Nhở xẻ (cưa) 1 sản phẩm sao cho hiệu quả.

Liên hệ QC

Người Đưa Tin

Hạt cát sông Hằng
Thành viên danh dự
Tham gia
12/12/06
Bài viết
3,661
Được thích
18,158
Mình có 1 bài toán sau đây, kính nhờ các anh chị giúp giải dùm.

Một sản phẩm (ván MDF dày 5 mm - chiều dài 2 mét - ngang 1 mét) - Muốn tạo ra nhiều sản phẩm nhỏ theo qui cách của file đính kèm. Biết rằng mỗi đường cưa hao hụt 2mm. (lưỡi cưa - chú ý là mỗi lẩn xẻ dọc/ngang cũng phải hao hụt định mức là 2 mmm)
Xin tư vấn nếu mình sẻ theo chiều dọc hoăc chiều ngang thì cái nào có lợi hơn.
File đính kèm gồm các cột sau :
[table="1"]TT|code|name|unit|Soluong1|Soluong2
1|50302127|Ván MDF 5 mm 21 X 27 cm|cái|
2|50302130|Ván MDF 5 mm 21 X 30 cm|cái|
3|50302133|Ván MDF 5 mm 21 X 33 cm|cái|
4|50302136|Ván MDF 5 mm 21 X 36 cm|cái|
5|50302139|Ván MDF 5 mm 21 X 39 cm|cái|
6|50302142|Ván MDF 5 mm 21 X 42 cm|cái|
7|50302145|Ván MDF 5 mm 21 X 45 cm|cái|
8|50302148|Ván MDF 5 mm 21 X 48 cm|cái|
[/table]


Khoảng gần 100 qui cách - tính theo cm. Và khoảng 200 qui cách tính theo inch

Cột E - số lượng 1 - giả sử ở đây tôi xẻ (cưa) theo chiều dọc dài thì được bao nhiêu miếng ván của qui cách 21 x 27 cm
Tương tự cột F - số lương 2 - xẻ cưa theo chiều ngang thì được bao nhiêu miếng ván của qui cách 21 x 27 cm
Mỗi lần xẻ là 1 qui cách, không tận dụng lại để xẻ cho qui cách khác.
Khi đã xử lý xẻ cho qui cách đó ván vụn còn lại khoảng bao nhiêu ( ? cm : dài - ngang )

Lập công thức không dùng VBA

Rất mong được sự hỗ trợ.


Bài viết được sự hỗ trợ kỹ thuật viết bài của các anh tại topic Ước gì GPE có thể tạo bảng .....
Chân thành cảm ơn.
 

File đính kèm

- Bài này hóc ghê, nếu dùng hàm bình thường thì hơi khó nhai, có nghe nói đến consolidate nhưng lại không biết dùng.
 
- Bài này hóc ghê, nếu dùng hàm bình thường thì hơi khó nhai, có nghe nói đến consolidate nhưng lại không biết dùng.

Anh DOSNET thân,

Mình nghĩ không có khó đâu, đối với các bác mình nghĩ nó trong tầm tay của các bác nhà mình cả.
Người thợ đứng xẻ khi mình đưa ra yêu cầu không rõ sao họ tính rất nhanh các anh ạ.
Mình có làm bài toán "thô thiển" và kết quả "gần" giống như người thợ.
Người thợ thì không giang lận

Thân
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Thật sự mà nói không phải chuyên ngành lắm, nhưng em cũng cố gắng giúp bác 1 cái! Theo em thì do 2mm kia không đáng ngại nên em bỏ qua luôn, nếu có sai phạm gì xin mọi người bỏ quá cho. Em đưa thông số về hết Cm để dễ làm việc. Việc còn lại là đếm xem ứng với chiều dài của sản phẩm thì cắt được mấy lần so với chiều dài hoặc chiều rộng mẩu vật liệu. Tương tự cho chiều rộng sản phẩm. Rồi nhân chúng lại thì có được số sản phẩm trên mẫu vật liệu kia. Thân.
 

File đính kèm

Lần chỉnh sửa cuối:
Tính toán bằng Excel chả bằng mấy anh thợ tính nhẩm đâu bác ạ. Vì anh thợ tính toán trên thực địa, tay cầm thước, tay cầm viết chì, vẽ trực tiếp lên tấm nguyên liệu (dù chỉ đo và đánh dấu), nhanh hơn gõ máy tính.
Thí dụ với loại 21 x 27 cm, tính bằng Excel cắt chiều này thì 28, chiều kia thì 27, em cắt theo thợ được 32.Tiết kiệm khối tiền của Bác.

XeGo.gif
 
Mình có 1 bài toán sau đây, kính nhờ các anh chị giúp giải dùm.

Một sản phẩm (ván MDF dày 5 mm - chiều dài 2 mét - ngang 1 mét) - Muốn tạo ra nhiều sản phẩm nhỏ theo qui cách của file đính kèm. Biết rằng mỗi đường cưa hao hụt 2mm. (lưỡi cưa - chú ý là mỗi lẩn xẻ dọc/ngang cũng phải hao hụt định mức là 2 mmm)
Xin tư vấn nếu mình sẻ theo chiều dọc hoăc chiều ngang thì cái nào có lợi hơn.
File đính kèm gồm các cột sau :
[table="1"]TT|code|name|unit|Soluong1|Soluong2
1|50302127|Ván MDF 5 mm 21 X 27 cm|cái|
2|50302130|Ván MDF 5 mm 21 X 30 cm|cái|
3|50302133|Ván MDF 5 mm 21 X 33 cm|cái|
4|50302136|Ván MDF 5 mm 21 X 36 cm|cái|
5|50302139|Ván MDF 5 mm 21 X 39 cm|cái|
6|50302142|Ván MDF 5 mm 21 X 42 cm|cái|
7|50302145|Ván MDF 5 mm 21 X 45 cm|cái|
8|50302148|Ván MDF 5 mm 21 X 48 cm|cái|
[/table]


Khoảng gần 100 qui cách - tính theo cm. Và khoảng 200 qui cách tính theo inch

Cột E - số lượng 1 - giả sử ở đây tôi xẻ (cưa) theo chiều dọc dài thì được bao nhiêu miếng ván của qui cách 21 x 27 cm
Tương tự cột F - số lương 2 - xẻ cưa theo chiều ngang thì được bao nhiêu miếng ván của qui cách 21 x 27 cm
Mỗi lần xẻ là 1 qui cách, không tận dụng lại để xẻ cho qui cách khác.
Khi đã xử lý xẻ cho qui cách đó ván vụn còn lại khoảng bao nhiêu ( ? cm : dài - ngang )

Lập công thức không dùng VBA

Rất mong được sự hỗ trợ.



Chân thành cảm ơn.

Bác xem file đính kèm nhé.
 

File đính kèm

Anh DOSNET thân,
Mình nghĩ không có khó đâu, đối với các bác mình nghĩ nó trong tầm tay của các bác nhà mình cả.
Người thợ đứng xẻ khi mình đưa ra yêu cầu không rõ sao họ tính rất nhanh các anh ạ.
Mình có làm bài toán "thô thiển" và kết quả "gần" giống như người thợ.
Người thợ thì không giang lận - nhưng mình lại lên định mức đăng ký lẫn lộn 2 cách khác nhau để tối ưu cho việc định mức sử dụng nguyên vật liệu của doanh nghiệp. Qui cách đó : lúc xẻ ngang lúc lại xẻ dọc. ("bỏ nhỏ" cùng nhau nghe)
Thân
Chào ông anh,
Bài này mà giải bằng công thức làm sao mà được ? Lúc mình cưa ngang, lúc cưa dọc. Làm sao cho phần diện tích thừa là nhỏ nhất.
Có lần vào xí nghiệp may xem bộ phận thiết kế ra vải, họ cắt tất cả các rập rồi sắp xếp lên khổ vải, sắp ngang, sắp dọc, quay ngược, quay xuôi chừng nào cảm thấy kích thước vải dư là nhỏ nhất thì lấy đó làm chuẩn ra một rập chung cho lô hàng đó (không biết bây giờ có phần mềm làm việc này chưa).
Tôi nghĩ thợ tính rất đơn giản:
- Lần 1: chiều dài khổ ván ép chia cho chiều dài sản phẩm * chiều ngang khổ ván ép chia cho chiều ngang sản phẩm (làm tròn trước khi nhân)
- Lần 2: chiều dài khổ ván ép chia cho chiều ngang sản phẩm * chiều ngang khổ ván ép chia cho chiều dài sản phẩm
So sánh 2 lần xem lần nào nhiều hơn thì chọn cách cưa đó.
Ví dụ khổ ván ép 2x1m, cắt ra các miếng ván quy cách 21x27cm thì lần 1 được 28 sản phẩm, lần 2 được 27 sản phẩm. Vậy chọn theo lần 1. Nhưng đây không phải là phương án tối ưu.
Nếu cắt mẫu rồi sắp xếp trên ván ép thì có thể trên 30 sản phẩm.
 
Tôi nghĩ thợ tính rất đơn giản:
- Lần 1: chiều dài khổ ván ép chia cho chiều dài sản phẩm * chiều ngang khổ ván ép chia cho chiều ngang sản phẩm (làm tròn trước khi nhân)
- Lần 2: chiều dài khổ ván ép chia cho chiều ngang sản phẩm * chiều ngang khổ ván ép chia cho chiều dài sản phẩm
So sánh 2 lần xem lần nào nhiều hơn thì chọn cách cưa đó.
Ví dụ khổ ván ép 2x1m, cắt ra các miếng ván quy cách 21x27cm thì lần 1 được 28 sản phẩm, lần 2 được 27 sản phẩm. Vậy chọn theo lần 1. Nhưng đây không phải là phương án tối ưu.
Nếu cắt mẫu rồi sắp xếp trên ván ép thì có thể trên 30 sản phẩm.

Nếu để ý kỹ ta sẽ thấy cả hai lần cắt (cách cắt) đều cho ra khối lượng sản phẩm như nhau. Vì theo công thức ta thấy:
Chiều Dài MDF___Chiều Ngang MDF___Chiều Dài MDF_____Chiều Ngang MDF
------------------ x ---------------------- = --------------------- x ----------------------------
Chiều Dài SP____Chiều Ngang SP____Chiều Ngang SP____Chiều Dài SP
Nhưng có gì nhầm lẫn chăng, em cắt được 34 miếng thành phẩm theo cách này, không phải là 27 hay 28.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
hix, nói chung dạng bài này là tối ưu hóa. dùng công thức của Excel em e là căng à nha. dùng VBA vẫn còn mệt xỉu.

hay bác vào đây nhé. http://www.giaiphapexcel.com/forum/showthread.php?t=5600&page=4
Rồi bác hú OB cho bác cái phần mềm đó.

Trong ngành may mặc người ta ai giàu thì mua phần mềm AccuNest (nó sắp tự động, tối ưu) mà hình thì loạn cả lên chứ không phải chỉ là hình chữ nhật thôi nhé.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Nếu để ý kỹ ta sẽ thấy cả hai lần cắt (cách cắt) đều cho ra khối lượng sản phẩm như nhau. ...
Nhưng có gì nhầm lẫn chăng, em cắt được 34 miếng thành phẩm theo cách này, không phải là 27 hay 28.

Anh tính như thế này:
Khổ ván ép 2x1m > dài=2000mm, rộng=1000mm
Khổ sản phẩm 27x21cm > dài=270mm, rộng 210mm
Đường cắt 2mm nên > dài sp=270+2=272mm, rộng sp=210+2=212mm.

Cắt phương án 1:
Dài/dài sp=2000/272=7,352941176 được 7 tấm
Rộng/rộng sp=1000/210=4,716981132 được 4 tấm
7 x 4 =28 sản phẩm

Cắt phương án 2:
Dài/rộng sp=2000/212=9,433962264 được 9 tấm
Rộng/dài sp=1000/272=3,676470588 được 3 tấm
9 x 3 =27 sản phẩm

Thử cắt thủ công chỉ được 32 sản phẩm
32sanpham.jpg

 
P
hix, nói chung dạng bài này là tối ưu hóa. dùng công thức của Excel em e là căng à nha. dùng VBA vẫn còn mệt xỉu.

hay bác vào đây nhé. http://www.giaiphapexcel.com/forum/showthread.php?t=5600&page=4
Rồi bác hú OB cho bác cái phần mềm đó.

Trong ngành may mặc người ta ai giàu thì mua phần mềm AccuNest (nó sắp tự động, tối ưu) mà hình thì loạn cả lên chứ không phải chỉ là hình chữ nhật thôi nhé.

Cái này dùng [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Cargo Optimizer[/FONT] thì cực kỳ dễ, do CO là dùng cho 3 chiều, mà bài toán là 2 chiều, vì vậy ta hãy biến 3 chiều thành 2 chiều với xảo thuật : Cho chiều cao của Container rất nhỏ và vừa bằng với chiều cao của box.

Khi đó
  • Container = MDF
  • box = các sản phẩm
CO không giới hạn về số sản phẩm, vì vậy bác dùng thoải mái.

Ngày xưa em dùng thằng này làm cho tụi Sing chết khiếp, vì xưa nay cái vụ xếp hàng tối ưu lên Cont tụi nó dùng bằng CAD:-=

Thân!
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Kính chào tất cả,

Cách 1 : Em có kết quả như sau
[table="1"]Dai|Ngang|Dai|Ngang|=A6/(C6+2/10)|=B6/(D6+2/10)|=INT(E6)|=INT(F6)|Số lượng|
200|100|21|27|9.433962264|3.676470588|9|3|27
200|100|21|30|9.433962264|3.311258278|9|3|27
200|100|21|33|9.433962264|3.012048193|9|3|27
200|100|21|36|9.433962264|2.762430939|9|2|18
200|100|21|39|9.433962264|2.551020408|9|2|18
200|100|21|42|9.433962264|2.369668246|9|2|18
200|100|21|45|9.433962264|2.212389381|9|2|18
200|100|21|48|9.433962264|2.074688797|9|2|18
200|100|21|51|9.433962264|1.953125|9|1|9
200|100|21|54|9.433962264|1.84501845|9|1|9
200|100|21|57|9.433962264|1.748251748|9|1|9
200|100|21|60|9.433962264|1.661129568|9|1|9
[/table]


Cách 2 :
[table="1"]Ngang|Dai|Ngang|Dai|=A6/(C6+2/10)|=B6/(D6+2/10)|=INT(E6)|=INT(F6)|Số lượng|
100|200|21|27|4.716981132|7.352941176|4|7|28
100|200|21|30|4.716981132|6.622516556|4|6|24
100|200|21|33|4.716981132|6.024096386|4|6|24
100|200|21|36|4.716981132|5.524861878|4|5|20
100|200|21|39|4.716981132|5.102040816|4|5|20
100|200|21|42|4.716981132|4.739336493|4|4|16
100|200|21|45|4.716981132|4.424778761|4|4|16
100|200|21|48|4.716981132|4.149377593|4|4|16
100|200|21|51|4.716981132|3.90625 |4|3|12
100|200|21|54|4.716981132|3.6900369 |4|3|12
100|200|21|57|4.716981132|3.496503497|4|3|12
100|200|21|60|4.716981132|3.322259136|4|3|12
[/table]


Bài toán của em làm ra cũng gần giống bài toán của Thầy Phạm Duy Long.

