Hàm logic excel

Liên hệ QC

Mochi25

Thành viên mới
Tham gia
10/12/21
Bài viết
7
Được thích
1
1639145065131.png1639145092371.pngmng chỉ mình câu này với. Mình cảm ơn nhiềuuuuu
 
Tôi không biết "nhà thơ" định nói tới hàm logic nào.

Nếu tôi hiểu bài thì ...

Công thức tính tạm ứng có rồi. Vấn đề chỉ là tạm ứng không vượt quá 25000. Tức nếu tạm ứng tính theo công thức <= 25000 thì lấy nó, còn ngược lại (> 25000) thì lấy 25000. Tóm lại TẠM ỨNG = MIN(<tạm ứng theo công thức>, 25000)

Cuối cùng có (hình như Lương là cột G, PCCV là cột F?) công thức cho H6 - giả sử làm tròn lên (có lợi cho người lao động)
Mã:
=MIN(CEILING(2/3*(G6+F6),100),25000)

Thực ra dùng IF cũng được: Nếu <tạm ứng theo công thức> <= 25000 thì <tạm ứng theo công thức>, ngược lại thì 25000. Lúc này <tạm ứng theo công thức> lặp lại 2 lần, không hay lắm.
 
Tôi không biết "nhà thơ" định nói tới hàm logic nào.

Nếu tôi hiểu bài thì ...

Công thức tính tạm ứng có rồi. Vấn đề chỉ là tạm ứng không vượt quá 25000. Tức nếu tạm ứng tính theo công thức <= 25000 thì lấy nó, còn ngược lại (> 25000) thì lấy 25000. Tóm lại TẠM ỨNG = MIN(<tạm ứng theo công thức>, 25000)

Cuối cùng có (hình như Lương là cột G, PCCV là cột F?) công thức cho H6 - giả sử làm tròn lên (có lợi cho người lao động)
Mã:
=MIN(CEILING(2/3*(G6+F6),100),25000)

Thực ra dùng IF cũng được: Nếu <tạm ứng theo công thức> <= 25000 thì <tạm ứng theo công thức>, ngược lại thì 25000. Lúc này <tạm ứng theo công thức> lặp lại 2 lần, không hay lắm.
dạ em hiểu rồi ạ, em cảm ơn nhiều ạ
 
Hình như người ra đề bài này không thực tế cho lắm; Ai đời có ngày công tháng rồi mà còn đi tính tiền tạm ứng?
 
Hình như người ra đề bài này không thực tế cho lắm; Ai đời có ngày công tháng rồi mà còn đi tính tiền tạm ứng?
Đọc cái bảng còn thấy khùng hơn. Lương Căn Bản của GĐ ít hơn PGĐ. Chắc người ra đề muốn móc lò GĐ không cần lương bởi vì còn "quỹ đen" (và các món khác)

Mà cơ quan này đòng đẳng thật. Mọi cán bộ công nhân viên gì đều làm việc tính ngày công :p
 
Đọc cái bảng còn thấy khùng hơn. Lương Căn Bản của GĐ ít hơn PGĐ. Chắc người ra đề muốn móc lò GĐ không cần lương bởi vì còn "quỹ đen" (và các món khác)
Tôi thấy như thế lại hợp lý. PGD, KT, TX người ta làm việc cật lực chứ đâu như ông GD. Như ở Ba Lan lúc thì đảng này lên cầm quyền, lúc đảng khác. Mỗi lúc thế, thậm chí trong nhiệm kỳ một đảng thì chuyện thay thế bộ trưởng là chắc chắn, nhưng thứ trưởng thì ít hơn nhiều. Vì thứ trưởng, các giám đốc ... là những người có chuyên môn, họ làm việc thực sự. Còn bộ trưởng thì thường là người thực hiện chính sách của đảng của mình, chức vụ thiên về chính trị. Mọi việc cần phải xắn tay áo lên để làm là do bộ máy chính quyền thực hiện. Ngày xưa thì vị trí lãnh đạo chỉ cho "lực lượng nòng cốt". Lực lượng này chỉ cần trung thành, nắm được và thực hiện chính sách của đảng mình. Ở đây có rất nhiều phim hài, nói lên thực trạng hài của xã hội, chửi khéo những ông giám đốc. Vd. như họp qui hoạch. Giám đốc chỉ vào một vị trí trên sa bàn và nói: ta sẽ xây nhà chế biến ở đây. Một thuộc cấp nói: nhưng thưa giám đốc, ở đây có cái hồ (giám đốc nhìn lên sa bàn mà không biết chỗ nào là núi, sông, hồ, cầu, không hiểu các ký hiệu ...). Ờ nhỉ, giám đốc thừa nhận. Nhưng một lúc sau ông lại nói: nhưng mà không sao, ta xây nhà chế biến ở đây, còn hồ ta dời sang chỗ này chỗ này. Đấy, "lực lượng nòng cốt" là thế. Rất nhiều người thuộc "lực lượng" này thăng tiến trong sự nghiệp, từ anh nông dân chân lấm tay bùn mắt toét lên lãnh đạo. Đó là thực trạng ở Ba Lan và nhiều nước trong khối XHCN ở châu Âu. Vậy tôi ủng hộ việc cấp lương cho các vị ngồi chơi đóng dấu, ký giấy tờ, ở mức thấp hơn các vị thực sự cầy cuốc.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
... Rất nhiều người thuộc "lực lượng" này thăng tiến trong sự nghiệp, từ anh nông dân chân lấm tay bùn mắt toét lên lãnh đạo. Đó là thực trạng ở Ba Lan và nhiều nước trong khối XHCN ở châu Âu. Vậy tôi ủng hộ việc cấp lương cho các vị ngồi chơi đóng dấu, ký giấy tờ, ở mức thấp hơn các vị thực sự cầy cuốc.
Vấn đề là làm sao bác biết được ai là người "thực sự cày cuốc"?
Bác đừng nói với tôi là anh nông dân lúc còn chân lấm tay bùn thì có cầy cuốc, chỉ lúc lên lãnh đạo mới tự động quên cái cày cái cuốc.

Bên tư bản ngày xưa cũng có những chuyện châm biếm, khôi hài về quản lý. Điển hình là chuyện thử cho một con khỉ làm GĐ. Nó chỉ việc trỏ vào các bảng vẽ sẵn chọn lựa. Cuối năm vẫn đem về lợi nhuận trên "tiêu chuẩn".

Theo tư bản, tức là bên tôn trọng "đầu óc kinh doanh", thì học thuyết "Agency Theory" cho biết phải thù lao hậu mới có được quản lý tốt.

Ngành Khoa Học Quản Lý (Management Science) thực ra chỉ mới được chú ý đến vào khoảng cận cuối thể kỷ 20 (kể từ 1990's). Trước đó kế toán chỉ cần bằng kế toán, ngày nay kế toán mà không có CA hay CPA thì chỉ cạo giấy. Các trường Đại học hốt bạc với các bằng MBA's.
Điển hình là ngày xưa, Bác sĩ thâm niên, giàu kinh nghiệm thì chuyển làm giám đốc hành chính (bởi vậy có chuyện hài châm biếm là bệnh viện mất một bác sĩ giỏi và thêm một quản lý tồi). Nhưng ngày nay, ĐH có ngành dạy quản lý Bệnh viện, Dưỡng đường... (riêng về chỗ này thì GĐ bệnh viện sẽ lương thấp hơn nhân viên là Bác sĩ)

(*1) CA : Chartered Accountant, một chứng chỉ cao cấp của ngành kế toán. Dân kế toán coi cái này như mảnh bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ của ngành khoa học.
(*2) CPA : Certified Practising Accountant, đại khái cũng như CA.
(*3) MBA : Master of Business Administration, loại bằng này có rất nhiều ngành riêng.
 
Vấn đề là làm sao bác biết được ai là người "thực sự cày cuốc"?
Bác đừng nói với tôi là anh nông dân lúc còn chân lấm tay bùn thì có cầy cuốc, chỉ lúc lên lãnh đạo mới tự động quên cái cày cái cuốc.
Tôi kể về thực trạng ở Ba Lan sau chiến tranh hàng chục năm mà bác. Và có hẳn chính sách hỗ trợ thăng tiến cho một giai cấp chứ không phải là những trường hợp đơn lẻ.
 
Các anh cứ làm như các GĐ ở Việt nam thông thái biết đến "Agency Theory", hoặc các ông phó làm việc cật lực ấy.
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom