Soạn bài thi trắc nghiệm bằng Excel

Liên hệ QC

handung107

Thành viên gắn bó
Thành viên danh dự
Tham gia
30/5/06
Bài viết
1,630
Được thích
17,436
Nghề nghiệp
Bác sĩ
St từ www.echip.com.vn

Bạn biết không, ta có thể dùng bảng tính trong Excel để tạo ra bài thi trắc nghiệm và cho thí sinh làm bài ngay trên máy. Bạn hình dung thế này nha, trên tờ bảng tính thứ nhất, bên dưới mỗi câu hỏi có một ô liệt kê “xổ xuống” (combo box) để thí sinh chọn câu trả lời.

Excel dựa vào đáp án trên tờ thứ hai của bảng tính để tự động chấm điểm bài thi. Tờ thứ hai được giấu kín và được bảo vệ bằng mật khẩu. Phải biết mật khẩu mới có thể làm xuất hiện tờ thứ hai và xem điểm thi (bạn làm việc này trên từng máy khi hết giờ làm bài).

Ta bắt tay vào việc nhé. Sau khi khởi động Excel, vì ta chỉ cần hai tờ bảng tính, bạn nên xóa bớt tờ thứ ba bằng cách bấm-phải vào Sheet3 va chọn Delete trên trình đơn “di động”. Trên tờ Sheet2, ta soạn đề thi và đáp án. Tại ô A1, bạn ghi câu hỏi đầu tiên. Giả sử có 4 câu trả lời để chọn, bạn ghi chúng ở các hàng tiếp theo, từ ô A2 đến ô A5. Nếu A5 là câu tra lời đúng, bạn ghi điểm số tương ứng ở ô B5 bên cạnh, chẳng hạn là 1 (mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm). Những câu trả lời sai không có điểm sô tương ứng ở cột B (tức là 0 điểm đo mà!). Bạn hãy chọn vùng ô A2:A5 (chứa những câu trả lời cho câu hỏi thứ nhất), bấm vào Name Box (ở phía trên, bên trái bảng tính), gõ cau1 (câu 1) rồi gõ Enter. Bằng cách như vậy, bạn đặt tên cho vùng ô đã chọn.

soanbai1.jpg


Bạn có thể ghi câu hỏi thứ hai ở ô A7, các câu trả lời tương ứng trong các ô từ A8 đến A11, ghi điểm số cho câu trả lời đúng ở cột B và đặt tên cho vùng ô A8:A11 là cau2. Cứ thế, bạn thao tác tương tự với những câu tiếp theo cho đến khi hoàn chỉnh đề thi (và đáp án).

Ta hãy làm cho đề thi trên tờ Sheet2 được hiển thị trên tờ Sheet1. Vì sẽ thường xuyên “nhìn qua nhìn lại” hai tờ bảng tính, bạn nên cho mỗi tờ xuất hiện trong một cửa sổ riêng. Muốn vậy, ta chọn Window > New Window để tạo cửa sổ mới, cũng nhìn vào tờ Sheet2. Chọn Window > Arrange và bấm ngay vào OK trên hộp thoại Arrange Windows vừa hiện ra, bạn thu được hai cửa sổ nằm sóng đôi. Trong cửa sổ bên trái, bạn bấm vào Sheet1. Nhờ vậy, ta dễ dàng quan sát cả hai tờ bảng tính trên màn hình.

Tại ô A1 trên tờ Sheet1, bạn gõ công thức =Sheet2!A1. Với công thức như vậy, ta liên kết ô A1 của tờ thứ nhất với ô A1 của tờ thứ hai. Gõ Enter một phát, bạn thấy câu hỏi thứ nhất xuất hiện trong ô A1 của tờ Sheet1. Sau này, nếu bạn thay đổi câu hỏi trong ô A1 ở tờ Sheet2, nội dung ô A1 của tờ Sheet1 tự động thay đổi theo. Kế tiếp, tại ô A7 trên tờ Sheet1, bạn gõ =Sheet2!A7 để đưa câu hỏi thứ hai trong ô A7 của tờ Sheet2 vào ô A7 của tờ Sheet1. Cứ thế, bạn lần lượt đưa các câu hỏi trong tờ Sheet2 vào ô tương ứng trong tờ Sheet1. Xong xuôi, bạn đóng cửa sổ bên phải (bấm Close ) và phóng to cửa sổ bên trái (bấm Maximize ).

soanbai2.jpg


Để thuận tiện cho việc đưa vào những ô liệt kê, ta cần cơi nới một chút chiều cao hàng của tờ Sheet1. Bạn hãy chọn mọi hàng (bấm vào góc bảng tính, bên trên số 1, bên trái chữ A), bấm-phải vào hàng bất kỳ rồi chọn Row Height trên trình đơn di động. Khi hộp thoại Row Height hiện ra, bạn gõ 17 và gõ Enter.

Để tạo ô liệt kê, ta cần đến thanh công cụ Control Toolbox. Bạn bấm phải vào chỗ bất kỳ trên thanh công cụ chuẩn và chọn Control Toolbox trên trình đơn vừa hiện ra. Trên thanh công cụ Control Toolbox, bạn bấm vào Design Mode để chuyển qua “chế độ thiết kế”, cho phép ta “vẽ” ô liệt kê vào bảng tính. Thế này nha, bạn bấm vào Combo Box rồi “căng” một khung bao ôm trọn ô A2 (trỏ vào góc trên, bên trái ô A2, ấn giữ phím trái của chuột và kéo rê đến góc dưới, bên phải). Ô liệt kê lập tức xuất hiện trong khung bao vừa vẽ.

Ta chỉ cần vẽ ô liệt kê một lần thôi. Để có ô liệt kê tại ô A8 của tờ Sheet1, bên dưới câu hỏi thứ hai, bạn bấm vào Copy (hoặc ấn Ctrl+C), chọn ô A8 và bấm Paste (hoặc ấn Ctrl+V). Sau đó, bạn cứ “tà tà” tìm đến ô bên dưới từng câu hỏi và ấn Ctrl+V.
 
Ta hãy đưa các câu trả lời của câu hỏi thứ nhất vào ô liệt kê thứ nhất trên tờ Sheet1. Bấm-phải vào ô liệt kê đó và chọn Properties trên trình đơn "di động", bạn thấy xuất hiện cửa sổ Properties trình bày mọi thuộc tính của ô liệt kê đang xét.

Trên cửa sổ Properties, bạn hãy tìm đến thuộc tính ListFillRange, bấm vào ô bên phải ListFillRange, gõ cau1 và gõ Enter. Bằng cách như vậy, ta đưa các câu trả lời của câu hỏi thứ nhất (thuộc vùng ô mang tên cau1) vào ô liệt kê.

Nếu không tin, bạn bấm vào Exit Design Mode
excel1a.jpg
để thoát khỏi chế độ vẽ thiết kế và thử bấm vào mũi tên "xổ xuống"
excel2.jpg
của ô liệt kê xem sao

Nếu bạn... tin rồi thì hãy bấm Design Mode
excel1a.jpg
để trở lại chế độ vẽ thiết kế và bấm vào ô liệt kê thứ nhất để chọn. Điều tiếp theo ta cần quan tâm là ghi nhận sự lựa chọn của thí sinh trong ô liệt kê. Trên cửa sổ Properties, bạn tìm đến thuộc tính LinkedCell (nằm ngay trên thuộc tính ListFillRange), bấm vào ô bên phải LinkedCell, gõ Sheet2!C1 và gõ Enter. Điều này nghĩa là ta đưa câu trả lời được chọn trên ô liệt kê thứ nhất vào trang Sheet2, đặt tại ô C1 (nằm trên cùng hàng với câu hỏi thứ nhất).

Vậy là ta "dứt điểm" ô liệt kê thứ nhất. Bạn bấm vào ô liệt kê thứ hai. Cửa sổ Properties lúc này hiển thị các thuộc tính của ô liệt kê thứ hai. Bạn hãy quy định thuộc tính LinkedCell là Sheet2!C7 và thuộc tính ListFillRange là cau2. Bạn biết ngay, ô liệt kê thứ hai sẽ trình bày các câu trả lời nằm trong vùng ô mang tên cau2 và câu trả lời được chọn sẽ xuất hiện ở ô C7 trên tờ Sheet2 (nằm trên cùng hàng với câu hỏi thứ hai). Cứ theo cách như thế, bạn lần lượt "cài đặt" các ô liệt kê tiếp theo.

Xong xuôi, ta bắt đầu "dạy" cho Excel cách chấm điểm. Chuyển qua tờ Sheet2, bạn gõ công thức trong ô D1 như sau: =VLOOKUP(C1,A2:B5,2,FALSE). Với các đối mục như vậy, hàm VLOOKUP đọc nội dung ô C1 (chứa câu trả lời được chọn của ô liệt kê thứ nhất) và dò tìm nội dung đó trong cột đầu tiên của vùng ô A2:B5. Khi tìm được ô cần thiết (chắc chắn là tìm được!), hàm VLOOKUP "liếc" qua cột thứ 2 bên cạnh và cho ta biết điểm số tương ứng. Ta ghi đối mục cuối cùng là FALSE nhằm "nói" rằng cột đầu tiên không có thứ tự vần. Nếu bạn ghi TRUE, hàm VLOOKUP sẽ hiểu lầm rằng cột đầu tiên có thứ tự vần, thế rồi tìm kiếm một cách... bộp chộp và cho kết quả sai.

Với hàm VLOOKUP, Excel thay bạn ghi điểm vào ô D1 cho câu trả lời được chọn. Điểm là 1 hoặc 0 tùy theo câu trả lời là đúng hoặc sai. Để chấm điểm cho câu trả lời tiếp theo tại ô C7, bạn chỉ cần sao chép công thức ở ô D1 vào ô D7. Cụ thể, bạn bấm vào ô D1, ấn Ctrl+C rồi bấm vào ô D7 và ấn Ctrl+V. Excel tự động hiệu chỉnh công thức được sao chép để có công thức thích hợp cho ô D7: =VLOOKUP(C7,A8:B11,2,FALSE). Bạn tiếp tục áp dụng "công nghệ" này để chấm điểm đối với những câu hỏi còn lại.

excel3.jpg


Dĩ nhiên, ta phải tính tổng số điểm trong cột D. Bạn gõ Điểm: trong ô E1 và gõ công thức =SUM(D:D) trong ô F1 kế bên. Chỉ cần nhìn vào ô F2, bạn biết ngay điểm bài thi của thí sinh.

Trước khi "đưa vào sử dụng", bạn chọn Format > Sheet > Hide để giấu tờ Sheet2 rồi chọn Tools > Protection > Protect Workbook để ngăn cản thí sinh lôi ra "lá bùa" ấy. Trên hộp thoại Protect Workbook, bạn chọn Structure (bảo vệ cấu trúc bảng tính), gõ mật khẩu gì đó trong ô Password và gõ Enter. Vốn tính cẩn thận, Excel sẽ yêu cầu bạn gõ mật khẩu lần nữa cho chắc ăn.

Để tờ Sheet2 tái hiện, trước hết bạn "mở khóa" cho bảng tính bằng cách chọn Tools > Protection > Unprotect Workbook, gõ mật khẩu trên hộp thoại Unprotect Workbook và gõ Enter. Tiếp theo, bạn chọn Format > Sheet > Unhide và gõ Enter.

Ngoài ra, ở đầu tờ Sheet1, bạn nhớ tìm chỗ nào đó để trình bày phần dành cho thí sinh ghi họ tên (cùng các chi tiết khác) và đóng khung vùng ô đó cho rõ ràng.

"Công trình" của bạn thế là hoàn tất rồi. Sau này, khi soạn bài thi trắc nghiệm khác, bạn chỉ cần sửa đổi những câu hỏi và câu trả lời trên tờ Sheet2 là xong.

Hoàng Ngọc Giao​
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Lập "ngân hàng câu hỏi" bằng bảng tính

Hoàng Ngọc Giao​

Nếu bạn thích kiểu thi trắc nghiệm trên máy tính như vậy và muốn "đầu tư" một "ngân hàng câu hỏi" để dùng lâu dài, có lẽ bạn sẽ tự hỏi: xây dựng "ngân hàng" theo cách nào để nhanh chóng tạo ra một bài thi cụ thể? Còn chuyện này nữa, để đỡ mất công chọn lựa câu hỏi, liệu máy tính có thể tự động "ra đề" thay mình không nhỉ?

Bạn biết đó, bài thi trắc nghiệm của ta là một quyển bảng tính gồm 2 tờ, Sheet1 và Sheet2. Để có chỗ cho "ngân hàng câu hỏi", bạn hãy tạo thêm một tờ Sheet3 nữa. Trên tờ Sheet3, bạn ghi câu hỏi như ta từng làm ở tờ Sheet2: một hàng cho câu hỏi, bốn hàng cho các câu trả lời. Kế đó, bạn dùng một hàng để đánh số câu hỏi, cũng là để phân cách với câu hỏi tiếp theo. Ví dụ, bạn đánh số 1 sau câu 1, đánh số 2 sau câu 2,... Ta sẽ dùng số ấy với tư cách là độ xê dịch từ câu hỏi đầu tiên, giúp định vị câu hỏi bất kỳ (câu 1 có độ xê dịch là 0, câu 2 có độ xê dịch là 1,...). Cứ theo dạng thức như vậy, bạn tích lũy câu hỏi trắc nghiệm để làm "vốn liếng" cho mình (nếu được cả ngàn câu thì quá tốt!).

Xem như bạn đã có kho câu hỏi đầy ắp ở tờ Sheet3, ta hãy đưa câu hỏi từ tờ Sheet3 qua tờ Sheet2 để dùng cho bài thi. Trước hết, bạn nên tạo hai cửa sổ nằm sóng đôi để nhìn thấy cùng lúc cả hai tờ Sheet2 và Sheet3. Tại ô A1 của tờ Sheet2, bạn hãy gõ công thức:

=CELL("contents",OFFSET(Sheet3!$A$1,0,0))

Ta dùng hàm CELL theo cách như vậy để lấy nội dung tại địa chỉ được cho bởi hàm OFFSET. Đối mục đầu tiên của hàm OFFSET dùng để xác định địa chỉ gốc. Đối mục thứ hai và thứ ba là độ xê dịch hàng và cột, tính từ địa chỉ gốc. Bạn thấy đó, địa chỉ gốc ở đây là Sheet3!$A$1 (gõ Sheet3, gõ ! để phân cách, gõ A1 rồi gõ phím F4), trỏ đến ô A1 của tờ Sheet3. Nếu bạn chỉ ghi địa chỉ tương đối A1 (không gõ phím F4 để chuyển thành địa chỉ tuyệt đối $A$1), Excel sẽ tự động thay đổi A1 thành tên ô khác khi ta sao chép công thức qua chỗ mới.

Bạn nhìn kỹ nhé, OFFSET(Sheet3!$A$1,0,0) cho ta địa chỉ ô A1 của tờ Sheet3 vì độ xê dịch hàng và cột đều là 0. Công thức dùng hàm CELL "ly kỳ" nêu trên chỉ nhằm làm xuất hiện nội dung ô A1 của tờ Sheet3 tại ô A1 của tờ Sheet2. Hiểu rõ ý nghĩa của công thức ấy, bạn biết ngay rằng tại ô A2 của tờ Sheet2, ta cần công thức:

=CELL("contents",OFFSET(Sheet3!$A$1,1,0))

với độ xê dịch hàng là 1, độ xê dịch cột là 0, nhằm làm xuất hiện nội dung ô A2 của tờ Sheet3 tại ô A2 của tờ Sheet2. Tại ô B2 bên cạnh, bạn biết ngay công thức phải ghi vào là:

=CELL("contents",OFFSET(Sheet3!$A$1,1,1))

với độ xê dịch hàng là 1, độ xê dịch cột là 1, nhằm làm xuất hiện nội dung ô B2 của tờ Sheet3 tại ô B2 của tờ Sheet2. Cứ thế, bạn làm cho câu hỏi đầu tiên cùng các câu trả lời và điểm số tương ứng trên tờ Sheet3 xuất hiện ở vùng ô A1:B5 trên tờ Sheet2.

"Hóa ra, phải... cực nhọc như vậy chỉ để lấy câu 1 của tờ Sheet3 làm câu 1 của tờ Sheet2?". Bạn kiên nhẫn thêm chút nữa nhé. Ta hãy sửa đổi công thức tại ô A1 của tờ Sheet2 như sau:

=CELL("contents",OFFSET(Sheet3!$A$1,6*A6,0))

Nghĩa là thay vì dùng độ xê dịch hàng cố định (vốn là 0), ta quy định rằng độ xê dịch hàng bằng trị số của ô A6 nhân với 6. Với công thức tại ô A2, bạn sửa thế này:

=CELL("contents",OFFSET(Sheet3!$A$1,6*A6+1,0))

Có thể bạn dị ứng với kiểu "vừa xong đã sửa" nhưng xin cứ tiếp tục sửa các công thức đã ghi bằng cách cộng 6*A6 vào độ xê dịch hàng. Xong xuôi, bạn thấy nội dung của vùng ô A1:B5 trên tờ Sheet2... không có gì thay đổi. Khoan, khoan, bạn chớ vội bực mình. Bây giờ, nếu ta gõ 1 trong ô A6 của tờ Sheet2, câu 2 trong "kho" xuất hiện ngay. Bạn thử gõ 2, 3 hoặc 4 trong ô A6 ấy xem sao. Mỗi lần như vậy, vùng ô A1:B5 trên tờ Sheet2 thay đổi và nội dung ô liệt kê đầu tiên trên tờ Sheet1 thay đổi theo.

Để có các câu hỏi tiếp theo trên tờ Sheet2, bạn không phải đi qua "con đường đau khổ" như trên nữa. Bạn chọn vùng ô A1:B5, ấn Ctrl+C (sao chép), chọn ô A7 và ấn Ctrl+V (dán). Thử gõ 1, 2, 3,... trong ô A12, bạn thấy sao nào?

cauhoi1.jpg
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Nếu bạn ghi độ xê dịch vào các ô A6, A12, A18,... trên tờ Sheet2, câu hỏi trên tờ Sheet3 có độ xê dịch như vậy sẽ "nhảy" vào tờ Sheet2, tạo thành đề thi. Bạn thử hình dung, nếu độ xê dịch trong các ô A6, A12, A18,... tự động thay đổi một cách ngẫu nhiên, ta sẽ không phải tự tay chọn câu hỏi nữa.

Giả sử bài thi có 50 câu hỏi và "ngân hàng" của bạn có gấp mười số đó (500 câu hỏi). Tại ô A6, bạn hãy ghi công thức =RANDBETWEEN(0,9). Công thức này cho ta một trị số ngẫu nhiên từ 0 đến 9 mỗi khi Excel tính toán lại bảng tính. Để buộc Excel tính toán lại bảng tính, bạn gõ phím F9. "Tà tà" gõ phím F9 nhiều lần, bạn thấy trị số trong ô A6 thay đổi "tá lả", làm cho nội dung của vùng ô A1:B5 thay đổi theo. Các câu hỏi từ 1 đến 10 của tờ Sheet3 xuất hiện một cách ngẫu nhiên trong vùng ô A1:B5 của tờ Sheet2.

Hàm RANDBETWEEN thuộc về một "gói công cụ" bổ sung cho Excel gọi là Analysis ToolPak. Nếu thấy Excel tỏ vẻ không hiểu công thức vừa ghi vào (xuất hiện #VALUE tại ô A6), bạn cần cài đặt Analysis ToolPak. Dễ lắm, bạn chọn Tools > Add-Ins, bật ô duyệt Analysis ToolPak trên hộp thoại vừa hiện ra rồi bấm vào OK là xong.

Để câu hỏi thứ hai của tờ Sheet2 cũng thay đổi tự động như vậy, bạn ghi công thức =RANDBETWEEN(10,19) tại ô A12. Lại "nhàn nhã" gõ phím F9 nhiều lần, bạn thấy câu hỏi thứ hai cũng nhảy "tăng-gô" như câu hỏi thứ nhất nhờ sự lựa chọn ngẫu nhiên từ câu hỏi 11 đến câu hỏi 20 của tờ Sheet3. Từ đó, bạn hiểu ngay cần ghi công thức ra sao tại các ô A18, A24,...

Hàm RANDBETWEEN cũng "lắc xí ngầu" mỗi khi ta mở lại tập tin bảng tính. Bạn thử ngay nha. Ấn Ctrl+S để lưu bảng tính trên đĩa, bấm Close để đóng bảng tính rồi bấm Open để mở lại bảng tính ấy, bạn sẽ thấy ta có một đề thi hoàn toàn khác trên tờ Sheet2. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng mỗi thí sinh có một đề thi riêng (sau khi bạn giấu đi tờ Sheet2 và Sheet3, sao chép tập tin bảng tính vào từng máy rồi mở lên). Xem ra cũng hay nhưng phiền một nỗi: thí sinh có thể "buồn tình" gõ phím F9 và "tự dưng" có một đề thi mới để phải làm lại từ đầu!

Muốn tránh chuyện đó, trong bài thi của từng thí sinh, hai cột A và B của tờ Sheet2 chỉ nên chứa câu hỏi cố định. Để chuyển kết quả của những công thức trong hai cột A và B thành nội dung cố định, bạn hãy chọn Tools > Macro > Record New Macro. Trên hộp thoại Record Macro, bạn gõ T trong ô Shortcut key và bấm OK. Kể từ lúc này, Excel sẽ ghi nhớ "nhất cử nhất động" của bạn. Bạn bấm vào tiêu đề cột A để chọn toàn cột A, ấn giữ phím Shift và bấm vào tiêu đề cột B để chọn thêm cột B, ấn Ctrl+C để sao chép, chọn Edit > Paste Special, chọn Values trên hộp thoại Paste Special rồi bấm OK. "Dán đặc biệt" xong, bạn bấm Stop Recording để Excel thôi ghi nhớ thao tác của mình.

Bằng cách như vậy, bạn đã tạo ra một vĩ lệnh (macro) có nhiệm vụ chuyển đổi kết quả của những công thức trong hai cột A và B thành nội dung cố định. Mỗi khi muốn thi hành vĩ lệnh này, bạn ấn Ctrl+T (ta chọn phím T để gợi nhớ sự "thay thế"). Tuy nhiên, bạn chỉ dùng vĩ lệnh "thay thế" sau khi tạo ra một đề thi cụ thế. Trước mắt, bạn hãy nhanh tay ấn Ctrl+Z để hủy bỏ kết quả của "thao tác mẫu" vừa thực hiện và phục hồi những công thức "cực kỳ quan trọng" của ta trong hai cột A và B. Bạn ấn Ctrl+S lần nữa đi, vĩ lệnh vừa tạo ra sẽ được lưu trong tập tin bảng tính để bạn dùng dài dài.

Thử hình dung ta đang cần "ban hành" một đề thi cụ thể. Sau khi "biên soạn đề thi" chỉ với một cú ấn phím F9, bạn chọn File > Save As để lưu bảng tính thành tập tin khác. Kế tiếp, bạn ấn Ctrl+T để cố định đề thi mới, xóa bỏ tờ Sheet3 (cho "nhẹ gánh") và lại ấn Ctrl+S. Thế là bạn nhanh chóng có được một đề thi mới, duy nhất. Với cách thi như đã trình bày, bạn thấy các câu hỏi được bày ra không nhất thiết phải có số thứ tự. Nhờ vậy, các "thi sĩ" đỡ phải mỏi tay ra hiệu cho nhau trong phòng thi.

cauhoi2.jpg
 
Rất hay và tiện lợi nữa. Nhưng đặt tình huống thí sinh dùng chương trình bẻ khóa, mở và chép đáp án thì sao?
 
Em xin loi la Anh hay Chi HanDung107 a???
 
Bài viết thật là tuyệt vời, học hỏi được bao nhiêu kiến thức.

Cảm ơn các bạn!
 
Với giải pháp của handung107 nêu ra, cho tôi xin hỏi có cách nào sử dụng đối với các đề thi có sử dụng các kí hiệu toán học?
 
Giải pháp cho trắc nghiệm có kí hiệu TOÁN HỌC

Trước khi chờ tác giả TN bằng Excel trả lời, mời bạn thử dùng PCTex xem sao! Bảo đảm bạn sẽ thấy "Giải pháp cho trắc nghiệm có kí hiệu TOÁN HỌC và HÌNH VẼ" thật sự trên cả TUYỆT VỜI!
Chi tiết xem tại đây!
 
Thầy hnghia ơi, download chương trình thế nào?
 
Hiện tôi đã upload toàn bộ phần mềm trộn đề thi trắc nghiệm Vật Lí PCTEX xong rồi, mời quý Thầy, Cô xem chi tiết tại:
http://phanhonghia4.googlepages.com/home (đây là trang thông tin của Thầy Phan Hồ Nghĩa, giáo viên trường THPT Hùng Vương, Tp. PleiKu, tỉnh Gia Lai)
Hoặc quý Thầy Cô có thể xem chi tiết tại forums của đoàn trường tại địa chỉ: http://doantruonghungvuong.freeforums.org/portal.php
Chúc quý Thầy Cô thành công!
 
chào bạn
Theo đường bạn chỉ (http://phanhonghia4.googlepages.com/home )tôi đã đến nhưng khi tải file thì có thông báo sau (The bandwidth limit for this site has been exceeded) Vậy phải làm thế nào để tải chương trình trắc nghiệm của Thầy Nghĩa. Mách cho tôi với
 
Mời các bạn thử dùng một chương trình khác làm trên word để tạo ra một ngân hàng câu hỏi sau đó chương trình sẽ lấy các câu hỏi mà bạn chọn từ ngân hàng đó ra đảo ngẫu nhiên các câu, các ý trong một câu để tạo ra các đề khác nhau. Các bạn thử dùng xem nha. Tại tại: http://xuanhoa7604.googlepages.com/ (nếu không vào được các bạn cứ mail cho mình mình gửi cho)
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Hoàn toàn có thế áp dụng hàm RandBetween để trộn thứ tự câu trả lời trong một câu hỏi. Và thay vì đặt hàm randbetween cho tất cả các câu thì chỉ cần đặt cho câu đầu tiên thôi, còn những câu sau dùng hàm if theo cú pháp sau if(câu trước +1>tổng số câu,0, câu trước +1). Làm cách này thì không bao giờ sợ trùng câu hỏi. Bạn nào có hứng thú thì tham khảo tại đây nhé http://www.giaiphapexcel.com/forum/showthread.php?t=25015.
Ngoài ra mình dùng tới 4 sheet, do đó máy tự làm hêt từ việc trộn đề, copy, đổ câu trả lời vào combobox chỉ với một cái click chuột.
Mỗi lần bạn muốn thêm câu hỏi thì chỉ việc mở ngân hàng ra, gõ câu mới vào dưới danh sách nhửng câu cũ , tự máy sẽ cập nhật. --=0
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Học tiếng anh trên excel.

Bài này do Thầy Nguyễn Trung Tuấn, Trường THPT Chuyên Quang Trung, Bình Phước tạo ra.
Anh em tham khảo, góp ý.
Học tiếng anh trên excel. Có thể bổ sung ngân hàng câu hỏi theo từng chủ đề.
 

File đính kèm

  • Test 12.1.rar
    249.4 KB · Đọc: 426
Kính nhờ chị
handung107 cho em xin File mẫu trắc nghiệm của chị soạn như hình chị đăng. Em chân thành biết ơn!

cauhoi1.jpg
 
Web KT
Back
Top Bottom