ty mình có 40 công nhân mà tháng nào cũng tính tay thấy chán quá:
Số giờ công tiêu chuẩn cho 1 ngày công là : 8tiếng. Trong ngày có người làm số giờ khác nhau. Nếu làm đủ 8t/1ngày thì ngày công đc tính = 1.Nếu số giờ công thực tế làm <8, thì ngày công được tính = giờ công thực tế/8. Nếu giờ công >8 tiếng thì ngày công = (1+giờ công thực tế-8)/6.
Ví dụ: T2 T3 T4 T5 Tổng công
N.V.A: 8 10 7 4 3.72
Số công đc tính như sau: 1+1+(10-8)/6+(7+4)/8=2+0.34+1.38=3.72 công
Như thế đó, nhờ các bạn xem giúp nhé xem mình phải dùng công thức như thế nào?
------------------------
Chút góp ý cùng bạn tham khảo :
1- Số giờ làm việc theo quy định : 8 h => Chấm 1 công
=> 1 h = 1/8 = 0.125 công
2- Số giờ làm việc > 8 h: đây chính là số giờ tính tăng ca
Theo quy định, hệ số tăng ca tối thiểu là :1.5
=> 1 h tăng ca ( tối thiểu ) = 0.125 x 1.5 = 0.1875
Vd :
1 công nhân làm việc 11 h trong 1 ngày :
=> Số công được tính : 1 + ( 11h - 8h ) x 0.1875 = 1.5625 công
* Hệ số tăng ca tối thiểu là :1.5, theo quy định, bạn có thể liên hệ các ngành chứ năng để lấy hướng dẩn cụ thể.
 
Mình dùng sumproduct như file kèm theo.
Chỉ cần gỏ công thức vào ô đầu tiên sau đó fill down
 

File đính kèm

Hình như cách tính của cơ quan bạn chưa đúng với Bộ Luật Lao động!

Công ty mình có hình thức tính lương như thế này
Số giờ công tiêu chuẩn cho 1 ngày công là : 8tiếng.
.Nếu số giờ công thực tế làm <8, thì ngày công được tính = giờ công thực tế/8.
Nếu giờ công >8 tiếng thì ngày công = (1+giờ công thực tế-8)/6.
Ví dụ: T2 T3 T4 T5 Tổng công
N.V.A: 8 10 7 4 3.72
Số công đc tính như sau: 1+1+(10-8)/6+(7+4)/8=2+0.34+1.38=3.72 công
Như thế đó, nhờ các bạn xem giúp nhé xem mình phải dùng công thức như thế nào?

Chổ chưa đúng đó là: Số giờ làm thêm phải được tính gấp đôi; (Ví dụ người đó làm 10 giờ, phải được tính 1,5 công)
Và các bạn đang bỏ ngỏ chuyện Việc làm thêm trong 1 ngày không vượt quá 4 giờ.

Mình viết cho bạn tham khảo hàm người dùng theo cách mình hiểu về Bộ Luật Lao động, như sau:

PHP:
Option Explicit
Function ChuyenCong(BChamCong As Range)
 Dim Clls As Range
 For Each Clls In BChamCong
   With Clls
      Select Case .Value
      Case Is = 8
         ChuyenCong = ChuyenCong + 1
      Case Is < 8
         ChuyenCong = ChuyenCong + .Value / 8
      Case Is > 8
         ChuyenCong = ChuyenCong + 1 + (.Value - 8) / 4
      End Select
   End With
 Next Clls
End Function

Như file ví dụ của DucHuynh103 thì cú pháp hàm tại [F9] như sau :

=ChuyenCong(B9:E9)​
 
Lần chỉnh sửa cuối:
To SA-DQ
Theo mình, ẩn sỹ muốn tính công theo quy định của cty bạn ấy mà...
Theo Luật LĐ thì còn nhiều "thứ đi kèm" anh chàng "làm thêm giờ" này lắm. Mình mù tịt vba vậy nhân đây SA_DQ có thể sửa lại hoặc viết mới code giúp bà con làm nghề "lăn tăn" giải quyết anh chàng làm thêm giờ này trong một số giới hạn sau:
- Làm thêm ngày thường tính hệ số 1,5
- Làm thêm ngày T7,CN: hsố 2
- Làm thêm ngày Lễ, Tết: hsố 3
Thanhks
 
To SA-DQ
Theo mình, ẩn sỹ muốn tính công theo quy định của cty bạn ấy mà...
Theo Luật LĐ thì còn nhiều "thứ đi kèm" anh chàng "làm thêm giờ" này lắm. Mình mù tịt vba vậy nhân đây SA_DQ có thể sửa lại hoặc viết mới code giúp bà con làm nghề "lăn tăn" giải quyết anh chàng làm thêm giờ này trong một số giới hạn sau:
- Làm thêm ngày thường tính hệ số 1,5
- Làm thêm ngày T7,CN: hsố 2
- Làm thêm ngày Lễ, Tết: hsố 3
Thanhks

DucHuynh103 à! Theo mình hiểu GPE.COM không dung dưỡng những hành vi sai luật pháp của Nhà nước Việt nam.
& nhân tiện đây, mình đề nghị bạn cũng sửa luôn lại công thức của bạn cho đúng với Bộ luật lao động đang có hiệu lực trên lãnh thổ Việt nam)

Nhắc bạn nhớ, đấy không phải là luật, mà là Bộ luật lao động! (Có sự khác nhau đó bạn!)
 
Cảm ơn Duchuynh103 nhé. Đúng là công ty mình chỉ tính giờ làm thêm cho công nhân như thế thôi. Mình đã áp dụng thành công vào cách tính công của công ty mình mặc dù mình ko hiểu mấy về công thức ấy lắm. Nhưng như bạn nói nếu làm đúng theo luật lao động thì bạn sửa lại công thức cho mình với nhé, để cả nhà được tham khảo nhé. Làm ơn giửi về mail của mình nha: holly9_84@yahoo.com
 
DucHuynh103 à! Theo mình hiểu GPE.COM không dung dưỡng những hành vi sai luật pháp của Nhà nước Việt nam.
& nhân tiện đây, mình đề nghị bạn cũng sửa luôn lại công thức của bạn cho đúng với Bộ luật lao động đang có hiệu lực trên lãnh thổ Việt nam)

Nhắc bạn nhớ, đấy không phải là luật, mà là Bộ luật lao động! (Có sự khác nhau đó bạn!)

Việc tuân theo Luật pháp là quyền lợi, nghĩa vụ và bắt buộc đối với mọi công dân mà bạn. Chả lẻ bạn cho rằng mình đang sống ngoài vòng pháp luật? Công thức của mình ở đây chỉ áp dụng trong câu hỏi cụ thể của ẩn sỹ. Mình có khuyên mọi người áp dụng đâu.
Với công việc của đơn vị mình thì không những chỉ làm thêm giờ ban ngày mà còn phải tính công cho làm thêm ban đêm. Vã lại kiểu dữ liệu của mình khác với ẩn sỹ nên có cách tính khác. mình đâu áp dụng công thức trên được.
Theo mình mỗi phương án trả lời trên diễn đàn cho bất lỳ 1 trương hợp nào đó (bất kỳ câu hỏi của một ai) cũng đều là mỗi bài học đối với bản thân mình.

... như bạn nói nếu làm đúng theo luật lao động thì bạn sửa lại công thức cho mình với nhé, để cả nhà được tham khảo nhé.

Sửa công thức áp dụng đúng theo tinh thần Luật LĐ, (thêm giờ ngày làm việc:150%; T7, CN: 200%, Lễ Tết: 300%) nhưng không đầy đủ các trường hợp. Công thức hơi dài (mình nghỉ có thể dùng name để rút gọn công thức nhưng "trò" này mình còn kém lắm)
 

File đính kèm

Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Gửi Đức Huỳnh,

Mình không hiểu câu nói này của bạn có ý nghĩa gì trong file đính kèm trên:
***Có những trường hợp Luật LĐ cho phép huy động trên 50% giờ công quy định***

Và mình cũng không hiểu tại sao lại có 12 tiếng làm việc trong một ngày nhỉ, quy định chỉ tối đa 8h thôi mà, ngoài ra phải tính là thời gian làm thêm giờ chứ???
 
Gửi Đức Huỳnh,
Mình không hiểu câu nói này của bạn có ý nghĩa gì trong file đính kèm trên:
***Có những trường hợp Luật LĐ cho phép huy động trên 50% giờ công quy định**
- Bạn xem lại Nghị định 109/2005/NĐ-CPngày 27/12/2002 của CP sửa đổi , bổ sung một số điều của NĐ 195/CP
Và mình cũng không hiểu tại sao lại có 12 tiếng làm việc trong một ngày nhỉ, quy định chỉ tối đa 8h thôi mà, ngoài ra phải tính là thời gian làm thêm giờ chứ???
Trong file chỉ là ví dụ theo cách chấm công của tác giả (ẩn sỹ) vã lại cách tính cũng đâu có gì sai! 12h = 8h giờ công theo quy định + 4h làm thêm giờ.
[FONT=&quot][/FONT]
 
Hì hì,

Anh ui, nghị định này em đọc từ hồi nó mới ra, nhưng em vẫn không hiểu hàm ý câu nói của anh.
Luật quy định là không được làm thêm quá 50% số giờ làm việc được quy định trong mỗi ngày đối với từng loại công việc. Chứ đâu có nói giống như anh đã nói đâu.

Còn những trường hợp cấp bách như giải quyết việc không thể trì hoãn như:
- Xử lý kịp thời các mặt hàng tươi sống, công trình xây dựng và sản phẩm do yêu cầu nghiêm ngặt của công nghệ không thể bỏ dở được;
- Giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời được.

--> Thì mới được phép làm thêm giờ nhiều hơn số giờ quy định nhưng không được quá 200h/năm.
 
Hì hì,

Anh ui, nghị định này em đọc từ hồi nó mới ra, nhưng em vẫn không hiểu hàm ý câu nói của anh.
Luật quy định là không được làm thêm quá 50% số giờ làm việc được quy định trong mỗi ngày đối với từng loại công việc. Chứ đâu có nói giống như anh đã nói đâu.
Sorry. Do diễn đạt nhầm ý. Hơn nữa từ hồi tập tễnh vào nghiệp "chi li" cho đến giờ chưa một lần thanh toán công ngoài giờ >=12g/người/ngày nên tạo cho mình thói chủ quan khi diễn đạt vấn đề. Sorry & sorry.
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom