Lập ngân sách tài chính từ A tới Z

Liên hệ QC
@ ca_dafi: Cám ơn ý kiến cậu, rất đúng với mục đích tớ cần thảo luận và ý cần chốt! Nhưng dài quá, để tối về có thời gian tớ trả lời cậu (kỹ)
 
Confirm bài post số 19

Chốt bài 19 của ca_dafi, thống nhất và tạm khóa chủ đề "giả định dự báo"

Việc có lựa chọn (các) công ty đầu ngành tiêu biểu để so sánh các chỉ tiêu ngành hay không? Theo mình, nó túy thuộc vào nhu cầu của công ty đó. Nếu công ty đó (là công ty đang chuẩn bị lập dự toán ngân sách) muốn biết được hoạt động của mình so với các công ty khác (có thể là đối thủ cạnh tranh) như thế nào? Khác biệt ra sao? Tại sao khác biệt? v.v... thì họ sẽ cần đến bước chọn lựa này! Và như thế dĩ nhiên là không bắt buộc - theo quan điểm của mình!

A- Các yếu tố có thể ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn mô hình giả định, gồm:

1. Chủ thể thực hiện làm dự toán ngân sách

a. Nếu chủ thể thực hiện là nội bộ công ty (giám đốc tài chính yêu cầu bộ phận tài chính công ty làm) thì giả định mô hình chính là các thông tin nội bộ sẵn có và chiến lược phát triển trong tương lai của ban giám đốc

b. Nếu chủ thể thực hiện là bên ngoài công ty (các nhà tư vấn, phân tích, nhà đầu tư...những người không có khả năng tiếp cận thông tin tài chính công ty cụ thể nhất) thì giả định mô hình có thể triển khai là 1 trong 2 cách sau tùy thuộc vào lượng thông tin khai thác được:

* Một, chọn peer companies sau đó lập chỉ số tài chính tốt nhất làm tiêu chuẩn để xây dựng tiêu chí dự báo và đồng thời kiểm định kết quả dự báo

* Hai, dùng các chỉ số tài chính ổn định nhất trong quá khứ của chính công ty đang cần dự báo ngân sách làm mốc để dự báo khả năng tương lai

2. Mục đích lập ngân sách

2.1. Lập ngân sách để duy trì chiến lược hoạt động bám sát đối thủ cạnh tranh:
sẽ chọn peer company làm giả định, và trong quá trình thực hiện sẽ cố gắng quản lý để duy trì các chỉ số nhằm luôn bám sát peer companies

2.2. Lập ngân sách cho một công ty mới đi vào hoạt động: sẽ phải chọn peer company làm giả định vì "một khi ta mới gia nhập thị trường ta sẽ không hiểu thị trường bằng anh/chị/em cũ"

2.3. Lập ngân sách để đảm bảo cân đối tài chính, duy trì hoạt động ổn định, đồng thời dần dần tăng trưởng:
sẽ phải chọn số liệu tài chính lịch sử để làm giả định


Theo quan điểm của mình, "Peer" trong tiếng Anh là ngang hàng, tương đồng về mặt bản chất.

Cho nên, khái niệm "Peer Companies" chúng ta nên hiểu là những công ty giống nhau về mặt quy mô, lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm kinh doanh, loại hình kinh doanh. Đừng nên hiểu nó là những công ty cùng ngành.

......

Nói tóm lại, việc chọn "Peer Companies" là không bắt buộc, nhưng nếu chúng ta chọn, thì hãy chọn những công ty có cùng quy mô, lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm kinh doanh, loại hình kinh doanh.

B- Tìm hiểu thêm thuật ngữ "peer company" và "apples to oranges comparison"


Peer comparison = so sánh tương đồng (click vào link xem định nghĩa)

Peer company = công ty tương đồng nhau (như ca_dafi nói) nhưng tớ có cảm giác không chỉ tương đồng mà còn là các công ty "tốt", nghĩa là "tương đồng + hoạt động tốt nhất" ngành

Apple to apple comparison = peer comparison (cũng là thuật ngữ tài chính hay dùng khi so sánh công ty cùng ngành)

Apples to oranges comparison = so sánh không tương đồng

Apples to apples comparison = peer comparison = so sánh tương đồng

Bổ sung thêm từ mới English chuyên ngành, hông bít có ai thắc mắc tại sao thành ngữ English lại dùng hình ảnh quả táo, quả lê, quả cam để so sánh không nhỉ? %#^#$

Thực ra mà nói, sheet [COMPS] này sẽ vừa là nơi khởi hành (Starting Point) và cũng sẽ là đích đến (Terminal Point) của chúng ta. Mình hổng có khái niệm "bán đầu tiên" %#^#$

Đầu tiên, chúng ta đưa ra và thống nhất mô hình giả định và danh mục các thông số tài chính cần phân tích (kiểm định) --> coi như đây là mục tiêu cần tìm.

Thứ hai, chúng ta sẽ từng bước một tiến hành lập các ngân sách (dự toán) để từ đó xây dựng nên dự toán bảng cân đối kế toán và Dự toán lãi lỗ --> từ đó làm cơ sở để tính toán các thông số tài chính.

Cuối cùng, chúng ta sẽ xem xét/kiểm định các thông số tài chính đó theo giả định ban đầu (nếu có: có thể là so sánh với các Peer Companies, hoặc có thể là số liệu của các năm trước trong cùng 1 công ty) --> có thể sẽ phải điều chỉnh các thông số cho phù hợp với mong muốn/chiến lược chủ quan của Ban HĐQT--> từ đó dẫn đến việc điều chỉnh ngân sách (bảng dự toán) cho phù hợp với các thông số tài chính đó.

C- Các bước
lập giả định mô hình (và làm sheet COMP)


B1: Tìm kiếm/khai thác thông tin, căn cứ mục tiêu lập ngân sách --> định hình và lựa chọn mô hình giả định

B2: Chọn công ty peer, chọn chỉ số giả định

B3: Xây dựng 13 sheet còn lại

B4: Link tới sheet "COMP" để kiểm định giả định

B5: Chỉnh sửa nâng cấp trong quá trình vận hành --=0

OK

Ca_dafi bổ sung gì thêm hông?
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Để có tính tổng quát, mình xin phép được gom hai nhân tố quyết định việc lập giả định mô hình lại làm một như sau:

Pic45.jpg


Nghĩa là:

Công ty chúng ta (là công ty chuẩn bị lập ngân sách - sau đây gọi tắt là Công Ty) sẽ vừa thu thập số liệu kế toán/thống kê các năm cũ (Sau đây gọi tắt là Số liệu Quá khứ, đồng thời chọn (các) Peer Companies (sau đây gọi tắt là PeerComp) để kiểm định.

Đối với các công ty mới thành lập, số liệu cũ chưa có, chúng ta có thể bỏ qua bước thu thập số liệu cũ. Tuy nhiên, về phương diện chung, mình đề nghị chúng ta sẽ làm cả hai nhân tố này. Một mặt "vừa mài dao cho sắc", mặt khác "muốn có cái nhìn tổng quát" cho việc lập ngân sách tài chính (vì đã lỡ gọi là từ A-->Z rồi %#^#$)

Với số liệu quá khứ, ta sẽ lấy ngay số liệu quá khứ của 2 năm trước. Năm nay là năm 2009, vậy ta sẽ lấy số liệu quá khứ của năm 2007 và 2008 để phân tích. Và chúng ta sẽ lập ngân sách cho 5 năm, từ 2009-->2013

Với PeerComp, ta sẽ chỉ chọn 1 PeerComp tương đồng nhất để làm cơ sở kiểm định.

kiredesune đồng ý hôn? Các bạn đồng ý hôn!?

Nếu đồng ý, kiredesune hãy chọn ra một công ty làm chuẩn có đầy đủ số liệu của hai năm 2007-2008, một PeerComp tương ứng. Sau đó chúng ta sẽ đi tiếp bước 2.

----------------------------------------------------------------------------------------

Bên cạnh các ý kiến của bạn kiredesune về mục đích lập ngân sách (dự toán), mình xin bổ sung thêm một số ý kiến về lợi ích của việc lập ngân sách (dự toán) như sau:
  • Lợi ích trực tiếp:
    1. Giúp Doanh nghiệp Chủ động nguồn tiền;
    2. Quản lý chặt chẽ việc sử dụng nguồn tiền;
    3. Điều phối các hoạt động tài chính;
    4. Kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch tài chính.
  • Lợi ích gián tiếp:
    1. Phối hợp các hoạt động của các bộ phận trong một Doanh nghiệp và từ đó đề cao tinh thần tập thể;
    2. Việc trao đổi thông tin giữa các bộ phận trong doanh nghiệp là minh bạch và rõ ràng;
    3. Thống nhất mục tiêu của doanh nghiệp;
    4. Động viên mọi nguồn lực, nhất là vấn đề nhân lực trong nội bộ doanh nghiệp.
----------------------------------------------------------------------------------------

Lưu ý trước khi qua bước kế tiếp:
Sheet COMPS sẽ được Modified lại như sau:
- Song ngữ Anh-Việt
- Các thông số/ Chỉ tiêu (Ratios) phải có cột ghi rõ công thức tính toán.
- Phần Lựa chọn chủ thể so sánh tốt nhất (Select Best Comparison), Company A,B,C sẽ được thay bằng:

PeerComp|Inter_2007|Inter_2008

Trong đó, Inter_2007 và Inter_2008 là số liệu quá khứ của công ty đang lập ngân sách (dự toán).

Mình sẽ gửi bảng đã Modified lên sau (hơi bận tí nhé)
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Qui trình bước 1- Thiết lập giả định

Để có tính tổng quát, mình xin phép được gom hai nhân tố quyết định việc lập giả định mô hình lại làm một như sau:

Pic45.jpg




Còn mình, mô hình hoá qui trình làm và các thông tin cần thu thập, các bước cần xử lý cụ thể chi tiết ra như sau:

peer.png
 
Công ty chúng ta (là công ty chuẩn bị lập ngân sách - sau đây gọi tắt là Công Ty) sẽ vừa thu thập số liệu kế toán/thống kê các năm cũ (Sau đây gọi tắt là Số liệu Quá khứ, đồng thời chọn (các) Peer Companies (sau đây gọi tắt là PeerComp) để kiểm định.

Cái này tớ có số liệu và đang làm (1 tập thể đang làm), tuy nhiên nếu ca_dafi rảnh thì cậu có thể hợp tác bằng cách ngồi input số liệu báo cáo tài chính vào form...để lấy số liệu cho việc thực hành.... (Sợ cậu ko đủ kiên nhẫn ngồi input số liệu)--=0

Đối với các công ty mới thành lập, số liệu cũ chưa có, chúng ta có thể bỏ qua bước thu thập số liệu cũ. Tuy nhiên, về phương diện chung, mình đề nghị chúng ta sẽ làm cả hai nhân tố này. Một mặt "vừa mài dao cho sắc", mặt khác "muốn có cái nhìn tổng quát" cho việc lập ngân sách tài chính (vì đã lỡ gọi là từ A-->Z rồi %#^#$)

Cái này bỏ vì thực tế công việc tớ không thấy phát sinh, chỉ áp dụng cho giám đốc mới, nếu cậu là giám đốc mới thành lập doanh nghiệp thì cậu có thể làm, tớ tham khảo chứ không nghiên cứu.

Với số liệu quá khứ, ta sẽ lấy ngay số liệu quá khứ của 2 năm trước. Năm nay là năm 2009, vậy ta sẽ lấy số liệu quá khứ của năm 2007 và 2008 để phân tích. Và chúng ta sẽ lập ngân sách cho 5 năm, từ 2009-->2013

Cậu lấy số liệu 2 năm mà dự báo cho 5 năm nghe có vẻ không ổn, người ta lấy 10 năm chỉ dám dự báo cho 5 năm thui! Thực tế số liệu thực hành tớ có thể có từ năm 2005 tới giờ, tức là có 4 năm nên sẽ dự báo cho 2 năm hoặc chỉ dự báo cho 2 quí thôi (sau đó ta sẽ chờ quí đó qua và kiểm định thực tế, không cần qua peer company)

  1. Lợi ích trực tiếp:
    1. Giúp Doanh nghiệp Chủ động nguồn tiền;
    2. Quản lý chặt chẽ việc sử dụng nguồn tiền;
    3. Điều phối các hoạt động tài chính;
    4. Kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch tài chính.
  2. Lợi ích gián tiếp:
    1. Phối hợp các hoạt động của các bộ phận trong một Doanh nghiệp và từ đó đề cao tinh thần tập thể;
    2. Việc trao đổi thông tin giữa các bộ phận trong doanh nghiệp là minh bạch và rõ ràng;
    3. Thống nhất mục tiêu của doanh nghiệp;
    4. Động viên mọi nguồn lực, nhất là vấn đề nhân lực trong nội bộ doanh nghiệp.
OK

Lưu ý trước khi qua bước kế tiếp:
Sheet COMPS sẽ được Modified lại như sau:
- Song ngữ Anh-Việt --> tớ đã làm xong (xem file attached, chuyê thẳng tiếng Việt ko cần song ngữ, ai thích song ngữ thì tự thêm cột English add vào)
- Các thông số/ Chỉ tiêu (Ratios) phải có cột ghi rõ công thức tính toán. ---> Cái đó tớ đã/đang/và sẽ làm tiếp sẽ xong
- Phần Lựa chọn chủ thể so sánh tốt nhất (Select Best Comparison), Company A,B,C sẽ được thay bằng:
PeerComp|Inter_2007|Inter_2008
Trong đó, Inter_2007 và Inter_2008 là số liệu quá khứ của công ty đang lập ngân sách (dự toán). ---> Cái này chưa trả lời trước, có thể sẽ làm 2 phương án

Mình sẽ gửi bảng đã Modified lên sau (hơi bận tí nhé)

Thui, tạm thời đến hôm nay ta chốt phần "giả định dự báo" và ok phần form tiếng Việt tớ attached, có thể quá trình làm file tớ đánh sai công thức hoặc xoá nhầm cậu có thể tự sửa nhưng tóm lại cái form này sẽ là form chính để làm bài thực hành, sửa, thêm, bớt sẽ thực hiện trực tiếp trên form này!

OK

Thanks ca_dafi for yr time!
 

File đính kèm

  • Financial Projection by Kiredesune.rar
    1.9 MB · Đọc: 2,011
VIII. TRÍCH LẬP QUỸ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA DOANH NGHIỆP
1. Doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam được trích tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp để lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tự xác định mức trích lập Quỹ phát triển khoa học công nghệ theo quy định trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Hàng năm nếu doanh nghiệp có trích lập quỹ phát triển khoa học công nghệ thì doanh nghiệp phải lập Báo cáo trích, sử dụng Quỹ phát triển khoa học công nghệ và kê khai mức trích lập, số tiền trích lập vào tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Báo cáo việc sử dụng Quỹ phát triển khoa học công nghệ được nộp cùng tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

2. Trong thời hạn 5 năm, kể từ khi trích lập, nếu Quỹ phát triển khoa học và công nghệ không được sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% hoặc sử dụng không đúng mục đích thì doanh nghiệp phải nộp ngân sách nhà nước phần thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên khoản thu nhập đã trích lập quỹ mà không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích và phần lãi phát sinh từ số thuế thu nhập doanh nghiệp đó.

Số tiền sử dụng không đúng mục đích thì sẽ không được tính vào tổng số tiền sử dụng cho mục đích phát triển khoa học và công nghệ.

- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp dùng để tính số thuế thu hồi là thuế suất áp dụng cho doanh nghiệp trong thời gian trích lập quỹ.

- Lãi suất tính lãi đối với số thuế thu hồi tính trên phần quỹ không sử dụng hết là lãi suất trái phiếu kho bạc loại kỳ hạn một năm áp dụng tại thời điểm thu hồi và thời gian tính lãi là hai năm.
Ca_dafi,

Cái thông tư này mới ban hành, ok tớ chưa có cập nhật nhưng chúng ta đang bàn ở đây là chi phí nghiên cứu phát triển phát sinh bằng thật (đó là dòng tiền ra trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ) chứ không phải quĩ phát triển khoa học (không sử dụng thì còn nguyên và dòng tiền không hề thay đổi)

Mặt khác, riêng về quĩ phát triển khoa học theo như thông tư 130 qui định rõ ràng trích lại 10% lợi nhuận hàng năm ko phải đóng thuế thì lá chắn thuế cho phần đó chỉ là 10% lợi nhuận * thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (=25% áp dụng cho 2009), và phần lá chắn thuế này chúng ta hoàn toàn biết trước mà không cần phải dự báo, và doanh nghiệp nào cũng phải áp dụng thống nhất như nhau nên việc phân tích quĩ nghiên cứu khoa học chỉ là một ghi chú ra để xử lý số liệu chứ không phải là thông tin dự báo vì đã biết trước rồi.

Tuy nhiên, có ý trong đoạn thông tư trên nói rằng "số tiền không sử dụng đúng mục đích" thì sẽ không được tính vào tổng số tiền sử dụng cho mục đích phát triển khoa học và công nghệ" nên đặt câu hỏi: Thế nào là sử dụng đúng mục đích quĩ phát triển khoa học?

Chi phí nghiên cứu phát triển tớ đề cập trong topic này là chi phí nghiên cứu phát triển nhằm làm tăng doanh thu/ thúc đầy tiêu thụ hàng hóa dịch vụ là chủ yếu.

Nhìn vào chi phí cho nghiên cứu phát triển ta có thể biết:Mức độ mở rộng thị phần của dnghiệp trong thời gian tới, mức độ chịu đầu tư cho mở rộng sản phẩm, chiến lược phát triển doanh nghiệp trong tương lai (như ca_dafi nói), tuy nhiên không phải lúc nào chi phí nghiên cứu phát triển lớn cũng là tín hiệu tốt.

Tớ lấy ví dụ về vụ sữa nhiễm melamine của công ty Cổ phần Sữa Hà Nội, tớ copy nguyên bài báo vào đây:

(CafeF) - Hanoimilk do ảnh hưởng từ vụ sữa nhiễm Melamine lợi nhuận giảm từ 12 tỷ năm 2007 xuống âm gần 38 tỷ đồng.

Theo TTGDCK Hà Nội các công ty Các công ty MMC, MIC, TKU, SSS, S91,SD2, CDC, DC4, HCC, CID, VDL, HNM, HHC, BTH, BBS, TKU, SVC công bố BCTC năm 2008.

Đánh giá chung thì nhiều doanh nghiệp có doanh thu tăng nhưng lợi nhuận lại giảm.


(*)Quý IV, công ty CP Sữa Hà Nội, Doanh thu đạt 39 tỷ đồng giảm gần 75 tỷ đồng tức giảm 65,7% so với doanh thu Quý III.

Lợi nhuận sau thuế -41.6 tỷ đồng giảm 42 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế Quý III. Công ty cho biết từ cuối tháng 9, sự kiện sữa nhiễm Melamine đã gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất – kinh doanh của Hanoimilk.

Doanh thu bán hàng và sản lượng sản xuất của Công ty giảm nghiêm trọng bình quân khoảng 50%, người tiêu dùng tẩy chay các sản phẩm của Hanoimilk.

Riêng sữa Hi P và sữa tươi Hanoimilk 100% bị trả về, sữa bột nhập về để thương mại bị niêm phong do nghi nhiễm Melamine.

Sau khi được minh oan và đến ngày 30/12/2008 được gỡ niêm phong thì thành phẩm đã bị cận ngày hết hạn, giá bán nguyên liệu sữa trên thị trường rất thấp so với lúc nhập khẩu. Theo chuẩn mực kế toán, Hanoimilk đã lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho trên hơn 26 tỷ đồng.

Chi phí bán hàng tăng cao do Hanoimilk phải đầu tư vào quảng cáo lấy lại hình ảnh của mình.

