- Tham gia
- 25/2/07
- Bài viết
- 1,237
- Được thích
- 5,246
bechuotcoi (Trúc) đã có mặt ở HN đêm qua (21/8) mặc dù công việc dày đặc nhưng vẫn có thời gian để gặp gỡ các anh, chị em ở HN.
Thân mời anh, chị em gặp gỡ, giao lưu với bechuotcoi lúc 20h ngày 22/8 tại quán cafe Highlands, tầng 3 Hàm cá mập.
Hình ảnh tòa nhà Hàm cá mập:
Thân mời anh, chị em gặp gỡ, giao lưu với bechuotcoi lúc 20h ngày 22/8 tại quán cafe Highlands, tầng 3 Hàm cá mập.
Hình ảnh tòa nhà Hàm cá mập:
Đây cũng là nơi "Trai tơ" thường xuyên ngồi nhâm nhi càe với "đối tác" của mình, bên cạnh là cầu Thê Húc và hồ Hoàn Kiếm (sẽ gửi hình lên sau)
Cầu Thê Húc
Hồ Hoàn Kiếm
Cầu Thê Húc
Cầu Thê Húc được làm bằng gỗ rất thô sơ và sơn màu đỏ. Tương truyền cuối thế kỷ 19 cầu bị gãy, người ta xây lại cầu mới có chân làm bằng xi măng cốt thép, sàn và lan can làm bằng gỗ. Cầu có thiết kế cong cong và uốn luợn như hình con tôm.
Cầu Thê Húc hướng về phía Đông, hướng về phía mặt trời mọc để đón được toàn vẹn nguồn dưỡng khí ấy. Với ý nghĩa ấy, nên xưa nay cây cầu mang màu đỏ - màu của sự sống, của mọi nguồn hạnh phúc, của ước vọng truyền đời từ thời cổ đại đến nay - cây cầu Thê Húc - biểu tượng của thần mặt trời!
Cả một quần thể di tích nằm trong không gian đầy huyền thoại của Hồ Gươm đều mang dấu ấn về tín ngưỡng thờ thần mặt trời. Từ Đài nghiên, Tháp bút cho đến cây cầu Thê Húc... từ việc chọn hướng đến cấu trúc, màu sắc, biểu tượng cho đến sự liên hoàn giữa các di tích đều ẩn chứa yếu tố linh thiêng này. (chi tiết folklore sẽ trở lại với một bài viết về quần thể di tích này sau!).
- Một góc nhìn khác - góc nhìn của thẩm mỹ dân gian thì cây cầu Thê Húc chỉ có thể có một cách chọn lựa duy nhất là sơn màu đỏ, không thể khác!
Với điều này, xin được lược trích ý kiến của ông cháu nhà phê bình mỹ học Vũ Ngọc Anh: "... Đúng là cái cầu này đứng giữa thanh thiên bạch nhật thì lúc nào nó chẳng có ánh nắng rọi vào. Tứ thời bát tiết, trong những khung cảnh riêng nào đấy, hình bóng nó cũng mỗi lúc một khác..."
Quả là sự tài tình, khéo léo của cha ông ta khi đặt chọn vị trí, màu sắc và bố cục cho một di tích hoàn mỹ; đẹp như một lẵng hoa trong lòng Hà Nội - nơi lắng đọng những thăng trầm của Thăng Long - Hà Nội, nơi vừa biểu hiện sinh động, vừa linh hóa những giá trị lịch sử - văn hóa Việt Nam!
Hồ Hoàn Kiếm
Cách đây khoảng 6 thế kỷ, hồ Gươm gồm hai phần chạy dài từ phố Hàng Đào, qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt tới phố Hàng Chuối, thông với sông Hồng. Nước hồ quanh năm xanh biếc nên hồ Gươm cũng được gọi là hồ Lục Thuỷ.
Tương truyền vào thế kỷ 15 hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm, gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa Vàng, ghi lại thắng lợi của cuộc chiến đấu 10 năm của nhân dân Việt Nam chống lại quân Minh (1417-1427) dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi. Truyền thuyết kể rằng khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh Hoá) có mò được một lưỡi gươm, sau đó lại nhặt được một cái chuôi ở ruộng cày, ghép lại thành thanh gươm, đặt tên là Thuận Thiên. Gươm báu này đã theo Lê Lợi trong suốt thời gian kháng chiến chống giặc Minh. Khi lên ngôi về đóng đô ở Thăng Long, trong một lần nhà vua đi chơi thuyền trên hồ Lục Thuỷ, bỗng một con rùa xuất hiện. Lê Thái Tổ rút gươm khỏi vỏ, giơ gươm ra thì gươm bay về phía con rùa. Rùa ngậm gươm, lặn xuống đáy hồ, và từ đó hồ Lục Thuỷ có tên gọi mới là hồ Hoàn Kiếm (trả gươm) hay hồ Gươm.
Lần chỉnh sửa cuối: