Hàm đếm số vòng cuộn vải

Liên hệ QC

hoangtung9x

Thành viên mới
Tham gia
22/12/08
Bài viết
3
Được thích
0
Xin chào mọi người mình là mem mới.
Các bác cho em hỏi hàm đếm số vòng của cuộn vải.
VD: cuộn vải cuốn quanh miếng gỗ có đường kính 10cm. Chiều dày của vải là 2mm. Khi đo đường kính của cuộn vải là 80cm.
Các bác chỉ em hàm để tính chiều dài cuộn vải. em xin cảm ơn
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Vẽ 2 đường tròn đồng tâm mà tính thôi;
Còn chuyện chiều dày vải lúc chưa cuộn khác với trong cuộn lại là 1 chuyện cần tính đến lực quấn/cuộn nữa.
 
Đính chính lại. các bác tính giúp e chiều dài cuộn vải, trong điều kiện lý tưởng. các lớp đều nhau, lực quấn ko đổi. và chiều dày tấm vải khi quấn ko thay đổi.
Trong excel thì em làm đc mà nó dài. nên mong các cao nhân chỉ e làm trong VBA hay j đó cho nhanh.
e xin cảm ơn
 
Tốt nhất đem cân trục vải lên & tính sẽ ra;
Từ đó tạo barem cho 2 mùa mưa nắng.
 
làm vậy thì e làm đc. Căn bản là muốn làm công thức nhập đó bác.
 
Công thức mình đưa ra thế này bạn xem thử :). Gọi n là số vòng quấn, khi đó ta lập phương trình :
n*(D + n*d)=8000.
Trong đó:
D =100 (mm) đường kính khúc gỗ.
d= 2(mm) tạp gọi là công sai ( chính là độ dày của vải).
Giải hệ trên bạn sẽ tìm được nghiệm n. Bạn thử thiết lập code xem sao :)
 
Để tính thì fải xài tích fân; Nhưng sai số vẫn có do độ dày vải trong cuộn tùy thuộc vô vài iếu tố như
Độ ẩm môi trường;
Điện áp mô tơ quấn cuộn trong giờ thấp & cao điểm
Thời gian làm việc của mô tơ ở giữa hay cuối ca hoặc đầu ca;
Nhiệt độ môi trường ca 1 khác, ca 3 khác

Các iếu tố khác chi fối nữa, như ma sát bạc đạn, ống lót hay vòng bi, gối đỡ . . .

Tựu chung đem cân là thượng sách
Xuất nhập cũng theo cân tuốt luôn!

Những mặt hàng khác cùng loại dạng cuộn người ta cũng nhập/xuất theo khối lượng mà.
 
Để tính thì fải xài tích fân; Nhưng sai số vẫn có do độ dày vải trong cuộn tùy thuộc vô vài iếu tố như
Độ ẩm môi trường;
Điện áp mô tơ quấn cuộn trong giờ thấp & cao điểm
Thời gian làm việc của mô tơ ở giữa hay cuối ca hoặc đầu ca;
Nhiệt độ môi trường ca 1 khác, ca 3 khác

Các iếu tố khác chi fối nữa, như ma sát bạc đạn, ống lót hay vòng bi, gối đỡ . . .

Tựu chung đem cân là thượng sách
Xuất nhập cũng theo cân tuốt luôn!

Những mặt hàng khác cùng loại dạng cuộn người ta cũng nhập/xuất theo khối lượng mà.
Tôi không thể hình dung được bài này tính bằng tích phân như thế nào
 
Xin chào mọi người mình là mem mới.
Các bác cho em hỏi hàm đếm số vòng của cuộn vải.
VD: cuộn vải cuốn quanh miếng gỗ có đường kính 10cm. Chiều dày của vải là 2mm. Khi đo đường kính của cuộn vải là 80cm.
Các bác chỉ em hàm để tính chiều dài cuộn vải. em xin cảm ơn
Gọi u1 là bán kính vòng trong=10/2=0.05m
Gọi un là bán kính vòng ngoài=80/2=0.4m
Theo công thức cấp số cộng ta có: un=u1+(n-1)d=>n=(un-u1)/d +1=18.5 vòng
Với d là công sai độ dày của tấm vải 2mm, n là số vòng vải.
Chu vi của mỗi vòng được tính: CV=2PI*u
Vậy chiều dài của cuộn vải (18.5vòng) được tính như sau:
L=CV1+CV2+...+CVn=2PI*(u1+u2+...+un)=PI*n(u1+un)=26,1537m
Với Excel bạn có thể tính chiều dài của cuộn vải như sau:
L=PI*(u1+un)*((un-u1)/d +1)
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Tính rợ:
Do là đường kính cuộn; Di là đường kính lõi; t là độ dày
Số lớp = (Do - Di) / 2t
Chiều dài trung bình của một lớp = Pi * (Do+Di) / 2
L = Số lớp * Chiều dài trung bình
= Pi(Do+Di)(Do-Di)/(4t)
= Pi* (Do^2 - Di^2)/t/4
 
Lười mần con toán tích phân quá. Nhưng thấy cái dạng bậc 2 (bình phương) và con số 4 thì chắc toán tích phân cũng ra đại khái vậy.
 
Tính rợ:
Do là đường kính cuộn; Di là đường kính lõi; t là độ dày
Số lớp = (Do - Di) / 2t
Chiều dài trung bình của một lớp = Pi * (Do+Di) / 2
L = Số lớp * Chiều dài trung bình
= Pi(Do+Di)(Do-Di)/(4t)
= Pi* (Do^2 - Di^2)/t/4
Công thức tính theo độ dày hơi phiêu lưu, độ dày lệch 1/10 ly là sai vài chục met
Lười mần con toán tích phân quá. Nhưng thấy cái dạng bậc 2 (bình phương) và con số 4 thì chắc toán tích phân cũng ra đại khái vậy.
Bài toán nầy tính bằng tích phân không phải dể ăn
 
Các bác cho em hỏi hàm đếm số vòng của cuộn vải.
VD: cuộn vải cuốn quanh miếng gỗ có đường kính 10cm. Chiều dày của vải là 2mm. Khi đo đường kính của cuộn vải là 80cm.
Có tính tới khoảng cách giữa các lớp vải (quấn chặt hay lỏng) không bạn?
 
Giữa 3 loại sản fẩm dạng cuộn này (Giấy, Cát tông, Vải & thép lá dạng cuộn), thì tính cách nào cũng gây sai số nhiều nhất là vải.

Nếu có thép thanh dạng cuộn (O06 hay O08, O12,. . . ) thì cuộn vải sẽ sai ít hơn bọn này!
 
Nếu trong điều kiện hoàn hảo, có thể tính như sau:
D1 là đường kính cuộn vải (80cm=800mm), D2 là đường kính miếng gỗ (10cm=100mm)
N là số lớp vải, M là độ dày của vải
Số lớp vải N=(D1-D2)/2/M=(800-100)/2/2=175
Vì độ dày lớp vải 2mm, nên đường kính của mỗi lớp vải sẽ giảm đi 2*M =4
Chu vi lớp vải 1 (ngoài cùng) : CV1=D1*Pi
Chu vi lớp vải 2: CV2=(D1-4)*Pi
Chu vi lớp vải 3: CV3=(D1-8)*Pi
Chu vi lớp vải 4: CV4=(D1-12)*Pi
……………………
Chu vi lớp vải cuối cùng: CVN=(D1-(N-1)*4)*Pi
Chiều dài cuộn vải
S=CV1+CV2+CV3+CV4+….CVN
S= D1.Pi+ (D1-4).Pi+(D1-8).Pi+(D1-12).Pi+…+(D1-696)*Pi
S=Pi*(N*D1-(4+8+12+…+696))
S =Pi*(175*800-174/2*(8+173*4))= 248,500mm=248.5m
Công thức tổng quát: S =PI*(N*D1-(N-1)/2*(2*2*M+(N-2)*2*M))
 
Nếu trong điều kiện hoàn hảo, có thể tính như sau:
D1 là đường kính cuộn vải (80cm=800mm), D2 là đường kính miếng gỗ (10cm=100mm)
N là số lớp vải, M là độ dày của vải
Số lớp vải N=(D1-D2)/2/M=(800-100)/2/2=175
Vì độ dày lớp vải 2mm, nên đường kính của mỗi lớp vải sẽ giảm đi 2*M =4
Chu vi lớp vải 1 (ngoài cùng) : CV1=D1*Pi

Nói chuyện hoàn hảo mà tính như vậy là sai rồi. Con toán đó là chu vi BÊN NGOÀI. Lớp vải này khá dày (2mm) cho nên tính chu vi bên ngoài sẽ có sai số cao. Điều kiện GẦN hoàn hảo nhất là chu vi theo giữa lớp vải (1mm)
Gọi D0 (D zê rô) là đường kính cái lõi
Đường kính vòng quấn đầu tiên là D1 = D0 + t
Vòng thứ 2 D2 = D1 + 2t
Vòng thứ 3 D3 = D2 + 2t
Công thức liên tục:
Di = D(i-1) + 2t
Công thức tổng quát:
Dn = D0 + (2n - 1)*t : với n >= 1[/QUOTE]
 
Nói chuyện hoàn hảo mà tính như vậy là sai rồi. Con toán đó là chu vi BÊN NGOÀI. Lớp vải này khá dày (2mm) cho nên tính chu vi bên ngoài sẽ có sai số cao. Điều kiện GẦN hoàn hảo nhất là chu vi theo giữa lớp vải (1mm)
Gọi D0 (D zê rô) là đường kính cái lõi
Đường kính vòng quấn đầu tiên là D1 = D0 + t
Vòng thứ 2 D2 = D1 + 2t
Vòng thứ 3 D3 = D2 + 2t
Công thức liên tục:
Di = D(i-1) + 2t
Công thức tổng quát:
Dn = D0 + (2n - 1)*t : với n >= 1
[/QUOTE]
Chưa hiểu sai chỗ nào, Chu vi của hình tròn chính là chiều dài của đường thẳng được cắt bởi đường tròn , độ dày của lớp vải không ảnh hưởng tới chiều dài của lớp vải.
Hoàn hảo theo như đề bài của bạn chủ thread này nói "Đính chính lại. các bác tính giúp e chiều dài cuộn vải, trong điều kiện lý tưởng. các lớp đều nhau, lực quấn ko đổi. và chiều dày tấm vải khi quấn ko thay đổi."
 
Vẽ một vòng quấn lên giấy rồi xem đường kính D0, D0 + t, và D0 + 2t khác nhau thế nào.
 
Vẽ một vòng quấn lên giấy rồi xem đường kính D0, D0 + t, và D0 + 2t khác nhau thế nào.
Thực tế thôi, lấy cọng dây bất kì rồi đo chiều dài, sau đó nối cọng dây đó thành hình tròn đo đường kính rồi tính chu vi Pi*D xem nó bằng chiều dài cọng dây không?
Trong bài tôi có nói Vì độ dày lớp vải 2mm, nên đường kính của mỗi lớp vải sẽ giảm đi 2*M =4, tức là nếu tính từ vòng tròn ngoài thì các vòng tròn còn lại sẽ là D-4*n (n>=1), nếu tính từ đường tròn lõi thì đường kính các đường tròn còn lại sẽ là D1+n*4 (n>=1). Tính chiều dài cua hình tròn thì tức là tính chu vi hình tròn đó D*Pi, trong D không không phải là chiều dài hình tròn.
Bạn nói là độ dày làm có sai số cao , hãy đưa ra ví dụ thực tế xem nào? cọng dây dày 2mm dài 100mm và cọng dây dài 10mm dài 100mm khi nối thành hình tròn thì đường kính khác nhau???
 
Web KT
Back
Top Bottom