To : Ca_dafi ơi có thể xem lại dùm mình không ?
Cách 2 - Số lượng 2 [Cột G] : của bạn sao không có sự khác biệt với cột F - Số lượng 1

To : le tin - Qua file bạn upload lên hướng dẫn mình thấy có công thức sau :
Cột F - Số lượng 1 =INT(2002/($C4+2))*INT(1002/($D4+2))
Cột G - Số lượng 2=INT(1002/($C4+2))*INT(2002/($D4+2))

Xin bạn vui lòng giải thích tại sao là 2002 và 1002 mà sao không là 2000 và 1000 (mm).

Qua bài này học thêm được hàm =ROUNDDOWN. Nhờ các anh chỉ cho cú pháp và ý nghĩa hàm =ROUNDDOWN

To : Mr Okebab và Mr. SoiBien
Thấy các link của anh chỉ dẫn thấy thích quá - chắc hôm nào em xin được bái lễ ra mắt hai anh để học thêm chiêu này.

Cám ơn cả nhà,
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Qua bài này học thêm được hàm =ROUNDDOWN. Nhờ các anh chỉ cho cú pháp và ý nghĩa hàm =ROUNDDOWN
3 hàm ROUNDDOWN, ROUND, ROUNDUP đều có cú pháp giống nhau. ROUND thì ai dùng Excel đều biết. Còn ROUNDDOWN thì làm tròn xuống, ROUNDUP thì làm tròn lên.
Nói hơi lòng vòng. KTGG xem ví dụ này thì biết cách làm tròn của 3 hàm trên:

ROUNDDOWN(1,21;1) > 1,2 ______ROUND(1,21;1)>1,2______ROUNDUP(1,21;1) > 1,3
ROUNDDOWN(1,26;1) > 1,2 ______ROUND(1,26;1)>1,3 ______ROUNDUP(1,21;1) > 1,3
 
Lộ "hàng" rồi làm sao kiếm CF đây bác Bắp !

He he he!! Bác chỉ dùng được 14 ngày thôi!!)*&^)

Với 21 x 27 cm : 30 chú

GPE1.png



Với 21 x 30 cm : 26 chú

GPE2.png


Với 21 x 33 cm : 26 chú
GPE3.png

Với 21 x 36 cm : 22 chú

GPE4.png

Với 21 x 39 cm : 22 chú
GPE5.png



Với 21 x 42 cm : 18 chú

GPE6.png



Với 21 x 45 cm : 16 chú


GPE7.png




Với 21 x 48 cm : 16 chú


GPE8.png




Híc híc híc!!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Cám ơn các anh đã thức khuya hướng dẫn và làm demo giải bài toán này qua phần mềm Cargo Optimizer cho mình thấy. Xem các hình minh hoạ lúc đầu mình không hiểu sao Mr Okebab lại khai báo thông số cho qui cách 21 *27 như sau :

Arrange 7 deep * 272,00 cm (Do có tính 2cm cho mỗi lần cưa)
3 wide * 212,00 cm
1 High 5,00 cm (Chiều dày - cao của ván MDF)

Khổ nỗi là đơn hàng của khách đặt nhiều qui cách khác nhau. Với công cụ làm việc như thế thì việc báo giá cho khách cũng nhanh chóng. Giúp cho mình tìm ra đáp số nguyên liệu đầu vào cần bao nhiêu khi làm sản phẩm với qui cách đó.
Nhận thấy :
Công tác kế toán ngày nay không đơn thuần chỉ định khoản nợ nợ có có. Vì vậy kế toán ngày nay cần phải học hỏi đầu tư nhiều phương pháp,công cụ,... để hỗ trợ cho công việc.Nếu hôm nay mình ngại dấu cái dốt không lên tiếng thì cả đời cũng dốt+-+-+-++-+-+-+

Thân,
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Cám ơn các anh đã thức khuya hướng dẫn và làm demo giải bài toán này qua phần mềm Cargo Optimizer cho mình thấy. Xem các hình minh hoạ lúc đầu mình không hiểu sao Mr Okebab lại khai báo thông số cho qui cách 21 *27 như sau :

Arrange 7 deep * 272,00 cm (Do có tính 2cm cho mỗi lần cưa)
3 wide * 212,00 cm
1 High 5,00 cm (Chiều dày - cao của ván MDF)

Ta giả sử rằng mọi tấm ván đều phải cắt ở 4 cạnh (cho công bằng--=0), vì vậy mỗi cạnh phải thêm ra 1mm, do đó mỗi chiều (2 cạnh) phải thêm ra 2mm.

Còn chiều cao thì em khai báo sao cho ta chỉ có thể xếp 1 chiều lên Cont (Cont = 6mm; MDF = 5cm)

Việc trên 1 tấm MDF cắt nhiều sản phẩm là chuyện . . . dễ dàng (với CO), bác cứ thử ra VD đi.

CO khi ra Report nó còn cho ta cả file gif, để ta có thể thấy được tiến trình hoạt động của của việc xếp trước xếp sau (đề còn biết cách mà xếp - 3D mà)

Có cầu ắt có khoan, à quên, có cung. Lại đụng chạm đến bác Hướng rồi--=0

Thân!
 
Với Cargo Optimizer thì vấn đề trở nên đơn giản. Mình đã tải Cargo Optimizer 4.0 về nhưng còn lúng túng trong việc sử dụng. Có thể Mr Okebab chỉ giúp anh em vài chiêu để sừ dụng.
Nhưng với bài toán của KTGG thuộc dạng đơn giản, tất cả các sản phẩm đều có cùng kích thước nên mình có thể sắp thủ công và kết quả sắp thủ công kinh tế hơn chương trình sắp !
Tôi có thử 2 ví dụ:
Máy sắp: Với 21 x 27 cm : 30 chú, Với 21 x 30 cm : 26 chú
Sắp thủ công : Với 21 x 27 cm : 32 chú,
Với 21 x 30 cm : 28 chú
aaa.jpg
 
Ngoài chuyện thầy Long nói:
kết quả sắp thủ công kinh tế hơn chương trình sắp !

Theo như hình minh họa, trong một vài hình thấy rõ ràng còn chỗ trống có thể sắp thêm 1 hoặc 2 miếng nữa, nhưng PM cố tình để trống, không rõ nguyên nhân.

Thí dụ
hình 2 (21 x 30) 1 chỗ
hình 3 (21 x 33) 1 chỗ
hình 4 (21 x 36) 2 chỗ
hình 5 (21 x 39) 1 chỗ
 
Ngoài chuyện thầy Long nói:

Theo như hình minh họa, trong một vài hình thấy rõ ràng còn chỗ trống có thể sắp thêm 1 hoặc 2 miếng nữa, nhưng PM cố tình để trống, không rõ nguyên nhân.

Thí dụ
hình 2 (21 x 30) 1 chỗ
hình 3 (21 x 33) 1 chỗ
hình 4 (21 x 36) 2 chỗ
hình 5 (21 x 39) 1 chỗ

Vâng, do đêm qua làm vội nên em chưa chọn nút tối ưu nhất, vì vậy mới xảy ra tình trạng trên.

Vì chương trình có nhiều chọn lựa tối ưu : Về giá tiền (Xếp sao cho tổng giá tiền là lớn nhất), về diện tích, về trọng lượng. Lâu không dùng đâm ra . . lẩn thẩn.

Nhân đây em cũng giới thiệu Panel Optimizer (cùng hãng), đây mới chính là phần mềm 2D (tối ưu trên mặt phẳng), còn Cargo Optimizer thì là tối ưu cho 3D, vì vậy hơi giống việc mang dao mổ trâu giết chim . . đại bàng.:=\+

Cảm ơn các bác.
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom