Nhờ giải bài toán Hàn Tín điểm binh

Liên hệ QC

SA_DQ

/(hông là gì!
Thành viên danh dự
Tham gia
8/6/06
Bài viết
14,317
Được thích
22,356
Nghề nghiệp
Nuôi ba ba & trùn quế
Hàn Tín được giao 8 vạn tinh binh để tiến đánh đất Nam Việt
Sau chiến thắng, để kiểm lại số quan quân, ông ta ban lệnh xếp theo hàng để đếm;
Xếp 19 hàng thì còn dư 17 lính;
Xếp 17 hàng còn dư 13 lính
& xếp 13 hàng thì dôi ra 7 lính

Hỏi sau trận thắng ông ta đã nướng bao nhiêu lính?
 
Lã Hậu không dám để Hàn Tín mang 8 vạn quân vào Nam đâu.
Thay vì thẳng xuống Việt, hắn rẽ qua Thục thì lại có thể xưng vương.
 
Số quân bị nướng có lẽ cũng có thể xảy ra nhiều trường hợp khác nhau
Mã:
Option Explicit

Sub XXX()
Dim SL

For SL = 1 To 80000
    If SL Mod 19 = 17 Then
        If SL Mod 17 = 13 Then
            If SL Mod 13 = 7 Then
                Sheet1.Range("A" & Rows.Count).End(xlUp).Offset(1) = SL
            End If
        End If
    End If
Next SL
End Sub

---
Phải lấy 80000 - kết quả trên mới là số phải tìm
 
Hàn Tím có đánh Nam Việt và có chiến thắng ư?
Thế Hàn Xanh có đánh xuống tới Ngã tư Hàng Xanh Điện Biên Phủ không? Còn Hàn Đỏ, Hàn Vàng, Hàn Bạc?
Còn Hàn(g) Dỏm thì tràn ngập rồi.
 
(1) Mình sẽ sửa lại tiêu đề cho đúng thị hiếu mọi người & cảm ơn các bác!
(2) Bài #4 theo phương án duyệt từng số như vậy chưa nhanh (ra kết quả);
Nên chăng duyệt theo bước nhảy 19
Cũng nên chăng duyệt từ con số 8 vạn duyệt xuống
(3) Đúng là bài toán nhiều đáp án; Để biết có bao nhiêu đáp án ta nên ghi lại các kết quả đó!?!

Chúc các bạn vui & khỏe nhiều!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
(1) Mình sẽ sửa lại tiêu đề cho đúng thị hiếu mọi người & cảm ơn các bác!
Còn trong bài nữa anh, Hàn Tín làm gì có đánh Nam Việt, và lịch sử đánh Nam Việt toàn thua, không có "chiến thắng". Đây không phải thị hiếu mà là lịch sử.
 
(3) Đúng là bài toán nhiều đáp án; Để biết có bao nhiêu đáp án ta nên ghi lại các kết quả đó!?!

Chúc các bạn vui & khỏe nhiều!
phân tích kết quả từ #4 thì kết luận số người mỗi hàng cho mỗi trong 3 trường hợp là khác nhau !
khoảng cách kết quả trước và sau bằng nhau nên chỉ cần tìm đc 2 kết quả đầu tiên thì có thể nội suy ra các kết quả típ theo !
cơ mà 2 kết quả đầu tiên duyệt cũng nhiều , giải hệ phương trình 4 ẩn sao ra ta ? ^^

1701487649917.png
 
phân tích kết quả từ #4 thì kết luận số người mỗi hàng cho mỗi trong 3 trường hợp là khác nhau !
khoảng cách kết quả trước và sau bằng nhau nên chỉ cần tìm đc 2 kết quả đầu tiên thì có thể nội suy ra các kết quả típ theo ! giải hệ phương trình 4 ẩn sao ra ...
4199 là duy nhất, đó chính là bội số chung nhỏ nhất của 3 số 19, 17, 13. Do đó
- Chỉ cần 1 kết quả đầu
- Các kết quả sau là kết quả trước cộng với 4199, không phải nội suy gì cả.

Chỉ có 2 phương trình 3 ẩn.
 
