Ngày T+3 trong chứng khoán

Liên hệ QC

8

  • i do not know

    Votes: 1 100.0%
  • what happen in here

    Votes: 0 0.0%

  • Total voters
    1

bloglamanh

Thành viên mới
Tham gia
19/7/10
Bài viết
4
Được thích
0
Nếu ai đã chơi chứng khoán chắc chắn biết việc: bán chứng khoán ngày T thì 3 ngày sau tiền mới về tài khoản. Trong thời gian đó, khách hàng muốn có tiền thì vay công ty chứng khoán, sau đó, tiền về tài khoản, công ty chứng khoán sẽ trừ vào tài khoản KH. Thời gian thực hiện là 3 ngày (tức T+3)
Vấn đề đặt ra, là nếu khách hàng vay ngày T, trả vào ngày T +4 (tức là chậm trả) thì với các loại sao kê, bằng excel, các cao thủ có tìm ra được sai sót đó ko. Nếu kiểm bằng mắt thường thì vẫn biết nhưng với hàng chục ngàn giao dịch thì phải bằng máy thôi. Xin nhờ các cao thủ cho ý kiến thông qua vd sau:

Ngày Vay Trả
2/1/2010 Khách hàng A vay 10
4/1/2010 Khách hàng B vay 10
6/1/2010 Khách hàng A trả 10
6/1/2010 Khách hàng B trả 10

Rõ ràng, KH A vay tiền ngày 2/1 và trả tiền ngày 6/1, tức là 4 ngày, quá hạn T + 3 rồi
KH B thì vay và trả trong vòng 2 ngày, hợp lệ

Nhưng làm sao để chúng ta lọc ra? Hoặc dùng hàm nào để biết là có quá hạn rồi? Em chẳng biết?!??
Ây là chưa kể ngày t7, chủ nhật ko tính, tức là nếu vay vào t6 thì t4 tuần sau mới trả, tức T + 5 vẫn hợp lệ?
Xin các anh chị cho ý kiến. Xin cảm ơn
Vì font của diễn đàn ko cho phép em trình bày theo cột trong excel được, mong các anh chị có kinh nghiệm chịu khó tách cột khi thực hành. Trong đó, Cột A1 đến A5 chứa Ngày, Cột B1 chưa Vay, B2 và B3 lần lượt là KH A vay 10; KH B vay 10. Cột C1 chứa Trả, C4 và C5 lần lượt chứa KH A trả 10; KH B trả 10
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Bạn dùng hàm sau để xác định số ngày thực vay

Mã:
Function Ktra(ng1 As Date, ng2 As Date) As Integer
Dim i
For i = 0 To ng2 - ng1 - 1
Ktra = Ktra + Choose(Weekday(ng1 + i, 1), 0, 1, 1, 1, 1, 1, 0)
Next
End Function
Ngay vay= Ktra( Ngayvay,Ngaytra)
Từ đây bạn dùng cột phụ để kiểm tra hay dùng cho Condition Format
Bạn cũng có thể dùng hàm countif đếm chữ "x"
 

File đính kèm

Lần chỉnh sửa cuối:
Thật sự là rất khâm phục kiến thức cao thủ excel của bác sealand lắm và rất muốn cảm ơn bác đã dành thời gian trả lời, nhưng quả thực...cao siêu quá, em cũng bó tay. Kiểu này em phải đăng ký đi học lại excel chứ trình độ A như em thì chỉ đến hlookup là cùng lắm rồi bác ạ, hiii. Cảm ơn bác
 
Bạn thay công thức sau vào ô F3 rồi Filldown:
=COUNTIF(H3:BD3,"x")
Như vậy, toàn bộ bảng tính là công thức bình thường và Condition Format. Hoàn toàn bình thường, có gì đâu mà A không làm được. Bạn tìm hiểu đi, khi nó vỡ ra sẽ tạo thế làm nhiều việc khác tương tự.
Trong file, mình cố ý dùng cả UDF, Công thức, Condition... cho bạn tham khảo lựa chọn chứ thậm chí chẳng cần ô cột tính toán nào cũng sử lý được (Như file kèm)
Chúc thành công.
 

File đính kèm

Em mất buổi sáng làm việc để hiểu cách tiếp cận của bác. Bây giờ thì em hiểu ý của bác. Nhưng ví dụ của bác sealand... hơi đơn giản so với thực tế. Bởi vì ngày phát sinh và ngày trả bác cho vào 2 cột gần nhau để viết hàm, thực tế bảng sao kê không như vậy. Nó có rất nhiều giao dịch trong cùng ngày, chứ ko phân theo khách hàng. Với lại, số phát sinh là một dạng đối ứng của 2 tài khoản, việc tìm ra dấu hiệu đó để viết lệnh cũng ko phải dễ. Câu hỏi em đính kèm trong file này. Mong bác gỡ rối giúp em, em cảm ơn bác nhiều https://mail.google.com/mail/?shva=1#inbox/12b8b1a40d637258
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Trời bạn thật là!!! Bạn đâu có đưa file lên đâu. Mình đoán chừng lập cái file như vậy làm ví dụ, còn khi áp dụng ta thay địa chỉ ô là xong, kể cả "anh ở đầu sông, em cuối sông"
Cái đường link đưa đến Hộp thư riêng của bạn thì sao mở được.
 
Bac sealand xem trong file em đính kèm sẽ rõ. Tại vì mỗi ngày giao dịch nó có hàng chục cái, chứ không phải xếp riêng cho từng khách hàng. Dò từng đối ứng Phát sinh Nợ - Phát sinh Có để biết ngày của cặp đối ứng đó thì quá là muối bỏ bể. Mong câu trả lời của bác, xin hậu tạ bác chầu cà phê nếu bác ở TpHCM
 

File đính kèm

Mình tham gia với bạn 1 chút với giác độ là 1 Kế toán, nếu không phải thông cảm cho:
Trong quản lý Tín dụng như thế này không nên theo dõi theo KHang mà theo dõi theo khoản vay. 1 khách hàng có thể có nhiều khoản vay thời hạn khác nhau. Tất cả các khoản cấp tiền vay hay thu nợ đều được ghi theo số hiệu khoản vay này.
Nếu căn cứ nội dung dễ ghi chép sai sót lắm. Bạn nên tạo Danh mục các khoản vay (Khế ước nhận nợ) và khi ghi chép nên tạo bảng chọn cho thống nhất.
Trong bài này mình đổi tên hàm từ hàm Ktra() thành hàm Ngay() cho hợp ngữ cảnh. Mình vận dụng các công thức Excel kết hợp hàm Ngay() để tạo báo cáo.
Riêng phần trả nợ nhiều lần ta bàn sau 1 chút, vì nó có liên quan tới nhiều vấn đề:
-Mức dư nợ từng thời gian
-Bảng biểu nên chuyển sang dạng bảng kê tiền vay từng khế ước.

Bạn kiểm tra giùm nha.
(Lưu ý: Giải pháp của bạn Ba3Ba3 rất hay đấy, mình chưa test được nên không dám áp dụng)
 

File đính kèm

Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom