Nhờ mọi người tính giúp số tiền tiết kiệm - gốc tăng định kỳ

Liên hệ QC

trungt2

Thành viên mới
Tham gia
5/10/11
Bài viết
14
Được thích
0
Giả giử em có bài toán như sau:
Ngày 1/1/2001 Anh A gửi tiền TK vào NH với các thông tin sau

Số tiền gốc: 5 triệu
Kỳ hạn: 1 tháng
Lãi suất: 6%/năm

Bắt đầu sang tháng thứ 2 thì anh A nộp định kỳ hàng háng là 5 triêu/ tháng, số tiền lãi của các kỳ trước nhập vào gốc luôn

Hỏi sau 1 năm, 3 năm, 5 năm thì anh A có bao nhiêu tiền
Em chưa nghĩ ra công thức chung để tính nên nhờ các cao thủ giúp.

P/s: Cũng bài tập trên nhưng e có biến tấu đi chút ít đó là

Kỳ hạn gửi tiền: 03tháng
số tiền gửi hàng tháng định kỳ vẫn là 5triệu/tháng
Sau 3 tháng, lãi nhập gốc....

Các bác tính hộ em, thanks all
 
Giả giử em có bài toán như sau:
Ngày 1/1/2001 Anh A gửi tiền TK vào NH với các thông tin sau

Số tiền gốc: 5 triệu
Kỳ hạn: 1 tháng
Lãi suất: 6%/năm

Bắt đầu sang tháng thứ 2 thì anh A nộp định kỳ hàng háng là 5 triêu/ tháng, số tiền lãi của các kỳ trước nhập vào gốc luôn

Hỏi sau 1 năm, 3 năm, 5 năm thì anh A có bao nhiêu tiền
Em chưa nghĩ ra công thức chung để tính nên nhờ các cao thủ giúp.

P/s: Cũng bài tập trên nhưng e có biến tấu đi chút ít đó là

Kỳ hạn gửi tiền: 03tháng
số tiền gửi hàng tháng định kỳ vẫn là 5triệu/tháng
Sau 3 tháng, lãi nhập gốc....

Các bác tính hộ em, thanks all
Đây chỉ là bài toán tính giá trị tương lai đơn thuần thôi mà
bạn áp dụng đúng với công thức tính:
FV=A.(1+r)^n
với A: số tiền gốc (giá trị hiện tại của FV)
r: lãi suất
n: số kỳ tính lãi.
Vậy với yêu cầu đề toán của bạn tức ta có 1 chuỗi các giá trị A tương với với từng n kỳ hạn. Cụ thể ta có 1 chuỗi giá trị: 5 triệu hưởng 1 năm tiền lãi, 5 triệu hưởng (1 năm - 1 tháng tiền lãi)...
vậy công thức tổng quát sẽ là
A(1+r)^n + A(1+r)^(n-1) + A(1+r)^(n-2)+...+A(1+r).
 
P/s: Cũng bài tập trên nhưng e có biến tấu đi chút ít đó là

Kỳ hạn gửi tiền: 03tháng
số tiền gửi hàng tháng định kỳ vẫn là 5triệu/tháng
Sau 3 tháng, lãi nhập gốc....

Các bác tính hộ em, thanks all
Biến tấu này của bạn có vấn đề:
Xin hỏi lại bạn;
Với trường hợp giả định của bạn: ở tháng thứ 2 ngay sau tháng nộp gốc đầu tiên nếu tôi gửi 5 triệu với lãi suất 6%/năm, kỳ hạn 3 tháng, lãi gộp, vậy sau 1 năm tức đã trả qua 11 tháng kể từ ngày tôi nộp gốc 5 triệu này tôi được hưởng 3 kỳ trả lãi (tương đương 9 tháng) và 2 tháng lẻ kia (chưa đảm bảo 3 tháng đến hạn trả lãi lần 4) thì tính lãi ntn, tính kỳ hạn ra làm sao, lãi suất bao nhiều? Theo như cách tính của các ngân hàng thì nếu rút ở thời điểm này thì 2 tháng đó sẽ tính là rút trước hạn và chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn thôi.
Với bài toán đầu tiên của bạn thì có tổng quát chứ còn biến tấu của bạn thì chưa đủ cơ sở và dữ liệu để giải nhé.
 
Đây chỉ là bài toán tính giá trị tương lai đơn thuần thôi mà
bạn áp dụng đúng với công thức tính:
FV=A.(1+r)^n
với A: số tiền gốc (giá trị hiện tại của FV)
r: lãi suất
n: số kỳ tính lãi.
Vậy với yêu cầu đề toán của bạn tức ta có 1 chuỗi các giá trị A tương với với từng n kỳ hạn. Cụ thể ta có 1 chuỗi giá trị: 5 triệu hưởng 1 năm tiền lãi, 5 triệu hưởng (1 năm - 1 tháng tiền lãi)...
vậy công thức tổng quát sẽ là
A(1+r)^n + A(1+r)^(n-1) + A(1+r)^(n-2)+...+A(1+r).
Theo như mình hiểu cách tính của bạn thì mình thấy thắc mắc vầy

Sang tháng thứ 2, mình có 1 khoản tiền là = [A (1+r)^1] + A, và số tiền này chính là số gốc của tháng thứ 2, sang tháng thứ 3 cũng tương tự như từ T1 - T2. Bạn thử check lại công thức, và giải thích hộ mình nhé
 
Biến tấu này của bạn có vấn đề:
Xin hỏi lại bạn;
Với trường hợp giả định của bạn: ở tháng thứ 2 ngay sau tháng nộp gốc đầu tiên nếu tôi gửi 5 triệu với lãi suất 6%/năm, kỳ hạn 3 tháng, lãi gộp, vậy sau 1 năm tức đã trả qua 11 tháng kể từ ngày tôi nộp gốc 5 triệu này tôi được hưởng 3 kỳ trả lãi (tương đương 9 tháng) và 2 tháng lẻ kia (chưa đảm bảo 3 tháng đến hạn trả lãi lần 4) thì tính lãi ntn, tính kỳ hạn ra làm sao, lãi suất bao nhiều? Theo như cách tính của các ngân hàng thì nếu rút ở thời điểm này thì 2 tháng đó sẽ tính là rút trước hạn và chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn thôi.
Với bài toán đầu tiên của bạn thì có tổng quát chứ còn biến tấu của bạn thì chưa đủ cơ sở và dữ liệu để giải nhé.

Mình xin biến tấu và giải thích lại chút :)

Nghĩa là sau khi anh A gửi hết 1 kỳ hạn 03 tháng - số tiền lãi nhập gốc - anh A nộp thêm 15 triệu đồng (theo định kỳ 5tr/ tháng, và chỉ nộp vào cuối mỗi kỳ thu lãi tiết kiệm) - và gửi tổng số tiền vừa nêu 1 kỳ hạn mới ( 03 tháng)

Giả sử không có trường hợp rút trước hạn, thay đổi lãi suất của thị trường. Nhờ các cao thủ tiếp tục chỉ giáo :D
 
Theo như mình hiểu cách tính của bạn thì mình thấy thắc mắc vầy

Sang tháng thứ 2, mình có 1 khoản tiền là = [A (1+r)^1] + A, và số tiền này chính là số gốc của tháng thứ 2, sang tháng thứ 3 cũng tương tự như từ T1 - T2. Bạn thử check lại công thức, và giải thích hộ mình nhé
Thử nhé
Ta có dòng thời gian tính từ thời điểm 0 (tức thời gian bắt đầu nộp gốc đầu tiên)
tháng 0: số tiền A
tháng 1: số tiền A(1+r)^1 + A(1+r)^0
tháng 2: số tiền A(1+r)^2 + A(1+r)^1 + A(1+r)^0
....
Bạn hiểu chứ?
 
Mình xin biến tấu và giải thích lại chút :)

Nghĩa là sau khi anh A gửi hết 1 kỳ hạn 03 tháng - số tiền lãi nhập gốc - anh A nộp thêm 15 triệu đồng (theo định kỳ 5tr/ tháng, và chỉ nộp vào cuối mỗi kỳ thu lãi tiết kiệm) - và gửi tổng số tiền vừa nêu 1 kỳ hạn mới ( 03 tháng)

Giả sử không có trường hợp rút trước hạn, thay đổi lãi suất của thị trường. Nhờ các cao thủ tiếp tục chỉ giáo :D
Nếu số kỳ hạn là nguyên tức là bội của 3 tháng theo giả định của bạn hoặc là bội của kỳ hạn x tháng gì đó thì công thức không có gì thay đổi.
Bạn chỉ tùy biến số tiền thôi
FV= A0 (1+r)^n + A1(1+r)^(n-1)+ ...
Chú ý số tiền A0, A1, A2... có thể khác nhau
số 1...n là các số nguyên, ví dụ kỳ hạn 3 tháng, thời gian tính dòng tiền là 1 năm thì n=4
 
Mình đã hiểu ý bạn, nhưng giờ muốn có cách nào tạo công thức chung để cho vào excel không bạn, chứ tính khoảng 2 năm mà đè ra ghi hết thế này oải quá :)
Bạn đang học/ làm về chuyên môn gì mà pro về khoản này vậy ?????
 
Hàm có sẵn:

1 năm, mỗi tháng 1 lần 5 tr:
=FV(6%/12;12;-5000000;0)

3 năm, mỗi tháng 1 lần 5 tr:
=FV(6%/12;12*3;-5000000;0)

1 năm, 3 tháng 1 lần 15 tr:
=FV(6%/4;4;-15000000;0)

5 năm, 3 tháng 1 lần 15 tr:
=FV(6%/4;4*5;-15000000;0)
 
Hàm có sẵn:

1 năm, mỗi tháng 1 lần 5 tr:
=FV(6%/12;12;-5000000;0)

3 năm, mỗi tháng 1 lần 5 tr:
=FV(6%/12;12*3;-5000000;0)

1 năm, 3 tháng 1 lần 15 tr:
=FV(6%/4;4;-15000000;0)

5 năm, 3 tháng 1 lần 15 tr:
=FV(6%/4;4*5;-15000000;0)
Em nghĩ nếu dùng hàm FV thì công thức phải vầy mới đúng.
Mã:
=FV(6%/12,12,-5000000,0,1)
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom