Giới thiệu địa điểm du lịch, ăn uống, vui chơi nhân dịp Nghìn năm Thăng Long tại HN

Liên hệ QC

Hamvui

Thành viên hoạt động
Tham gia
26/9/06
Bài viết
165
Được thích
214
Nghề nghiệp
Worker
Dịp Nghìn năm Thăng Long tại HN đã gần đến, lượng du khách sẽ đổ về HN rất đông. Vì vậy tôi đưa ra chủ đề này mong muốn các thành viên ở HN giới thiệu địa điểm du lịch, ăn uống, vui chơi giải trí, dã ngoại, đền chùa,... tại HN.

Rất mong được sự hưởng ứng của mọi người để ai đó có đến HN không khỏi bị bỡ ngỡ, bị chặt chém và có ấn tượng tốt về Thủ đô.

 
1. Giới thiệu một số địa danh ở khu vực nội thành HN:

- Hồ Gươm, hồ Tây - chùa Trấn Quốc (đến hồ Tây không ăn ốc hấp thuốc bắc, gà quay + xôi thì hơi phí đó)
- Văn miếu Quốc Tử Giám (quận Đống Đa)
- Chùa Một Cột (quận Ba Đình)
- Lăng Chủ tịch HCM
- Nhà hát lớn (quận Hoàn Kiếm)
- Nhà thờ lớn (đường Lý Quốc Sư), gần đó có hàng bánh rán, bánh gối, quẩy,... khá ngon và nổi tiếng nhất là quán phở số 10 LQS (tuy nhiên đã chuyển đi về gần khu vực công viên cuối đường).
- Bảo tàng dân tộc học (đường Nguyễn Chí Thanh - quận Cầu Giấy)
- Phủ Tây Hồ (nằm sát hồ Tây lộng gió)
- Sân vận động quốc gia Mỹ Đình (thuộc xã Mỹ Đình - huyện Từ Liêm)
- Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long (chưa vào bao giờ)

Du khách còn có thể tham quan phố cổ (còn khá nhiều nhà cũ nát mà người ta gọi là nhà cổ --=0) bằng xe điện, chi tiết xem ở đây:

http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/07/3BA1E534/



cập nhật liên tục
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
2. Một số địa danh ngoại thành HN, khu vực Hà Tây (cũ):

- Đền Sóc - thờ Thánh Gióng đánh giặc Ân: nằm tại xã Phù Linh - huyện Sóc Sơn. Bạn đi từ HN theo QL 3 (Thái Nguyên) khoảng 25 Km là đến (đi xe máy là được).
- Núi đôi: ngay ở gần thị trấn Sóc Sơn, khu vực đó có món lẩu lòng bò khá nổi tiếng.
- Thành Cổ Loa: Cổ Loa là di tích lịch sử nổi tiếng, thuộc địa phận huyện Đông Anh cách trung tâm Hà Nội khoảng 17km về hướng Tây Bắc. Đây là thủ đô thứ 2 của Việt Nam sau Phong Châu (tỉnh Phú Thọ hiện nay) là thủ đô thời các vua Hùng. Từ Hà Nội, qua cầu Chương Dương, theo quốc lộ 1A cũ đến cây số 10 là cầu Đuống. Qua cầu là thị trấn Yên Viên, rẽ trái vào quốc lộ 3, đi 5km đến ngã rẽ vào Cổ Loa. Khoảng cách quốc lộ 3 đến Cổ Loa là 2km. Trạm xe buýt Long Biên, các xe đi Phù Lỗ, Đa Phúc đều có chạy ngang Cổ Loa. Sẽ phải đi bộ thêm 2km mới vào đến khu di tích, nhưng khung cảnh làng quê Bắc Bộ ở đoạn này cũng khá dễ thương.
- Đền Sái: nằm tại xã Thuy Lâm từ thị trấn Đông Anh đi thêm khoảng 10 Km,
cách di tích Cổ Loa khoảng 5 km về phía bắc. Di tích gắn liền với việc xây thành Cổ Loa của An Dương Vương.

Ngoài ra khu vực Đông Anh còn có khá nhiều điểm du lịch câu cá giải trí như dọc trên đường "cao tốc" Nội Bài (từ sân bay Nội Bài về trung tâm HN). Điển hình là khu du lịch Cọ Xanh (xã Nam Hồng) gần ngã tư đèn đỏ (đi Thanh Tước, và đi về thị trấn Đông Anh)... Xem thêm ở đây:
http://www.vietinfo.com.vn/index.php?option=com_htgroupitem&view=detail&id=341&langid=0
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Các khu du lịch ở Hà Tây cũ nhìn chung rất gần HN, chỉ cách khoảng 30-60 Km nên rất phù hợp cho các bạn trẻ đi bụi = xem máy. Hà Tây cũ có đồi núi, suối, hồ (Khoang Xanh, Ao Vua, Suối Hai, Quan Sơn,...), Chùa chiền (Chùa Tây Phương, chùa Thầy, chùa Trăm Gian, đền Và, chùa Mía,...), khu nghỉ dưỡng - sinh thái (Tanda resort, núi Ba Vì, Đồng Mô, Thác Đa,...). Tôi bổ sung thêm cho bác Hamvui về khu vực Hà Tây cũ (sưu tầm và tôi cũng đã từng đặt chân đến):

- Khu du lịch sinh thái Quan Sơn:
Vị trí: Khu du lịch sinh thái Quan Sơn thuộc huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây. Đặc điểm:Là một thắng cảnh đẹp của tỉnh Hà Tây. Khách đến Quan Sơn, ngoài thú vui vãn cảnh còn có thể cắm trại trong rừng, đi bơi thuyền, đi câu cá, leo núi, tắm hồ... và được thưởng thức nhiều món ăn đặc sản như ba ba, gỏi cá.
Từ Hà Nội theo quốc lộ 6, qua thị xã Hà Ðông, đi tiếp theo quốc lộ 21B đến thị trấn Đại Nghĩa, huyện Mỹ Ðức, tỉnh Hà Tây, rẽ theo đường 76 khoảng 5km, rẽ phải là tới hồ Quan Sơn. Du khách không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh đẹp trời mây, sông nước, núi non trùng điệp nơi đây. Qua Cầu Ðông, điểm đầu tiên du khách đặt chân tới là bến đò hồ Giang Nội. Giang Nội là một trong 3 hồ lớn của Quan Sơn, rộng ước chừng trên 800ha. Ðứng trên bờ, du khách đã nhìn thấy những dãy núi đá trùng điệp của thiên nhiên soi mình dưới làn nước xanh mát của hồ. Núi ở đây có tới 20 ngọn lớn, nhỏ, kéo dài ôm ấp các hồ nước. Lại có nhiều hòn núi đá vách dựng đứng nằm giữa lòng hồ trông xa như những bán đảo nhỏ. Trông giống như Hạ Long trên cạn.

- Chùa Trầm:
Vị trí: Chùa tọa lạc ở khu vực thắng cảnh núi Trầm thuộc thôn Long Châu, xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây, cách Hà Nội gần 40km về phía tây nam.
Đặc điểm: Địa thế ngôi chùa rất đẹp với các núi nhỏ chung quanh như núi Ninh Sơn, Đồng Lư, Tiên Lữ. Được xây dựng vào năm Cảnh Trị thứ 7 (1669), chùa Trầm còn có tên gọi là Long Tiên. Chùa đã qua nhiều lần trùng tu và hiện nay còn giữ được nhiều tượng Phật mang phong cách nghệ thuật thế kỷ 18-19 với những nét chạm khắc công phu, tinh tế. Trên nền cao tam cấp bằng đá của chùa, ở phiến đá chính giữa có chạm nổi hai con thằn lằn rất đẹp.

- Chùa Tây Phương:
Vị trí: Chùa Tây Phương nằm trên ngọn núi Câu Lậu, thuộc xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây, cách Hà Nội chừng 30km.
Đặc điểm: Chùa Tây Phương được ví như một bảo tàng tượng Phật với nhiều pho tượng cổ độc đáo, sống động, có sức, có hồn.
Chùa Tây Phương đã có từ rất sớm, khoảng thế kỷ thứ 8, nhưng còn tồn tại đến ngày nay và kết quả của sự hòa nhập Phật giáo và Nho giáo (có niên đại năm 1794). Chùa Tây Phương được xây dựng theo kiểu “Nội công ngoại quốc”. Bước lên hơn 200 bậc xây bằng đá ong, đưa du khách tới chùa.
Ba tòa điện Phật theo hình chữ “Tam”, mỗi tòa hai tầng, tám mái với những đầu đao uốn cong, đều gắn tứ linh (Long, Ly, Quy, Phụng) mềm mại, uyển chuyển. Chùa có pho tượng gỗ sơn son thiếp vàng cỡ lớn, trong đó có những bức tượng nổi tiếng như Bát Bộ Kim Cương, Tuyết Sơn, tượng 18 vị La Hán… đều được xếp vào hàng tượng Phật tuyệt tác của điêu khắc cổ Việt Nam. Chùa Tây Phương được ví như một bảo tàng tượng Phật của nước nhà.

- Làng lụa Vạn Phúc:
Vị trí: Làng lụa Vạn Phúc nằm bên bờ sông Nhuệ, thuộc thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây.
Đặc điểm: Là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa.
Nghề dệt lụa có từ xa xưa trên đất Việt Nam. Thế kỷ 15, lụa Việt Nam đã theo chân các thương gia lên tàu biển đi tới bè du khách xa gần bốn phương. Nghề dệt lụa ở Việt Nam có ở nhiều nơi, nhưng không thể không nói tới Vạn Phúc - một vùng dệt lụa thủ công lâu đời và lừng danh của Việt Nam.
Em về Vạn Phúc cùng anh
Áo lụa em mặc thêm thanh vẻ người.
Về với Vạn Phúc hôm nay, mới đến đầu làng ta đã nghe thấy tiếng dệt lụa rộn ràng và bắt gặp một không khí nhộn nhịp, tấp nập của cửa hàng giới thiệu làng Vạn Phúc được đặt ngay đầu làng với những xấp vải nhiều màu sắc. Lụa Vạn Phúc bền đẹp, khoác tấm áo lên người sẽ thấy mềm mại và nhẹ nhàng. Cái nét đặc sắc và độc đáo ấy chính là nhờ vào đôi bàn tay khéo léo, điêu luyện, tinh đời của người dân Vạn Phúc.

- Thắng cảnh Hương Sơn (chùa Hương)
Vị trí: Khu danh thắng Hương Sơn thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây, cách Hà Nội 70km.
Đặc điểm: Nơi đây phong cảnh hữu tình, có "Nam Thiên đệ nhất động" (động đẹp nhất trời Nam).
Từ Hà Nội đi xe ôtô qua thị xã Hà Ðông, tới Vân Ðình, đến Bến Ðục thì dừng xe để chuyển sang đi thuyền, xuôi dòng suối Yến chừng 3km là vào đến khu danh thắng Hương Sơn. Danh thắng Hương Sơn bao gồm cả một quần thể: núi non, sông suối, làng mạc, chùa chiền, hang động... nằm quanh dãy núi Hương Tích, phía bắc rặng Trường Sơn, rộng hàng ngàn héc ta.
Suối Yến:
Trong thắng cảnh Hương Sơn, các dòng suối và núi non ở đây đã tạo nên cảnh "sơn thuỷ hữu tình" như mộng, như mơ, đặc biệt là suối Yến. Suối Yến mang một vẻ đẹp hiền hoà, buông thả giữa hai triền núi. Ðường suối dài khoảng 3km với khúc thẳng, khúc quanh, cho ta cảm giác như dòng suối này dài vô tận. Vào mùa lễ hội, dòng suối hiền hoà bỗng sôi động hẳn lên, bởi những con thuyền thoi thong thả chở khách vào vãn cảnh đẹp và lễ phật. Lên thuyền từ Bến Ðục, theo dòng suối Yến, du khách có thể thư thái thả hồn mình hoà quyện cùng thiên nhiên. Phía bên trái là núi Ðụn, trông tựa như một đụn thóc; gần núi Ðụn là núi Soi trông giống như một con kỳ lân nên còn gọi là núi Lân; cạnh núi Soi là núi Ái và núi Phượng đang dang rộng cánh (cánh là hai chỏm núi) mà đầu và mỏ Phượng là chùa và động Thanh Sơn; đi quá lên một chút là núi Ðổi Chèo giống hình một con trăn lớn đang bò trên mặt nước; gần đó là núi Bưng và núi Voi với những truyền thuyết thật thú vị vì Hương Sơn có tới chín chín ngọn núi quay đầu về động Hương Tích, riêng có một ngọn núi có hình dáng con voi quay đầu ra, quay mông vào. Giận quá, Hộ Pháp lấy gươm phạt vào một mảng mông của tên voi nên bây giờ núi Voi vẫn bị sạt mất một mảng; qua núi Voi, đến núi Mâm Xôi. Phía bên phải, từ ngoài vào là núi Ngũ Nhạc có Ðền Trình. Du khách dừng chân vài phút để ghé vào thắp hương, trình lễ với sơn thần. Ði tiếp là núi Dẹo, núi Phòng Sư, hang Sơn Thuỷ Hữu Tình, hang Trâu, Cầu Hội, Thung Dâu... Và chỗ cuối cùng của dòng suối Yến là rừng Vài và núi Nhà Lang Lão Tác. Từ điểm này du khách xuống thuyền và bắt đầu lựa chọn tuyến du lịch của mình.
Chùa Thiên Trù:
Chùa còn có tên gọi là chùa Trò, trước đây chỉ là một thảo am nhỏ do Hoà thượng Vân Thuỷ Thiền Thiên Trần Ðạo Viên Quang chân sáng lập. Trong kháng chiến chống Pháp chùa đã bị phá huỷ. Sau năm 1954 chùa được xây dựng lại. Năm 1991, Tam bảo Thiên Trù được xây dựng lại to đẹp như ngày nay. Bên phải chùa là vườn tháp, nơi cất giữ xá lị của các vị Tổ sư quy tịch tại đây. Sau chùa, bên sườn núi còn có toà " Thiên thuỷ tháp", bên trái có chiếc hồ hình bán nguyệt. Sau khi vào chùa lễ Phật, du khách nghỉ ngơi lấy sức để tiếp tục cuộc hành trình mới.
Chùa Tiên Sơn:
Từ Thiên Trù (chùa Ngoài) rẽ phải, theo một con đường nhỏ men sườn núi lối đi vào chùa Trong, khoảng hơn 1km là tới chùa Tiên Sơn. Chùa được dựng trên một ngọn núi cao. Chùa nhỏ, xinh, cổng tam quan vút cao như sắp bay lên. Chùa ở trong động gọi là động Núi Tiên, thờ Phật Bà Quan Thế Âm. Trong động có những nhũ đá rủ xuống với nhiều dáng vẻ khác nhau. Có những nhũ đá khi gõ vào thì nổi lên tiếng tiêu thiền nhã nhạc du dương.
Chùa Giải Oan:
Vẫn trên đường vào chùa Trong, rẽ tay trái là chùa Giải Oan. Chùa do Sư Tổ Thông Dụng huý Thám pháp danh Cương Trực đời thứ 2 khai sáng. Chùa được dựng ở lưng chừng núi Long Tuyền, lúc đầu chỉ là một thảo am nhỏ bằng tre gỗ đơn sơ. Chùa đã qua trùng tu vào các năm 1928, 1937. Năm 1995, chùa được tu bổ thêm am Từ Vân, kè lại sân chùa.
Chùa là nơi thờ phụng đức Bồ Tát Quan Thế Âm. Hiện nay am Từ Vân còn lưu giữ được pho tượng Tứ Tý Quan Âm được đúc vào thế kỷ 18. Trong chùa có giếng Thanh Trì trong suốt không bao giờ cạn. Tương truyền đây chính là nơi đức Chúa Ba (Bồ Tát Quan Âm Diệu Thiện) đã dùng để tắm, tẩy sạch bụi trần ai, trước khi đi vào cõi phật. Từ đó giếng này được gọi là giếng Giải Oan, khách đi lễ thường múc nước nước uống để cầu mong giải thoát khỏi mọi nỗi oan ức trên đời.
Chùa Giải Oan có kiến trúc hài hoà, nằm giữa cảnh thiên nhiên thanh tao u tịch, càng làm tăng thêm vẻ tôn nghiêm, huyền bí. Du khách đến đây được uống dòng nước mát lạnh của giếng Thanh Trì, như quên đi những ưu tư của đời thường khi hành hương về cõi Phật.
Động Hương Tích
Từ chùa Giải Oan, du khách lại tiếp tục cuộc hành trình khoảng 2,5km lên động vào chùa Hương Tích (còn gọi là chùa Trong). Ðường lên động có nhiều chỗ quanh co, lúc lên dốc, lúc xuống dốc. Càng gần tới động thì dốc càng cao. Lên tới bậc đá cao nhất đứng nhìn xuống, du khách sẽ nhìn thấy một vòm hang rộng, sâu, hun hút trông giống như hàm của một con rồng, đó là động Hương Tích.
Qua cổng, đi xuống 120 bậc đá là vào tới lòng động. Ngay ở khoảng giữa, gần cửa ra, vào, có một nhũ đá gọi là "đụn gạo". Ði sâu vào một chút có một lối lên Trời và một lối xuống âm phủ. Trong động, những măng đá, nhũ đá rủ xuống tạo thành muôn hình vạn dạng, người xưa thoả sức để đặt tên: nong tằm, né kén, chuồng lợn, ao bèo, cây vàng, cây bạc, đầu cô, đầu cậu... Bên cạnh những công trình điêu khắc thiên nhiên còn có những công trình điêu khắc nhân tạo, giá trị nhất là pho tượng Phật Bà Quan Thế Âm bằng đá xanh tạc vào thời Tây Sơn.
Hương Tích là một động đẹp nổi tiếng và đã được chúa Trịnh Sâm (thế kỷ 17) tự tay đề năm chữ Hán lên cửa động: "Nam Thiên đệ nhất động" (Ðộng đẹp nhất trời Nam - nhưng tôi thấy bình thường thôi --=0).
Chùa Long Vân:
Sau khi vào đặt lễ ở đền Trình, xuống đò đi tiếp, du khách sẽ thấy dòng suối rẽ đôi, phía phải là đường vào Hương Tích, phía trái là đi vào động và chùa Long Vân.
Chùa nằm ở trên sườn núi, một nửa lấp sau núi Ân Sơn, một nửa lộ ra giữa rừng cây xanh biếc, mây trắng quấn quýt quanh năm. Chùa được xây dựng vào năm 1920. Ðộng Long Vân cũng được khai tạo vào thời gian này. Ðộng tuy nhỏ nhưng lam khói quanh năm nên lúc nào cũng tạo cho du khách cảm giác thần tiên thoát tục.