Đây là nguyên nhân chính và chủ yếu gây nên khoản lỗ hơn 41 tỷ của quý IV và lỗ luỹ kế cả năm là 37,6 tỷ đồng.
link bài báo


Vậy, với vụ này chắc chắn chi phí nghiên cứu phát triển của HNM sẽ tăng mà ko hề liên quan đến chiến lược
 
xin chào bạn, mình làm về tài chính của 1 cty dược phẩm, rất mong được học hỏi từ bạn, cty mình mới thành lập nên cần set-up mọi thứ, Lập ngân sách là 1 phần, nếu bạn có nhã ý giúp đỡ thì liên hệ với mình qua email: tuan@mail2vietnam.com nhé
cám ơn bạn

mình cũng sẽ vào topic này thường xuyên để cập nhật kiến thức

cám ơn 2 bạn kiredesune & ca_dafi nhiều lắm, mình đang chờ file của 2 bạn upload lên topic này với những verision hoàn chỉnh.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Mình mới vào topic và đọc rất chăm chú topic này. Mình thấy rất hay và theo dõi để học tập. Nhưng từ tháng 202009 đến nay tháng 11/2009 các bạn đi đâu rồi? topic này dừng lại dở chừng thì uổng quá. Mong các bạn sớm quay lại
 
mình cũng đang rất cần hiểu các vấn đề trong việc lập ngân sách tài chính cho 1 doanh nghiệp! rất may mắn là đã vào được đây và đã đọc các bí kíp, tuyệt kỹ của các bạn. Thank alls rất nhiều.
 
Chủ đề này hay quá sao thấy các bác dừng lại hết vậy? Tiếp tục triển khai để mở mang kiến thức đi các bác
Bác cadafi và bác kiredesune tiếp tục làm đầu lĩnh đi nào, tôi có chút xíu am hiểu nhỏ nhoi cũng xin đóng góp cho thêm phần xôm tụ.
Tkshttp://www.giaiphapexcel.com/forum/member.php?59163-kiredesune
 
Cám ơn bạn @cadafi nhé! Mìng đang loay hoay lập ngân sách và dự báo doanh thu cho cty, chưa có thời gian tìm hiểu nhiều về mô hình này. Sẵn sàng share thông tin nếu mình áp dụng được.
 
Chân thành cảm ơn các anh chị và các bạn đã quan tâm đến chủ đề này. Do suốt thời gian quan cả mình và kiredesune đều bận bịu công việc nên cũng chưa dành thời gian nhiều để thảo luận tiếp về vấn đề này. Sắp tới mình sẽ cố gắng hơn. Mong các anh chị và các bạn thông cảm.
 
Gần 40 tuổi đầu hôm nay được học thêm
 
Chân thành cảm ơn các anh chị và các bạn đã quan tâm đến chủ đề này. Do suốt thời gian quan cả mình và kiredesune đều bận bịu công việc nên cũng chưa dành thời gian nhiều để thảo luận tiếp về vấn đề này. Sắp tới mình sẽ cố gắng hơn. Mong các anh chị và các bạn thông cảm.

Hai bác bỏ đề tài mất rồi. Tiếc thật.
 
Tiếp tục đề tài này đi anh Ca và bác Kiredesune.
 
Phần này mình có tham khảo thêm một quyển của Úc, Budgeting về lập dự toán NSDN cũng rất hay, các bạn nào có nhu cầu đọc thì inbox.
 
Phần này mình có tham khảo thêm một quyển của Úc, Budgeting về lập dự toán NSDN cũng rất hay, các bạn nào có nhu cầu đọc thì inbox.
Hi bạn, bạn có thể share mình sách này vào hòm mail: nhubanhat@gmail.com nhé. Mình đang làm lĩnh vực phân tích tài chính và lập kế hoạch trong 1 bank nho nhỏ nên cũng muốn tham khảo thêm kiến thức. Cảm ơn bạn rất nhiều
 
Phần này mình có tham khảo thêm một quyển của Úc, Budgeting về lập dự toán NSDN cũng rất hay, các bạn nào có nhu cầu đọc thì inbox.
Hi bạn, bạn có thể gửi giúp mình sách qua email: linhlinhchen@gmail.com được không. Mình cũng đang tìm hiểu về lĩnh vực này nên muốn tham khảo thêm. Cảm ơn bạn rất nhiều!
 
Thưa câc anh chị, các hình trong bài đã bị mất, anh chị có thể up lại hình giúp em không ạ. Giờ em mới chập chững học tài chính và đọc bài hay quá mà thiếu hình ạ! Em cảm ơn Anh Chị nhiều!
 
Web KT
Back
Top Bottom