hỏi về trộn công thức

  • Thread starter Thread starter tuvn254
  • Ngày gửi Ngày gửi
Liên hệ QC

tuvn254

Thành viên hoạt động
Tham gia
29/2/08
Bài viết
116
Được thích
11
E mới dùng excel, e hỏi câu này mong các pác đừng chê cười.
e thấy các pác toàn trộn các công thức lại với nhau để dùng, thế làm sao các pác lại nhớ được cú pháp chính xác như thế, từ dấu chấm đến dấu ngoặc.Làm lâu thì nhớ hay là có liên kết.
Mong các pác giải thích dùm.
 
Nói vậy mong bạn đừng dận nha!
Khi tới giờ ăn cơm, thì bạn phải dọn nào là chén đủa, cơm, đồ ăn, rồi mời mọi người vào bàn. Vậy làm sao bạn nhớ được như vậy?
Công thức thì mỗi cái sẽ có chứ năng riêng khác nhau, nhưng để xử lý 1 công việc thì cần tìm ra 1 chuổi hành động liên tiếp đến khi đạt được kết quả như mong muốn. Vậy thôi!
Trước tiên bạn phải có 1 số vốn kiến thức về cách sử dụng từng hàm cơ bản. Rồi cho thêm tí xi măng vào là bạn có được 1 công thứ mới để xài rồi!
Thân.
 
E mới dùng excel, e hỏi câu này mong các pác đừng chê cười.
e thấy các pác toàn trộn các công thức lại với nhau để dùng, thế làm sao các pác lại nhớ được cú pháp chính xác như thế, từ dấu chấm đến dấu ngoặc.Làm lâu thì nhớ hay là có liên kết.
Mong các pác giải thích dùm.
Kinh nghiệm của tôi là: Làm từng đoạn nhỏ, sau đó ghép chúng lại!
Ví dụ Nếu tôi muốn làm công thức:
IF(A1 = "","",VLOOKUP(A1,Bang,2,0))
Thì tôi sẽ hoàn tất cái VLOOKUP trước, công thức ấy chính xác rồi thì sau đó tôi mới lồng IF vào... vân vân...
Làm thường xuyên, từ ngày này sang ngày khác đương nhiên sẽ nhớ dai thôi
 
Ban đầu bạn hãy làm các công thức đơn giản, sau đó ghép nối lại bằng copy-paste (nội dung công thức). Lâu dần sẽ quen.
 
Dùng chữ trộn công thức thì không chuyên nghiệp lắm. Nên dùng chữ "hàm lồng nhau".
Bước đầu, nên hạn chế. Sau lồng nhau nhiều hơn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nên dùng cột trung gian để tính toán dần. Công thức ngắn dễ tìm ra lỗi. Nếu cần in không có cột trung gian thì ẩn chúng đi.
 
Dùng chữ trộn công thức thì không chuyên nghiệp lắm. Nên dùng chữ "hàm lồng nhau".
Bước đầu, nên hạn chế. Sau lồng nhau nhiều hơn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nên dùng cột trung gian để tính toán dần. Công thức ngắn dễ tìm ra lỗi. Nếu cần in không có cột trung gian thì ẩn chúng đi.
Thường thì để hạn chế độ dài của công thức tôi thích đặt name hơn là cột phụ... 2 cách name và cột phụ gần như giống nhau, nhưng dùng name sẽ gọn hơn
 
Đây là thủ thuật , thật sự khi tìm ra cách rồi thì thấy không khó nhưng đọc 1 chuỗi dài để hiểu thì mất thời gian . Các bạn thế nào chứ tôi nhiều khi bị lồi ,nhiều lúc làm lại mới còn nhanh hơn tìm sửa(và đã làm lại thì chưa chắc đã giống cái cũ)
 
E mới dùng excel, e hỏi câu này mong các pác đừng chê cười.
e thấy các pác toàn trộn các công thức lại với nhau để dùng, thế làm sao các pác lại nhớ được cú pháp chính xác như thế, từ dấu chấm đến dấu ngoặc.Làm lâu thì nhớ hay là có liên kết.
Mong các pác giải thích dùm.

Đúng như bạn haonlh nói Dùng chữ trộn công thức thì không chuyên nghiệp lắm. Nên dùng chữ "hàm lồng nhau". Nếu bạn chú ý phân tích cú pháp của từng hàm thì sẽ thấy hàm đứng trước bao lấy hàm đứng sau (hàm đứng sau là một đối số của hàm đứng trước).

Tôi thấy bạn le tin nói rất thật với những công thức lồng hàm dài dằng dặc chẳng ai hơi đâu mà "nhớ được cú pháp chính xác như thế, từ dấu chấm đến dấu ngoặc" nhưng cú pháp của từng hàm một thì đương nhiên phải nhớ chính xác rồi (kể cả các dấu chấm và dấu ngoặc).

Kinh nghiệm của tôi về lập công thức lồng hàm rất đơn giản xin được trao đổi bạn nào cần thì tham khảo nhé:

  • Bước 1: áp dụng “phương pháp khoét lỗ” của nhà Bác học NewTon đó là trên cùng một cánh cửa khoét 2 lỗ ( lỗ to cho con chó, lỗ nhỏ cho con mèo) - tức là lập riêng từng hàm đơn lẻ
  • Bước 2: Khi thấy con mèo không chịu chui qua lỗ nhỏ mà chui qua lỗ to thì... đem lỗ của con mèo cho vào trong lỗ của con chó – đem hàm này lồng vào trong hàm kia theo nguyện tắc ưu tiên kết quả của hàm nào thì hàm đó nằm ngoài.
  • Làm nhiều rồi sẽ quen không khó đâu, chúc bạn thành công!
 
Dùng chữ trộn công thức thì không chuyên nghiệp lắm. Nên dùng chữ "hàm lồng nhau".
1. Nếu dùng chữ phối hợp các hàm với nhau thì ý nghĩa bao quát hơn. Thí dụ công thức:
=Sumproduct(abc)*vlookup(x,y,match(),z)+sumif(ttt)
Cũng là 1 sự phối hợp, không phải toàn bộ là lồng nhau.
Hoặc thí dụ công thức sau:
=Index(abc,Match(1), Match(2))
thì Match(1) và Match(2) lồng trong Index(), nhưng 2 cái Match đâu có lồng nhau.

2. Cách nhớ thì các bạn khác góp nhiều ý hay rồi, mình góp thêm:
- Khi sử dụng 1 hàm đơn lẻ, Excel thường có 1 dòng hướng dẫn ngay dưới con trỏ đánh máy, gõ đến tham số nào của hàm, tham số đó đậm lên. Nhìn nó có thể biết một mớ.
- Khi sử dụng phối hợp cũng nên nhìn nó để biết mình làm đến đâu, hết 1 hàm chưa để đóng ngoặc.

3. Một cách khác là hãy gõ tên hàm và dấu mở ngoặc rồi nhấn nút fx ngay kế bên thanh công thức.
- Trong hộp thoại hiện ra có hướng dẫn đầy đủ hàm gồm mấy tham số, tham số nào có ý nghĩa gì.
- Khi phối hợp hàm dạng lồng nhau, bạn hãy nhớ rằng 1 hàm (thứ 2) lồng trong hàm thứ nhất, nghĩa là hàm thứ 2 phải là trọn vẹn 1 tham số của hàm nằm ngoài nó. Vậy thì hàm nhỏ phải nằm trọn vẹn trong 1 ô nhập liệu của hộp thoại, và nó phải hiện ra kết quả ở kế bên ô nhập liệu.

Mong bạn tiến nhanh.
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom