Đoán được có được thưởng hông anh? .
Em đoán đi! Đoán đúng tungnguyen_kt thưởng, vì tungnguyen_kt đã thấy mặt cô gái đó "gồi".
To: Tungnguyenkt
- Được ăn món đặc trưng miền tây là chuột đồng & rượu đế.
Cái này thì mình chịu, chẳng thể nào nhai rượu đế được
Dân miền Tây tài thật
Híc, nhỏ lớn chưa biết "zụ" này
Chắc hôm nào phải thử quá
Sẵn dịp này, xin giới thiệu các món ngon miền Tây vừa sưu tầm để những ai dự định đi miền Tây có dịp thưởng thức.
1. Lẩu chua bông súng cá rô đồng:
Lẩu chua bông súng cá rô đồng là món ngon đặc sắc của vùng sông nước, ruộng đồng. Cá rô có thịt ngọt, thơm, béo. Mùa nước nổi, hay khi lũ về, nông dân thường ra ruộng đồng, bờ sông giăng lưới bắt cá. Cá ngon nhất là loại to cỡ chừng non ba ngón tay khép lại, dân gian gọi là cá rô “mề”. Bắt chừng khoảng 9 con cá rô mề, đánh sạch vẩy, bỏ ruột, chặt vi, móc mang, để nguyên con, thế là có nồi lẩu ngon lành.
Rau ghém ăn lẩu chua cá rô đồng rất phong phú: bông súng, đậu bắp, rau muống đồng, rau nhút, bắp chuối, giá sống, cần ống… Nhưng thành phần rau chủ yếu vẫn là bông súng đồng.
Bông súng mọc hoang rất nhiều ở các bưng, đìa, ao, vũng… Cọng bông súng mọc ngầm dưới nước, có khi dài đến hàng chục mét, tước bỏ vỏ, cắt đoạn chừng 10cm cho dễ ăn.
Nồi nước bắc lên bếp, nước sôi nêm ít muối hột. Sả bằm phi nhẹ, ớt xắt lát cho vào khi nước sôi dịu xuống. Nêm đường, bột ngọt, tí nước mắm ngon. Lần lượt bỏ cà chua hoặc me vào nồi nước dùng. Nếu có mẻ tán nhuyễn làm chất chua thì rất tuyệt. Nêm lẩu bằng rau mùi om là đúng điệu nhất, bởi loại rau này có mùi thơm rất dân dã.
Nồi lẩu sôi mới thả cá vào, cá vừa chín thì vớt ra dĩa, ăn nóng, chấm với chút nước mắm nguyên chất.
Rau nhúng vào nồi lẩu sôi liu riu, ít nhiều tuỳ theo ý thích của bạn, ăn với bún hoặc cơm. Thịt cá rô thơm béo, bông súng mềm dịu, nước lẩu chua hơi cay sẽ tạo nên nét rất riêng của món lẩu cá rô đồng này.
2. Gỏi ốc đắng trộn bắp chuối: Bắp chuối được gọi là hoa chuối theo từ của người miền Bắc.
Ở đồng bằng Sông Cửu Long, ốc đắng có khá nhiều trên những cánh đồng, sông rạch, mương ao… Vào mùa mưa chỉ cần cầm rổ thưa lội xuống sông, rạch, mương, ao, mò tìm non giờ đồng hồ là bạn có thể bắt được vài kí ốc đắng đem về.
Ốc đắng rửa sạch bùn đất, cho vào thau ngâm vài tiếng đồng hồ với nước vo gạo cho ốc nhả cặn, nhớt, đất trong miệng ra. Sau đó đem chà rửa thêm nhiều lần cho thật sạch, rồi đổ ốc vào nồi, luộc với ít lá sả, lá ổi cho thơm. Khoảng 10 phút sau thấy ốc tróc bong vỏ đầu, đổ ra rổ, đợi ráo nước, dùng tăm cứng, gai nhọn lể lấy ruột, bỏ riêng vào tô. (Nếu muốn ăn nhanh, ta có thể ngâm ốc đắng vào thau nước sạch có pha giấm, ốc ngậm phải chất chua sẽ nhả nhớt nhanh hơn.)
Bắp chuối xiêm hoặc bắp chuối hột xắt nhuyễn, ngâm nước, vắt một miếng chanh để bắp chuối có màu trắng nhạt, không đen. Sau đó vắt, hoặc bóp nhẹ bắp chuối cho ráo nước. Gia vị bóp gỏi phải có nước mắm, đường, bột ngọt, dấm, tỏi ớt bằm nhuyễn.
Cho ruột ốc vào trộn đều với gỏi bắp chuối và một ít da heo luộc xắt mỏng, rải lên dĩa gỏi một ít rau thơm xắt nhỏ cùng đậu phộng rang đâm hơi nhuyễn. Nếu có thịt ba chỉ luộc xắt mỏng sắp đều quanh dĩa gỏi thì tuyệt vời.
Gắp gỏi ốc trộn bắp chuối kèm ít rau thơm như: rau húng nhủi, rau răm, chấm với nước mắm tỏi ớt. Món gỏi ốc đắng này có thể ăn trong bữa cơm hay nhâm nhi với chút rượu nếp rất ngon.
3. Cá chạch nướng
Cá chạch nướng là một món ăn rất hấp dẫn ở miền Tây. Để làm món cá chạch nướng, nên chọn những con bằng ngón chân cái, mình dẹp, đầu nhỏ, hơi nhọn, dài khoảng gang tay.
Cá chạch bắt lên rửa trong nước phèn chua cho sạch, để ráo nước. Cơm mẻ tán nhuyễn, nêm chút muối, đường, bột ngọt, ớt băm nhỏ. Trộn tất cả hỗn hợp đó vào với nhau sao cho vừa ăn.
Rau sống gồm: chuối chát, khế chua, đọt cóc, ngò gai… rửa sạch đặt sẵn trên dĩa.
Bếp than hồng được chuẩn bị sẵn, xếp cá chạch lên vỉ nướng. Khi ngửi thấy mùi thơm, và da cá nhăn dúm lại, bong ra khỏi vỉ nướng là cá sắp chín. Phết một lớp cơm mẻ lên trên mình cá, đợi se mặt là dùng được.
Ăn cá chạch nướng, kẹp với rau sống chấm cơm mẻ. Thịt cá beo béo, mùi cá nướng thơm lựng, cơm mẻ vị chua chua, cay cay…nhâm nhi để biết thêm một đặc sản nữa của miền Tây.
4. Chuột đồng xào xả ớt: [FONT=verdana,helvetica,sans-serif]
Sau khi săn chuột về, người ta đun nước cho sôi, trụng chuột vào chảo nước, lột da cho sạch, lộ ra lớp thịt chuột trắng phau đem treo lên cho ráo nước, chặt bỏ đầu, đuôi, chân v.v.. Sau đó, chặt thịt chuột thành từng miếng vừa miệng, ướp tỏi, bột ngọt, đường, muối, ngũ vị hương, nước tương v.v. độ chừng 5 phút cho thấm. Xong đâu đó, bắc chảo lên bếp, để thật nóng, cho mỡ, phi tỏi thật vàng, thơm, đổ sả ớt giã nhuyễn vào xào liên tục đến khi se lại mới cho thịt vào đảo đều tay. Khi thịt chín múc ra dĩa, rắc tiêu, đậu phộng lên. Dùng khi thịt còn nóng thì càng ngon tuyệt.
[/FONT]
5. Cháo đậu xanh nấu với rắn hổ đất:
[FONT=verdana,helvetica,sans-serif]Đồng Tháp Mười nổi tiếng có nhiều rùa, rắn. Khi bắt được rắn hổ đất, đem đập đầu cho chết, dùng nước sôi cạo vẩy thật sạch. Kế đến mổ lấy ruột gan, rồi chặt rắn thành từng khúc dài khoảng tấc tây, đem hầm cho nhừ mới vớt ra. Sau đó, đổ gạo và đậu xanh vào nồi nước hầm rắn. Cháo chín nêm nếm vừa miệng, xé thịt rắn hổ đất nhỏ như thịt gà, trộn chanh, rau răm. Múc mỗi tô cháo cho vào một ít thịt rắn, có rắc tiêu hành trộn đều, ăn đến đâu mát đến đó vì cháo đậu xanh rắn hổ đất có tác dụng làm mát gan, giải nhiệt, vừa ngon vừa giàu dinh dưỡng.
