Đời tôi gặp đầy ra đó. A, B hay C gì cũng 1 lần "lấy", giá có khác nhau nên thường là chọn B là vừa phải. Kết cuộc cũng ngơ ngơ điếc đặc như nhau.
Vấn đề là cái điểm giới hạn của sự tự tin.
Một thằng học giỏi là nó tự tin chính xác vào khả năng của mình.
- Nếu học chính thức, nó biết mình đã học được gì và còn gì để học thêm.
- Nếu học lóm, nó biết đã sót chỗ nào và đi tìm học lóm nơi khác. Đây là điểm qua trọng nhất của nghệ thuật học lóm. Người viết bài kia chỉ 'ST [sic]' ở đâu đó nên thiếu hẳn.
Một thằng học 'chính thức' mà luôn tưởng là mình đã đủ kiến thức là thằng quá tự mãn với khả năng mình.
Một thằng học 'lõm/lóm' mà nghĩ rằng đủ là thằng ngu. Người viết bài kia đã cố tình đưa nhóm này lên để chỉ trích cách học 'lõm'.
Chung lại: đã học là phải làm bài tập. Và thực tập. Không thể phân biệt chính thức hay lóm.
Học lóm thì ít hơn, cho nên phải bù lại bằng cách làm bài tập và tìm hiểu thêm nhiều hơn.
Tôi nhớ hồi mới vào ĐH. Môn Đại Số là môn lạ lúc ấy (bậc Trung Học thời ấy chưa dạy). Chúng tôi vào thư viện trường lục sách đọc thêm, thư viện quốc gia, lóm thư viện trường khác. Vài thằng trong lớp mua được quyển Algebra của Schaum (mua lại của lớp đàn anh, hoặc của Khai Trí, Xuân Thu). Cả bọn xúm xít mượn làm bài tập.
Không như bọn trẻ bây giờ, bài tập nhờ làm hộ.