hoaquynh407
Thành viên thường trực
- Tham gia
- 27/6/09
- Bài viết
- 221
- Được thích
- 869
Tình cờ lang thang trên mạng, thấy có bài này, thử post lên mọi người cùng chia sẻ nguyện vọng
Nếu Quỳnh là Bộ Trưởng Bộ Tài Chính luôn luôn lắng nghe - http://www.webketoan.vn/forum/showthread.php?p=655657#post655657
1.- Sớm rà soát, thu hồi và hủy các văn bản mang tính chồng chéo.
Theo thông tin pháp luật, bác Kế toán già gân có đưa tại Văn bản mới phát hành tháng 04/2010, trong đó có để cập Nghị định 40/2010/NĐ-CP của Chính phủ về việc kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật
Điều 34. Xem xét, xử lý trách nhiệm đối với người, cơ quan ban hành văn bản trái pháp luật
1. Việc xem xét, xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, người đã ban hành văn bản trái pháp luật phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ trái pháp luật của văn bản và hậu quả của nội dung trái pháp luật gây ra đối với xã hội và trên cơ sở tính chất, mức độ lỗi của cơ quan, người đã ban hành, tham mưu ban hành văn bản đó.
2. Việc xem xét trách nhiệm tập thể, trách nhiệm cá nhân được thực hiện như sau:
a) Cơ quan ban hành văn bản có nội dung trái pháp luật phải tổ chức việc kiểm điểm, xác định trách nhiệm của tập thể và báo cáo cơ quan cấp trên có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật, đồng thời, xem xét trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan trong việc ban hành văn bản có nội dung trái pháp luật;
b) Cán bộ, công chức trong quá trình tham mưu soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, thông qua văn bản có nội dung trái pháp luật, tùy theo tính chất, mức độ lỗi và nội dung trái pháp luật của văn bản, phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về kỷ luật cán bộ, công chức.
Thủ tục xử lý kỷ luật cán bộ, công chức thực hiện theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
c) Trường hợp cán bộ, công chức có hành vi vi phạm trong quá trình soạn thảo, ban hành văn bản gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị đề nghị xem xét, truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
3. Cơ quan, người ban hành văn bản khi nhận được thông báo, kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền kiểm tra văn bản mà không thực hiện việc tự kiểm tra, xử lý văn bản trái pháp luật hoặc không thực hiện thông báo kết quả xử lý theo quy định thì bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
4. Bộ trưởng Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn cụ thể các quy định tại Điều này.
Điều 43. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2010.
2. Bãi bỏ Nghị định số 135/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật và các quy định trước đây trái với Nghị định này.
Sớm tìm ra giải pháp để hệ thống hóa lại công tác kế toán; trước mắt là hệ thống hóa lại hệ thống TK kế toán mà mọi doanh nghiệp có thể dùng chung. Giúp cho công tác giảng dạy và người làm công tác kế toán đi vào loại hình doanh nghiệp nào cũng có thể ứng dụng được. Không nhất thiết phải tách quyết định 15, 48 hoặc Thông tư số 24/2010/TT-BTC ngày 23/02/2010 của Bộ Tài Chính Hướng dẫn kế toán áp dụng cho Hợp tác xã Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Ngư nghiệp và Nghề muối ra từng phần cá biệt.
Xem các mâu thuẫn tồn tại về quyết định 15, 48 cùng thông tư 24 tại đây
Một việc tưởng chừng nho, nhìn lại đã tồn tại hơn 35 năm nay về các mẫu biểu chứng từ, không còn phù hợp kể từ khi có luật thuế GTGT ra đời.
Quỳnh nhớ không lầm có lần bác Kế toán già gân, đề cập qua Danh mục chứng từ kế toán & Sổ Sách Kế Toán
2.-Nguyện vọng thứ hai: Về chỉ tiêu rót kinh phí từ ngân sách nhà nước.
Kinh phí lấy từ đâu ra để trang trải cho các cở sở kiến trúc hạ/cao tầng. Từ những tiền thuế mà cán bộ ngành thuế đã cật lực đi truy/tân thu của doanh nghiệp, người dân đóng góp vào.
Tỉnh Thành nào có nhu cầu thiết thực sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước thì phải có đệ trình cụ thể. Phải thông qua hội đồng thẩm định sử dụng kinh phí bằng các phương án giải trình cụ thể, chi tiêu không hết sẽ nộp trả lại. Không tranh thủ sử dụng trái mục đích. Sử dụng đúng mục đích, tiết giảm so với dự án sẽ được khen thưởng.
Có thể thì mới tiết giảm lãng phí ngân sách nhà nước và từ đó đất nước mới thoát khỏi cảnh vay nợ của nước ngoài. Độc lập tự do về tài chính vẫn hơn.
Nhìn lại các công trình đô thị tại TP.HCM thật lãng phí vô cùng, cứ hằng năm phải thay, lót lại nền gạch dọc theo các vỉa hè. Vấn đề này có thiết thực, cấp bách để sự dụng nguồn kinh phí 1 cách vô tội vạ chăng? Cần phải kiểm tra lại nội dung này? Còn biết bao khối công việc mà sao không thấy đề cập.
Thay vì dùng vào mục đích này thì ta dùng vào việc xây dựng các chung cư, căn hộ để bán trả góp dần cho người dân/công nhân lao động để người dân có điều kiện thực hiện được những ngôi nhà mơ ước nhằm giúp người dân, lao động sớm an cư lập nghiệp.
Lời hậu tạ
Quỳnh tha thiết, webketoan luôn là cầu nối của các nhà doanh nghiệp gắn liền với các cơ quan Bộ nói chung và Bộ Tài chính nói riêng để sớm tìm ra những giải pháp tối ưu nhất cho sự nghiệp phát triển kinh tế nước nhà nói chung và trong đó có ngành kế toán tài chính nói riêng ngày một hoàn chỉnh từng bước hòa nhập với các thông lệ quốc tế về kế toán.
Mong mọi nhà cùng đóng góp thiết thực, từng bước xây dựng góp ý hoàn chỉnh cơ chế tài chính cho nước nhà.