6. Dồi lươn rim cốt nước dừa:
[/FONT]
[FONT=verdana,helvetica,sans-serif]Đây là món ăn khoái khẩu của người dân vùng Đồng Tháp Mười. Dồi lươn có hương vị đặc trưng của nước dừa, hành và đậu phộng, thơm, béo rất hấp dẫn.[/FONT]
[FONT=verdana,helvetica,sans-serif]Để chế biến món dồi lươn, trước hết phải làm cho lươn chết rồi dùng tro hoặc cám tuốt sạch nhớt, moi bỏ ruột rồi đem rửa sạch. Dùng dao sắc cắt phần thịt ở phía cổ lươn mà không làm đứt rời da lươn, đảm bảo da được liền từ đầu tới đuôi.[/FONT]
[FONT=verdana,helvetica,sans-serif]Thịt lươn băm nhuyễn rồi trộn với thịt nạc, nấm mèo, bún tàu cũng đã được băm nhuyễn cùng với gia vị, đường, nước mắm, tiêu sọ để nguyên hạt. Dùng thìa nhỏ trộn đều và múc hỗn hợp thịt băm cho vào đầy da thân lươn đã lột ra trước đó như làm dồi lợn, dồi chó. Dồn thịt xong khoanh tròn nguyên con lươn đặt vào nồi lấy củ hành tàu lột bỏ vỏ lụa, cắt đứng làm tư nếu là hành nhỏ, hoặc làm tám nếu là hành to xếp lên trên.[/FONT]
[FONT=verdana,helvetica,sans-serif]Đổ nước cốt dừa ngập thân lươn rồi bắc lên bếp, để lửa liu riu. Khi nước cốt dừa sôi lên vài lượt thì nêm gia vị, đường, nước mắm cho vừa ăn, xong nhấc xuống múc ra đĩa rắc đậu phộng giã giập lên trên.[/FONT]
[FONT=verdana,helvetica,sans-serif]Hãy thử món dồi lươn rim nước cốt dừa ăn kèm với bánh mỳ hoặc nhậu lai rai với rượu mạnh, đó quả là món ăn tuyệt vời khiến bạn ăn rồi khó thể nào quên.
7. Tắc kè xào lăn:
[/FONT]
[FONT=verdana,helvetica,sans-serif]Vùng Đồng Tháp Mười bao la ngút ngàn còn là địa danh có nhiều tắc kè, rắn mối. Đây là món ăn khá phổ biến của nhân dân quanh vùng. Sau khi bắt tắc kè, người ta chặt bỏ đầu, nhúng nước sôi, cạo cho sạch lớp vẩy. Trước khi ướp, chặt tắc kè ra từng mếng, ướp với đại hồi, tiểu hồi, bắc chảo phi mỡ tỏi, rồi đổ thịt tắc kè vào xào cho săn lại; sau đó vắt nước cốt dừa vào xâm xấp, chụm lửa liu riu để thịt hoà quyện với gia vị và nước cốt, nhưng đừng để lửa nóng quá sẽ mất ngon. Hễ thấy nước cốt dừa sắc xuống, ta bắc chảo ra, rắc đậu phộng lên là xong. Thịt tắc kè thơm ngon lạ lùng, đặc biệt là phần đuôi béo ngậy, tập trung mỡ và xương sụn, bồi bổ cho ngũ tạng, lục phủ rất tốt. Nếu có thêm rượu đế nhâm nhi thì quả là không còn gì tuyệt bằng!
Ngoài ra, rượu tắc kè ở Long Xuyên thì 'pá phát'
[/FONT]