----------------- thinking
1701489932292.png
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Suy nghĩ gì nữa chứ
Mã:
Sub XYZ()
[C2:C1000].Clear
Dim i As Long
For i = 17 To 80000  Step 19
        If i Mod 17 = 13 Then
            If i Mod 13 = 7 Then
                x = i
                Exit For
            End If
        End If
Next i
Do While x < 80000
    [c1000].End(xlUp).Offset(1, 0).Value = x
    x = x + 4199
Loop
End Sub
 
. . . .. Nhà Triệu (chữ Hán: 趙朝; bính âm: Zhào cháo; Hán Việt: Triệu triều) là triều đại duy nhất cai trị nước Nam Việt (ngày nay gồm 1 phần Miền Nam Trung Quốc và Miền Bắc Việt Nam) suốt giai đoạn 179–111 trước Công nguyên. Triệu Vũ Đế đánh bại An Dương Vương, sáp nhập Âu Lạc vào Nam Việt và tiến hành cai trị vùng này. Tuy nhiên, nhà Triệu bị nhà Hán tiêu diệt vào năm 111 trước Công nguyên. Nhà Triệu từng được coi là triều đại của Việt Nam, nhưng bắt đầu từ thời Hậu Lê thì quan điểm này bắt đầu được cải chính. Ngày nay, giới sử học Việt Nam xác định nhà Triệu là triều đại ngoại xâm, khởi đầu của 1000 năm Trung Hoa đô hộ nước Việt [1,2,3].

Tên “Việt Nam” có thể đã xuất hiện sớm hơn khi chưa được công nhận chính thức. Có các bản ghi về tên “Việt Nam” từ thế kỷ 15 và trước đó [1]. Tuy nhiên, tên chính thức của đất nước là “Nam Việt” trong thời kỳ nhà Nguyễn. Vua Gia Long đề xuất tên “Nam Việt” cho nhà Thanh, với lý do rằng “Nam” có nghĩa là “An Nam” và “Việt” có nghĩa là “Việt Thường” [1].
Tuy nhiên, tên “Nam Việt” trùng với tên quốc gia của lãnh thổ Nam Việt của triều đại Triệu, bao gồm Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Quốc vào thời điểm đó. Nhà Thanh đã thay đổi nó để tránh nhầm lẫn và chính thức tuyên bố tên “Việt Nam” vào năm 1804 [1,2].
. . . .
 
Tuy nhiên, tên “Nam Việt” trùng với tên quốc gia của lãnh thổ Nam Việt của triều đại Triệu, bao gồm Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Quốc vào thời điểm đó. Nhà Thanh đã thay đổi nó để tránh nhầm lẫn và chính thức tuyên bố tên “Việt Nam” vào năm 1804 [1,2].
Sau nhiều lần từ chối, vì không muốn làm phật lòng vua Thanh nên Gia Long tặc lưỡi nhận sắc phong quốc hiệu "Việt Nam" nhưng chỉ dùng các nghi lễ ngoại giao với nhà Thanh còn quốc hiệu cũ "Đại Việt" vẫn dùng trong hành chính. Chỉ sau này con của Nguyễn Ánh là Minh Mạng lên ngôi, ông ta mới quyết đoán đổi hẳn quốc hiệu thành "Đại Nam" để tiếp nối truyền thống tự chủ về quốc hiệu sau gần 1000 năm Bắc thuộc mặc cho sự phản đối của nhà Thanh.

Dưới quốc hiệu Đại Nam triều Minh Mạng, nước ta có lãnh thổ rộng lớn nhất sau thời Bắc Thuộc bao gồm hơn nửa lãnh thổ Lào, Campuchia và một phần đất nay nằm trong Trung Quốc đã bị Pháp đem đổi chác trong thời đô hộ.
ban-do-lanh-tho-viet-nam-qua-cac-thoi-ky53.jpg

Các danh tướng thuộc hàng "chiến thần" của Trung Quốc trong đó có cả Hàn Tín chưa bao giờ chinh chiến ở nước ta.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Hàn Tín cầm tướng không cầm quân(lính).
 
Đầu nhà Hán không có Nam Việt.
Nước Việt xưa nằm giáp Ngô và Sở. Khi Câu Tiễn hạ được Phù Sai thì sát nhập Ngô vào Việt. Nhờ chính sách do Phạm Lãi và Văn Chủng để lại nên hùng mạnh và "ngảnh mặt về Tây mà xưng bá" (ý nói đè bẹp Tề Tấn Tần)
Về sau, Sở triệt hạ Việt thì dân Tầu không còn nhớ đến Việt nữa. Nói về dân vùng này thì người ta chỉ gọi là người Ngô.
Hàn Tín là người Tề. Lúc Lưu Bang đánh bại Hạng Võ thì Tín được phong chức Tề Vương. Nhưng Lã Hậu không muốn phân quyền cho nên kiếm cớ tước chức. Hàn Tín vẫn lấy làm nhục về vụ này.

Chú thích: Gia Long là vị vua "bên ngoài nịnh nước lớn. bên trong không biết dạy con"
Trong lịch sử Việt Nam có kẻ HAI LẦN cõng rắn cắn gà nhà mà vẫn được dân thương. Dân miền Nam có cái ngu ấy.

Hàn Tín cầm tướng không cầm quân(lính).
Chắc hôn cha? Câu "đa đa ích thiện" ở đâu ra?
 
Web KT
Back
Top Bottom