Thế đã, còn nhiều điểm du lịch nữa .... --=0
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Địa danh du lịch Hà Tây (tiếp theo):

- Chùa Trăm Gian:
Vị trí: Chùa Trăm Gian toạ lạc ở thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây.
Đặc điểm: Ngôi chùa có 104 gian, là ngôi cổ tự nổi tiếng ở Việt Nam.
Chùa được khởi dựng từ thời Lý và đã được trùng tu nhiều lần. Tên chùa Trăm Gian vì quần thể kiến trúc ở đây có đến 104 gian nhà, chia thành ba cụm.
Cụm thứ nhất gồm hai quán ở đường vào; cụm thứ hai là gác chuông hai tầng tám mái dựng năm 1693, tầng trên treo quả đại hồng chung đúc năm 1794 có bài minh của Tiến sĩ Trần Bá Lãm. Cụm thứ ba là ngôi chùa chính gồm bái đường, nhà thiêu hương và thượng điện. Điện Phật được bài trí tôn nghiêm.
Chùa được khởi dựng từ thời Lý và đã được trùng tu nhiều lần. Tên chùa Trăm Gian vì quần thể kiến trúc ở đây có đến 104 gian nhà, chia thành ba cụm.
Cụm thứ nhất gồm hai quán ở đường vào; cụm thứ hai là gác chuông hai tầng tám mái dựng năm 1693, tầng trên treo quả đại hồng chung đúc năm 1794 có bài minh của Tiến sĩ Trần Bá Lãm. Cụm thứ ba là ngôi chùa chính gồm bái đường, nhà thiêu hương và thượng điện. Điện Phật được bài trí tôn nghiêm.Có hơn 150 pho tượng bằng gỗ và đất nung phủ sơn. Bộ Thập bát La-hán và bộ Thập Điện Minh Vương là những tác phẩm nghệ thuật bằng phù điêu gỗ sơn. Đặc biệt, ở gian giữa thượng điện có một bệ hình khối chữ nhật bằng đất nung đỏ, chung quanh trang trí nhiều hình động vật và hoa lá, trên là đài sen, được nhiều tư liệu cho niên đại thời Mạc.
Chùa đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.

- Khu du lịch sinh thái Thác Đa:
Vị trí: Khu du lịch sinh thái Thác Đa nằm ở thôn Mường Cháu, xã Vân Hoà, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây.
Đặc điểm: Nằm trong quần thể du lịch nổi tiếng Ao Vua, Suối Mơ, Suối Hai (Hà Tây), Thác Ða trải rộng 100ha sát chân núi Ba Vì với khung cảnh thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ, mang dấu ấn lịch sử cũng như những nét văn hóa truyền thống.
Thác Đa cách Hà Nội khoảng 60km về phía tây, là một điểm du lịch rất thuận lợi và lý tưởng cho kỳ nghỉ cuối tuần sau những ngày làm việc vất vả. Ðến với Thác Ða, du khách sẽ cảm nhận được những nét mới mẻ ở đây so với những khu du lịch khác.
Một khung cảnh thật hấp dẫn, còn nguyên sơ, được bàn tay con người khéo khai thác làm cho du khách có cảm giác được ngược dòng thời gian và sống trong bộ tộc của những người Việt cổ, trong trận thắng năm xưa của Bà Trưng, Bà Triệu... Du khách cũng sẽ được tận hưởng một bầu không khí trong lành trên đỉnh núi cao 1.281m so với mặt nước biển của vùng núi Ba Vì, được nghỉ trong những ngôi nhà sàn xinh xắn của dân tộc Thái với xung quanh là cây cối xanh tươi, những dòng suối trong mát, thanh tao, sẽ làm du khách quên đi nỗi mệt nhọc của cuộc sống đời thường để tận hưởng những ưu đãi của thiên nhiên ban tặng. Những quán bar rất độc đáo theo kiểu nhà sàn để du khách dừng chân. Tại đây du khách có thể ngồi trên những chiếc ghế bằng gỗ được làm từ thân cây hoặc bằng mây xinh xắn, được ngắm nhìn cảnh vật xung quanh thật mộng mơ. Khu bể bơi, hồ câu cá dưới chân núi, sân chơi thể thao, vườn trái cây, các món ăn dân tộc độc đáo... sẽ để lại cho du khách những ấn tượng khó quên.
Từ nhà sàn, hướng dẫn viên sẽ đưa du khách tới Thác Ða, ngọn thác lớn nhất trong khu này. Ðường tới Thác Ða lượn vòng uốn khúc. Trước khi đến Thác Ða hùng vĩ, du khách sẽ ghé thăm Khe Cạn, Thác Dốc Mông và Thác Mây. Gọi là Khe Cạn vì khe suối cạn nước quanh năm khoe những viên sỏi trắng bóng, lấp lánh dưới ánh mặt trời.
Khi đến Thác Ða, du khách sẽ có dịp được hoà mình trong không khí lễ hội ấm áp của dân tộc ít người, say trong men rượu cần của những đêm lửa trại bập bùng, vui trong điệu múa sạp, múa xòe truyền thống của người Thái; múa sênh tiền của người Mường; múa chuông của người Dao; điệu "kèn lá gọi người yêu" của người H’ Mông hay điệu "Hát mừng năm mới" của người Tày... Du khách có thể cảm nhận khái quát những đặc trưng cơ bản về bản sắc văn hoá của nhiều dân tộc anh em thông qua các tập tục văn hoá, trang phục hay di sản âm nhạc.

- Chùa Thầy:
Vị trí: Chùa Thầy tọa lạc ở núi Sài Sơn, thuộc làng Hoàng Xá, xã Phượng Cách, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây, cách Hà Nội 30km về phía tây nam.
Đặc điểm: Chùa Thầy thờ pháp sư Từ Đạo Hạnh.
Chùa được xây dựng từ đời vua Lý Nhân Tông (1072-1128). Lúc đầu chùa chỉ là một thảo am nhỏ của thiền sư Từ Ðạo Hạnh. Chùa xây theo hình chữ "Tam" có ba lớp: Chùa Hạ, chùa Giữa, chùa Thượng. Lớp ngoài cùng là nơi tế lễ, lớp giữa thờ phật, lớp trong cùng thờ pháp sư Từ Ðạo Hạnh. Pho tượng Từ Ðạo Hạnh được tạc bằng gỗ bạch đàn lắp máy tự động có thể đứng lên ngồi xuống, được đặt trong khám sơn son thiếp vàng lộng lẫy, có rèm che huyền bí.
Trước chùa có hồ Long Trì, giữa hồ có nhà Thuỷ đình làm nơi diễn rối nước. Hai bên chùa có cầu Nhật Tiên và Nguyệt Tiên do Hoàng Giáp Phùng Khắc Khoan xây năm 1602.
Chùa Cả làm theo kiểu ba cấp, mái cong lợp mũi hài, các mảng chạm trổ cầu kỳ, tinh vi, sống động.
Sau chùa có động Phật Tích, có hang Cắc Cớ. Trong hang có vòm núi, có khoảng trống nhìn lên thấy trời xanh, nắng rọi lung linh, mờ ảo. Ði tiếp, rẽ xuống hang Bò. Cách hang Bò một đoạn không xa là đến hang Gió.
Khách đến thăm chùa Thầy vừa được vãn cảnh chùa vừa tìm được thú vui leo núi, thăm động.

- Khu du lịch và vườn Quốc gia Ba Vì:
Vị trí: Khu du lịch và vườn Quốc gia Ba Vì thuộc vùng núi Ba Vì, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây.
Đặc điểm: Là khu du lịch nghỉ dưỡng hấp dẫn du khách. Nơi đây phong cảnh ngoạn mục, cảnh sắc thiên nhiên hoà quyện với con người.
Từ Hà Nội đi khoảng 42km đến thị xã Sơn Tây, đi tiếp 16km đến suối Hai. Tại đây, du khách có dịp dạo chơi trên hồ bằng thuyền, ghé lên các đảo trồng cây dược liệu, đảo chim, đảo cò... để hít thở bầu không khí trong lành giữa cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp.
Du khách đi tiếp đến sườn phía bắc của núi Ba Vì, thăm thác Ao Vua. Một dòng nước từ trên cao đổ xuống tạo thành ba tầng thác. Tầng thác cuối cùng đổ ào ạt xuống một hồ nhỏ, nước xanh như ngọc, đó là Ao Vua. Du khách có thể leo lên cả ba tầng thác theo những bậc đá, nơi có những cây cỏ mọc bên sườn núi.
Du khách tiếp tục hành trình đến độ cao 400m để tìm dấu vết còn lại của khu nghỉ mát có từ năm 1940 do người Pháp xây dựng. Tại đây du khách có thể dạo quanh công viên bao quanh một hồ bơi, chụp ảnh lưu niệm hoặc ngồi nghỉ trong các nhà hàng, xây dựng kiểu nhà sàn, uống các món giải khát hay sữa được chế biến từ sữa bò nuôi ở dưới chân núi.
Từ Hà Nội đi khoảng 42km đến thị xã Sơn Tây, đi tiếp 16km đến suối Hai. Tại đây, du khách có dịp dạo chơi trên hồ bằng thuyền, ghé lên các đảo trồng cây dược liệu, đảo chim, đảo cò... để hít thở bầu không khí trong lành giữa cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp.
Du khách đi tiếp đến sườn phía bắc của núi Ba Vì, thăm thác Ao Vua. Một dòng nước từ trên cao đổ xuống tạo thành ba tầng thác. Tầng thác cuối cùng đổ ào ạt xuống một hồ nhỏ, nước xanh như ngọc, đó là Ao Vua. Du khách có thể leo lên cả ba tầng thác theo những bậc đá, nơi có những cây cỏ mọc bên sườn núi.
Du khách tiếp tục hành trình đến độ cao 400m để tìm dấu vết còn lại của khu nghỉ mát có từ năm 1940 do người Pháp xây dựng. Tại đây du khách có thể dạo quanh công viên bao quanh một hồ bơi, chụp ảnh lưu niệm hoặc ngồi nghỉ trong các nhà hàng, xây dựng kiểu nhà sàn, uống các món giải khát hay sữa được chế biến từ sữa bò nuôi ở dưới chân núi.
Ôtô đưa du khách đi tiếp lên cao. Đường càng ngày càng dốc hơn, mây mù có lúc đặc quánh lại. Lên độ cao 1.200m du khách thấy nhẹ nhõm vì đó là đỉnh núi Ba Vì. Phong cảnh thật ngoạn mục, sương mù lảng bảng tưởng như đang ở chốn bồng lai tiên cảnh. Sau khi thưởng thức không khí mát mẻ trong lành, du khách leo tiếp 779 bậc đá phía tây lên viếng đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh và leo 225 bậc đá phía đông lên đền Thượng, nơi thờ Thánh Tản Viên. Nếu còn sức du khách có thể leo thêm mấy chục bậc đá nữa để lên đến tận đỉnh Vọng Cảnh bốn bề mây mù dày đặc bao phủ. Vào những ngày quang mây nắng đẹp, đứng ở đây bằng mắt thường du khách có thể nhìn thấy cảnh trí của thủ đô Hà Nội mà rõ nhất là khu chung cư hiện đại Linh Đàm, hàng loạt cao ốc ở khu trung tâm và không khỏi thốt lên “tuyệt vời”. Thật thú vị biết bao khi du khách được hưởng cái thú nghỉ lại một đêm ở nhà khách đầy trời sao nơi đây.
Ngày hôm sau, xuống núi, du khách hãy thám hiểm rừng nguyên sinh Ba Vì có diện tích quản lý là 7.377ha, phân bố rải rác ở độ cao từ 200m đến 1.300m so với mặt nước biển. Khí hậu ôn hoà, thảm thực vật phong phú với 450 loài, nhiều loài quý, 128 loài thực vật bậc cao, cây thuốc có 250 loài. Động vật có 45 loài thú, 113 loài chim thuộc 40 họ và 7 bộ. Lưỡng cư có 15 loài, côn trùng có 86 loài thuộc 17 họ và 9 bộ. Những loài động vật quý hiếm như chồn bạc má bắc, gấu ngựa, cầy vằn, sóc bay, trĩ, gà lôi trắng... Động vật thuỷ sinh gồm thực vật nổi và các loài tảo lục.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
- Khu du lịch Đồng Mô:
Vị trí: Khu du lịch Đồng Mô nằm ở thành phố Sơn Tây, tỉnh Hà Tây.
Đặc điểm: Là khu du lịch nghỉ ngơi, an dưỡng lý tưởng cho du khách.
Từ Hà Nội đến khu du lịch Ðồng Mô khoảng 50km, theo quốc lộ 32 lên thành phố Sơn Tây, rẽ trái, rồi đi tiếp khoảng 10km là tới.
Khu du lịch Ðồng Mô có hồ nước rộng khoảng 1.300ha, với nhiều đảo và bán đảo bên hồ. Khu du lịch này có sân golf Ðồng Mô 18 lỗ trên đảo Vua (còn gọi là đảo Ðầm) nằm ngay chính giữa lòng hồ Ðồng Mô với diện tích khoảng 350ha và có sân golf 36 lỗ.
Khu du lịch Ðồng Mô có rừng cây, hồ nước, sân gôn và những biệt thự xinh đẹp ẩn mình bên bìa rừng, soi bóng xuống hồ nước, lại ở vị trí rất thuận tiện về giao thông là một điểm du lịch nghỉ ngơi, an dưỡng lý tưởng cho du khách.

- Thiên Sơn - Suối Ngà:
Theo quốc lộ 32 hoặc đường cao tốc Láng - Hoà Lạc đến thị xã Sơn Tây, rồi rẽ trái lên khu Vườn quốc gia Ba Vì, bạn sẽ tới khu du lịch sinh thái Thiên Sơn - Suối Ngà.
Thiên Sơn - Suối Ngà nằm ở phía đông dãy núi Ba Vì thuộc huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây, nơi được người dân gọi là Tản Viên Sơn. Nơi đây gắn liền với truyền thuyết vua Hùng kén rể cho Mị Nương công chúa, và đã diễn ra cuộc đọ sức đua tài giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh.
Đến Tản Viên Sơn, bạn sẽ thoả sức tận hưởng cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ và thư giãn trong bầu không khí trong lành của núi rừng trùng điệp đã có từ bao đời nay. Điểm du lịch này được chia ra làm 3 khu chính.
Bước chân vào khu 1, bạn sẽ được tham quan hồ Hạ Sơn với phong cảnh sơn thuỷ hữu tình, ngồi bên Vọng Lâu nghỉ ngơi hoặc đạp thuyền Thiên Nga để thưởng ngoạn. Sau đó, dạo bộ đến với khu ẩm thực nằm bên sườn núi với phong cách kiến trúc độc đáo như những hang động cổ xưa được trang trí bởi những ánh đèn màu rực rỡ. Nghỉ ngơi tại khu biệt thự trên cao, tìm hiểu về những loại thực vật quý hiếm của khu vườn quốc gia Ba Vì.
Buổi trưa, bạn có thể nghỉ ngơi bên những ngôi nhà sàn xinh xắn ẩn hiện ở khu 2 để thưởng thức món bánh tẻ, thịt gà ri rán thơm ngon, lạ mắt và nhiều đặc sản của ẩm thực xứ Đoài và các trò vui chơi giải trí khác. Tại đây bạn cũng có thể tham gia các chương trình hội thảo, cắm trại, tham gia các hoạt động văn nghệ.
Sau giờ nghỉ, bạn sẽ thưởng ngoạn sản phẩm du lịch: Leo núi, lội suối, tắm hồ, ngắm thác… Dưới chân thác Cổng Trời cao ngất, nước bạc tung trắng xoá, bạn có thể thả hồn vào trời mây để thư giãn. Rồi thong thả dạo chơi trên những tuyến đường cheo leo sườn núi, được con người tạo dựng hoà quyện với thiên nhiên và bơi thuyền, câu cá thư giãn.

- Khu du lịch Bảo Sơn - Thiên đường giải trí:
Khu du lịch sinh thái Thiên đường Bảo Sơn là một trong những sự lựa chọn đầu tiên của người dân Thủ đô đang có nhu cầu giải trí sau một tuần làm việc căng thẳng và mệt mỏi.
Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 15km về hướng tây, khu du lịch Thiên đường Bảo Sơn do Tập đoàn Bảo Sơn đầu tư với số vốn lên tới 50 triệu USD, dù mới đi vào hoạt động nhưng đã sớm trở thành địa chỉ du lịch quen thuộc của Thủ đô.
Thiên đường Bảo Sơn là một khu du lịch cao cấp được thiết kế liên hoàn với nhiều khu vui chơi vừa mang nét truyền thống vừa có tính hiện đại và sang trọng. Bước chân vào cổng, du khách như được tách mình khỏi thế giới ồn ào náo nhiệt ở bên ngoài.
Khu phố cổ mang đậm dấu ấn của 36 phố phường Hà Nội được phục dựng ngay trong khuôn viên rộng trên 5.000m2. Tại đây, hơn 20 ngôi nhà liền kề xây dựng theo kiểu “chồng diêm”, lợp ngói ta mà người ta thường thấy trong lối kiến trúc hồi đầu thế kỷ XX ở những khu phố cổ Hà Nội và vài ba ngôi nhà có lối kiến trúc “tân thời” kiểu Pháp.
Mỗi căn nhà là một cửa hàng bày bán các thứ vải vóc, đồ mỹ nghệ, nước giải khát... nhằm tái hiện lại cảnh sinh hoạt, kinh doanh của cư dân Hà Nội cách đây gần một thế kỷ.
Bên hè phố, người ta còn thấy cả những gánh hàng rong với những chị bán hàng mình bận áo thâm, váy bu gà, đầu quấn khăn nhiễu đen bán mấy thứ hàng xén và nước chè xanh, kẹo bột...
Thêm vào đó, thỉnh thoảng lại có anh phu xe kéo chiếc xe tay gọng mạ kền bóng loáng chạy qua chạy lại ý chừng như muốn mời khách lên xe dạo một vòng quanh khu phố cổ.
Rời khu phố cổ, đi bộ độ dăm chục thước du khách sẽ đến với khu làng nghề truyền thống. Ở đó du khách sẽ được chứng kiến cảnh những cô gái thôn quê đang canh tơ dệt cửi bên chiếc khung cửi bằng gỗ kẽo cà kẽo kẹt, được thấy cảnh những người thợ thủ công đang đục đá, đẽo tượng, chạm trổ hoành phi câu đối... rồi cả cảnh đan lát, thêu thùa, nặn nồi, xe đất...
Tất cả như gợi lên khung cảnh một làng quê bình yên, êm ả của vùng đồng bằng Bắc Bộ thuở xa xưa. Và nếu như ai đó có nhã hứng với thú vui cùng thiên nhiên cỏ cây hoa lá thì xin mời ghé lại khu vườn thượng uyển, nơi có khoảng hơn 500 loài hoa lan quý cùng với khu vườn bướm và những pho tượng Di Lặc và La Hán cao lớn cả chục mét có dư.
Khu vui chơi giải trí theo lối hiện đại với sân khấu nhạc nước hoành tráng, nơi tổ chức các buổi biểu diễn chiếu phim laser, xiếc cá heo, hải cẩu với sức chứa lên tới 7.000 chỗ ngồi.
Cách đó không xa, là một thế giới đại dương được xây dựng trong lòng 2 quả núi nhân tạo, nơi đây trưng bày khoảng 2.000 loại cá sống của các châu lục như cá mập, cá đuối, cá heo, hải cẩu, sư tử biển... và nhiều loại san hô, sinh vật biển quý hiếm.
Đặc biệt, khu giải trí đa năng dành cho mọi lứa tuổi gồm nhiều trò chơi hấp dẫn và ấn tượng như đu quay, cưỡi ngựa, thám hiểm vũ trụ, đua ôtô điện, du thuyền cảm giác mạnh, tàu hỏa lắc lư, khu nhà ma... Ngoài ra, còn có cả phòng chiếu phim 4 chiều được bố trí 48 ghế quay, để người xem như đang ở trong thế giới huyền ảo.
Sau khi đã dạo chơi tham quan quanh cách khu trưng bày, du khách có thể thư giãn bằng cách ngâm mình hoặc vẫy vùng thỏa thích trong những khu bể bơi mát lạnh hay tự thưởng cho mình một bữa ăn ngon với nhiều món ăn hấp dẫn như bánh xèo, bánh tôm, nem cuốn, xôi chim, xôi gà, cháo lươn, bún cá… ở trong khu phố ẩm thực.
Vào những đêm trăng sáng, du khách còn có cơ hội được chiêm ngưỡng một Thiên đường Bảo Sơn lộng lẫy lung linh huyền ảo trong ánh đèn hoa đăng muôn màu muôn sắc cùng với những màn bắn pháo hoa ngoạn mục rực sáng cả bầu trời.
Đến với Thiên đường Bảo Sơn, bạn sẽ được tận hưởng một bầu không khí thư giãn có tính văn hóa cao, một nơi nghỉ ngơi sau một tuần dài làm việc mệt mỏi./
 
[FONT=&quot]Địa chỉ quán ăn ngon ở Hà nội (theo mrchidung, có cập nhật...)
[/FONT]
[FONT=&quot]
[/FONT]
[FONT=&quot]I. Các món đặc sản.[/FONT]
[FONT=&quot]
1. Nem Phùng : 30 Hàng Bún.
2. Nem Tai bà Hồng: Hàng Thùng.
3. Bánh giò: Lương Định Của.
4. Nộm bò khô : 25-27 Hồ Hoàn Kiếm (thực ra ở Hàm Long ngon hơn, chỉ bán chiều)
5. Nem chua nướng: ngã 4 Hàng Bồ-Hàng Bạc, chỉ bán tối.
6. Bánh trôi Tầu: 30 Hàng Giầy, quán của Nghệ sĩ Phạm Bằng.
7. Bánh gối : 52 Lý Quốc Sư.
8. Bánh rán mặn : 52 Lý Quốc Sư (thực ra ở ngã 3 Thuỵ Khuê - Lạc Long Quân ngon hơn rất rất nhiều, rẻ nữa).
9. Bánh đúc: 8 Lê Ngọc Hân, chỉ bán chiều.
10. Bánh cay: Ngõ Đinh Liệt.
[/FONT]


[FONT=&quot]II. Ốc nhồi hấp lá chanh, ốc hấp thuốc bắc[/FONT]


[FONT=&quot]1. Ông già chính hiệu (có nhiều quán nhái không thì nhầm): 31 Tô ngọc Vân. Quán này còn nổi tiếng với món gà quay + xôi.
2. Phương Nguyên: cuối đường Tô Ngọc Vân, là quán lớn nhất khu vực đó.
3. Ốc Đức Mười: Liễu Giai.
4. Ốc luộc lá chanh: 1 Đinh Liệt; Ngã 3 Quan Thánh - Phan Huy Ích.
[/FONT]

[FONT=&quot]III. Chè

1. Chè Huế : 10 Tạ Hiện, quán nhỏ, chè ngon.
2. Chè Thập Cẩm: 72 Trần Hưng Đạo.
3. Chè thập cẩm : 80 Hàng Điếu, rất ngon, chiều khách.
4. Chè Thái: ngõ chợ phố Hồ Đắc Di, rất ngon.
5. Chè chuối, bánh đúc: Cuối phố Nguyễn Bỉnh Khiêm, chỉ bán chiều, rất ngon.
[/FONT]

[FONT=&quot]IV. Phở mì miến cháo:[/FONT]
[FONT=&quot]
1. Phở Bát Đàn: 49 Bát Đàn, trả tiền trước, tự bưng bê.
2. Phở Lý Quốc Sư: 10 Lý Quốc Sư, tiền trước, tự bưng bê. Ngoài ra quán này mở nhiều chi nhánh như ở đường Cổ Nhuế (Trần Cung), gần Bách hoá Cổ Nhuế,... Những quán này phục vụ tận tình.
3. Phở Lý Sáng: 2 Hàng Gà, hương vị khác biệt so với các nơi khác.
4. Phở gà: 34 Lê Văn Hưu.
5. Phở gà: Trên đường Quán Thánh đoạn vườn hoa Hàng Đậu, chỉ bán sáng, rất ngon, rất đông.
6. Phở xào: cạnh hàng phở Bát Đàn đã nói ở trên, ngon, đông.
7. Mì vằn thắn : Đình Ngang, một chỗ tuyệt vời, trong quán có nhiều đồ cổ, đặc biệt có 1 đàn mèo hơn 10 con rất khôn, tha hồ mà vuốt ve, chủ quán tận tình.
8. Bánh đa cua: Ngã ba Đặng Tất - Quán Thánh.
9. Bún Ốc: 73A Mai Hắc Đế, ngon, nổi tiếng.
10. Bún Chả Hàng Mành : 1 Hàng Mành, ngã tư Hoàng Quốc Việt - Nguyễn Phong Sắc.
11. Bún Chả Sinh Từ : 80 Nguyễn Khuyến, ngon, nhưng ồn ào.
12. Bún Ngan: 73 Hai Bà Trưng, ở đây có rất nhiều món về ngan.
13. Bún bò: 67 Hàng Điếu, ngon, đông.
14. Bún Thang: 29 Hàng Hành, ngon.
15. Bún đậu: Lò Sũ, quán lề đường, ai hâm mộ Thu Phương thì nên lên đây mà ăn vì Thu Phương và chồng hay ăn ở đây. Còn có quán ở 1 ngõ phố Hàng Bạc.
16. Bún riêu cua: cuối phố Phan Bội Châu, cực ngon, rất đắt, đông, chỉ bán chiều.
17. Bún cá: 5 nguyễn Trường Tộ, quán dân dã, ngon.
18. Miến lươn: Hàng Điếu, cạnh quán bún bò, ngon, cũng rẻ, nhiều món.
19. Miến lươn: Cuối phố Yên Ninh, ngon, rẻ, bề ngoài quán hơi nhỏ, trong rộng, ấm cúng, nhiều món.
19. Miến, cháo lươn Nghệ An: 112 Nghi Tàm, dốc Bưởi xuống Hoàng Quốc Việt, Tô Hiệu.
20. Cháo trai: 26 Trần Xuân Soạn, ngon, đông (nhưng có vẻ như cháo có vị ngọt).
21. Cháo gà: 45 Lý Quốc Sư, chỉ bán tối, quán vỉa hè, ngon, đặc biệt có món chân gà hầm nhừ.
22.Cháo Lòng-Tiết Canh: 7 Lê Duẩn, cạnh đường tàu, trên đường Hai Bà Trưng,...
23.Cháo Lòng-Tiết Canh: Chợ Đuổi-Lê Đại Hành.
24.Cháo Lòng-Tiết Canh: phố Bạch Mai, cách đường Đại Cồ Việt khoảng 200m.
25.Cháo Lòng-Tiết Canh: đường Bưởi, đi từ Hoàng Quốc rẽ phải lên đường Bưởi khoảng 50m (bây giờ là đường ngược chiều).
[/FONT]
[FONT=&quot]
[/FONT]
 
Lần chỉnh sửa cuối:
[FONT=&quot]V. Cơm[/FONT]
[FONT=&quot]
1. Cơm Phố: 292 Lê Văn Hưu, rất ngon, lạ miệng, đắt.
2. Bí đỏ: 105 K1 Giảng Võ, ngon, có mấy món đậu cực ngon. Cạnh bí đỏ còn có TexMex, với món đặc sản thịt đà điểu. Đối diện là Hot-Rock Café, rất nhiều món ngon (hơi đắt).
3.Cơm rang thập cẩm: Cấm chỉ, nhưng ở ngã tư nguyễn Thái Học-Văn Miếu ngon hơn.
[/FONT]

[FONT=&quot]VI. Các món khác[/FONT]
[FONT=&quot]
1. Các món nhậu : Ngõ Tạm Thương, rất nhiều món, rượu rất ngon, một chỗ rất tuyệt cho bạn bè hàn huyên tâm sự.
2. Lưỡi lợn: Đầu ngõ Nguyễn Khuyến, ngon.
3. Vó bò: Trên phố Hoà Mã, đoạn gần ngã tư phố Huế, ngon, rẻ.
4. Gà tần: Quán Cây Si , đầu phố Tống Duy Tân từ Điện Biên Phủ rẽ vào, rất ngon.
5. Chân gà nướng: quán Mĩ Miều - Phạm Ngọc Thạch, ngon, đông. Gần đó chui vào khu TT Trung Tự quán còn đông hơn, ngon hơn.
6. Chân gà nướng: ngã tư Trịnh Hoài Đức - Nguyễn Thái Học.
[/FONT]
[FONT=&quot]7. Bánh mỳ bít tết: phố Hoà Mã, gần phố Lò Đúc.

[/FONT] [FONT=&quot]VII. Café, trà,kem[/FONT]
[FONT=&quot]
1. Danh Trà: 55 Phan Chu Trinh, không gian lãng mạn.
2. Dilmah - Lipton: Các quán dọc đường Điện Biên Phủ, đoạn gần lăng Bác.
3. Bảo Oanh: đầu dốc Thanh Niên, vị trí đẹp, rẻ.
4. City View: Tầng thượng nhà Hàm Cá Mập, vị trí đẹp, đắt.
5. Hồ gươm xanh (Bar): 32 Lê Thái Tổ.
6. Fantasy (Bar): 52 Tôn Đức Thắng
[/FONT]
[FONT=&quot]7. Đường Tô Hiệu: nhiều quán cafe như Mộc, New Style (gần sát hồ Nghĩa Tân)
8. Kem Chua : Phố Lý Thường Kiệt, đối diện trường Trưng Vương.
9. Kem Tràng Tiền: đường Tràng Tiền, đối diện rạp Công Nhân, ngon bình thường.
10. Kem Ý, Mỹ, Pháp: Lê Thái Tổ, ăn hết các mùi cũng không nhỏ.
11. Kem Rán: Bảo Ngọc - 98 Hai Bà Trưng, còn 1 địa điểm khác của Bảo Ngọc cũng bán kem rán ở phố Giảng Võ, gần triển lãm. Kem rán: trong lạnh, ngoài nóng, lạ miệng.
12. Khu vực đường Triệu Việt Vương.
13. Cafe Nắng Sài Gòn trên đường Nguyễn Chí Thanh (đối diện hồ Ngọc Khánh và ngay ngã 3 Huỳnh Thúc Kháng), New Window (
[/FONT][FONT=&quot]đường Nguyễn Chí Thanh[/FONT][FONT=&quot] và ngay ngã 4 Hai Bà Trưng - Phan Bội Châu).
14. Cafe Hàng Hành (nổi tiếng vào ... ngày xưa)
15. .... Rất nhiều không nhớ được
[/FONT]
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Cảm ơn các kaka nhiều ạh! Bác Hamvui ơi! Phở là món đặc biệt nhất và nổi tiếng trong, ngoài nước của Hà Nội, hihi! nhưng mà còn thiếu:

Phở cuốn ở ven hồ Trúc Bạch! Măm món này cứ phải nói là hết ý! ohho Bác nào khoái món đó thì alo cho em ạh! Điện thoại của e ở dưới đó ạh!

Ủa? Sao không thấy các bác cho địa chỉ mà trai Thăng Long hay tới nhỉ?--=0--=0 (cấm nghĩ linh tinh....!)
 
Yên tâm, bác Hamvui cập nhật dần...
 
Địa chỉ mà "chai" Thăng Long hay tới có phải là bến "Hồng Kông" hay bờ Hồ Tây (trên đường Thanh Niên) không nhỉ?

Hơ hơ! E không biết gì đâu nhé! Em chỉ thấy thiên hạ đồn đại thế! Sắp 1000 năm Thăng Long rồi! Em chỉ sợ khắp nơi đổ về, anh em ta không để ý trước thì hết chỗ.....!
Bác HamVui đâu rồi ạh? Bác có biết chỗ trai Thăng Long hay lui tới không nhỉ? hôhô!
 
[FONT=&quot]VIII. Nhà hàng + Hải sản[/FONT]
[FONT=&quot]
[/FONT]
[FONT=&quot] 1. Cá hồi - đường Tầu Bay, phía Ngã tư Vọng. Cá hồi các món, đặc biệt là gỏi cá hồi, rất được.
2. Đại Thống, 23 Lý Thái Tổ (Nhà hàng)
3. San Hô, 58 Lý Thường Kiệt. 9349184, 9345289. (Nhà hàng)
4. Kim Anh, 26C Phan Chu Trinh. 9439568.
5. Hương biển Thanh Hóa, Tô Hiến Thành.
6. Sầm Sơn, 77 Dốc Bác Cổ. 8250780, 8257191. (Nhà hàng)
7. Phố Biển, 14 Tràng Thi. 9285757, 9285756. (Nhà hàng)
8. Biển Nhớ, 2B Tràng Thi. 9286265, 9286265. (Nhà hàng)
[/FONT]
[FONT=&quot]9. Gió biển, đầu Kim Mã, cạnh công viên Thủ Lệ (chuyên đồ biển)[/FONT]
[FONT=&quot]10. Hàng thùng, quán vỉa hè với món tôm, sò huyết, ghẹ, ốc hương,...[/FONT]
[FONT=&quot]11. Quán Cay, Ốc cay: cũng chuyên đồ hải sản, ở ven hồ Giảng Võ (đoạn phố Trần Huy Liệu)

IX. Nhà hàng, buffet

1. Cơm gà Little Hanoi, Lương Văn Can (gần hàng bán kính)
2. Nhà hàng Lá Lúa: số 6 Ngô Thì Nhậm (khung cảnh lãng mạn, phục vụ 5*)
3. Nhà hàng LE TONKIN, 14 Ngô Văn Sở
4. Buffet Khai, Nguyễn Thái Học (giá hơi bị chát)
5. Hot Rock - Giảng Võ (có món thịt nướng trên đá đảm bảo ăn xong mùi thịt ám trên người mấy hôm, nhưng mà ngon)
6. Bí Đỏ - Giảng Võ (một dạng nhậu kiểu fast food!)
7. Chiến béo, Đê Yên Phụ (nghe nói chủ cửa hàng trước đây làm ở khách sạn Melia, cửa hàng phát đạt nên bỏ việc, về tự biên tự diễn!) đảm bảo ăn đồ tây quen, đến đây biết thế nào là món ăn tây ở ta, sự kết hợp diệu kỳ )
8. Thức ăn nhanh ABC - 55 Phố Huế
9. 123 - Phố Huế, Kim Mã cũng có 1 cái.
10. Huế Food, 6 Lý Thường Kiệt, 9 Hoà mã
11. Hươu, 119 Lạc Long Quân
12. Brother, Nguyễn Thái Học (10$/ng….đảm bảo phục vụ tận tình chu đáo, quý khách ăn no không muốn về. Có món tôm nướng vừa to vừa ngon, trước đây, ăn bao nhiêu cũng ok nhưng bây giờ hạn chế rồi! hehe, nếu ko thì có mà vượt 10$ mất, lãi lam sao! Ah quên, nội thất rất hà nội xưa, lại có vườn, nói chung là ổn (trừ cái khoản 10$).
13. Một là quán cơm chay Âu Lạc ở trong ngõ Văn Chương, mấy cô phục vụ cười tươi rất xinh, lại còn được miễn phí canh rau + trà đá, các món chay làm rất hấp dẫn (có cả đùi gà, cá sốt cà chua, chả lá lốt chay…) chẹp chẹp, măm măm, ngon ngon!
14. Hai là tiệm ăn Chuối xanh ở Hàng Gà. Cơm đùi gà và kim chi ở đó ngon khủng khiếp. Món gà thì ướp rất khéo, da gà quay béo ngậy mà không ngán. Khung cảnh của quán cũng rất hay, có nhiều tranh của hoạ sĩ đương đại của Việt Nam được treo trang trọng với đèn hắt, trông rất có phong cách.

(Sưu tầm là chính, lâu không còn lang thang HN nữa rồi, không phải quan điểm của mình nhé - Hamvui --=0)


[/FONT]
 
[FONT=&quot]X. Quán nhậu + bia hơi Hà Nội

1. Quán nhậu chuyên đề bò đầu Đội Cấn - đối diện bảo tàng
2. Quán Bia cây bàng ngã 3 Lý Quốc Sư - Chân Cầm: ngồi vỉa hè phố cổ như Tây ba lô, nhiều món ăn lạ, sướng nhất là món lẩu chim, giá bình dân
3. Bia hơi, 19 Bùi Thị Xuân phục vụ theo sở thích (thịt chó, Baba, chim cò các loại,...)
4. Hải Xồm (23 Nguyễn Đình Chiểu, 181 Giảng Võ, 9 - 48 Tăng Bạt Hổ, 91 Hoàng Quốc Việt)
5. Bán đảo Tây hồ, 292A Lạc Long Quân 7535388
6. Green Tomato, 115 Trần Hưng Đạo 9420325
7. Nhậu đêm: Cấm Chỉ - Cửa Nam, Hai Bà Trưng, quanh hồ Trúc Bạch, đầu Cầu Giấy,...
8. Lan Chín: 2 Tràng Tiền, 15 Hàng Tre, 14 Tăng Bạt Hổ, 218 Trần Duy Hưng, 156 Trần Quang Khải, 1A Láng Hạ
9. Ẩm thực Linh Chi + hải sản: 71 Lê Văn Lương, gần cột điện to đùng.
10. Chương Dương Quán Lá: 138 Nguyễn Văn Cừ
11. Bia Thu Hằng (Nguyễn Khánh Toàn, sát đồi công viên Nghĩa Đô). Quán này đông vào loại nhất khu vực Cầu Giấy vì đồ ăn ngon + giá cả hợp lý. Dân GPE Hà Nội thường tụ tập ở quán này. Ngoài ra còn có 1 địa chỉ nữa trên đường Nguyễn Phong Sắc kéo dài, cách đường Cầu Giấy khoảng 200m, ở trong ngõ.
12. Bia Cường hói: 123 Nguyễn Phong Sắc, 19C Hoàng Diệu.
13. Bia hơi đối diện Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn: 1B Bắc Sơn (phường Ngọc Hà).
14. Các món nhậu, Ngõ Tạm Thương, rất nhiều món, rượu rất ngon, một chỗ rất tuyệt cho bạn bè hàn huyên tâm sự.
[/FONT]
[FONT=&quot]15. Khu vực cổng nhà máy bia hơi Hà Nội - đường Hoàng Hoa Thám.[/FONT]
[FONT=&quot]16. Quán cá Thuỳ Linh: đường Trần Duy Hưng[/FONT]
[FONT=&quot]17. Quán bia hơi cổng nhà máy xà phòng Hà Nội – Thanh Xuân.[/FONT]
[FONT=&quot]18. Bia Hải Yến: đường 70, gần đối diện cổng BV103, ngoài ra còn có 1 quán gần Nhà thi đấu Hà Tây (cũ), 212 Hoàng Quốc Việt (bia ở đây uống rất dở!!!).[/FONT]
[FONT=&quot]19. Bò Tùng xẻo: phía đầu phố Chùa Láng (số 2) giao với đường Nguyễn Chí Thanh. Quán này 1 thời nổi tiếng trên đường Thái Hà (đã chuyển đi) với số lượng khách rất đông vào loại nhất HN. Ngoài ra còn có quán ở Km9 đường Hồ Tùng Mậu (đường QL 32 đi về Diễn - Nhổn).[/FONT]
[FONT=&quot]20. Hồng Hường: ngã 4 đường Huỳnh Thúc Kháng – Nguyên Hồng. Đường Huỳnh Thúc Kháng có nhiều quán ăn Huế, bia tươi, nhà hàng lớn,...[/FONT]
[FONT=&quot]21. Hiếu béo: 19 Nguyễn Trãi, 27 Xã Đàn, 82 Trần Duy Hưng,...

Mời các bác bổ sung tiếp, đặc biệt là khu vực phố Cổ...
[/FONT]
 
[FONT=&quot]X.I. ỐC

1. Ông già chính hiệu: 31 Tô ngọc Vân.
2. Phương Nguyên: Tô Ngọc Vân.
3. Đức Mười, Liễu Giai (ốc luộc rượu cỏ)
4. Ốc luộc lá chanh: 1 Đinh Liệt, ngã 3 Quan Thánh-Phan Huy Ích.
5. Đầu Hàm Long đối diện nhà Thờ bán từ tối đến 12h ( nước chấm khỏi chê).
6. Ốc luộc, chợ Thành Công (cẩn thận nhầm hàng).
7. Khu tập thể Kim Liên gần chỗ bán hoa và siêu thị Asean.
8. Phan Bội Châu.
9. Phan Huy ích.
10. Ốc xào cả vỏ, Ngõ chợ Kim Liên.
11. Ốc xào kiểu Hải Phòng, Nguyễn Huy Thiệp (gần trường Ams, rẽ vào từ Kim Mã).
12. Ốc xào, Đê La Thành.
13. Ốc luộc, Núi Trúc, Lò Sũ, Liễu giai, khu bách Khoa (gần trường Thăng Long)
14. Quán Ốc Nóng Lân Bình, ở 18 Hàng Bè (trong nhà sau, đi qua 1 con hẻm) hơi bị ngon

[/FONT]
 
Hoành tráng quá bác Hamvui ơi! Chén hết ở các điểm này chắc là cũng hiểu Thăng Long lắm rồi! hihi! Ẩm thực là cách biểu diễn sinh động cuộc sống mà! Cảm ơn bác nhiều! Em lưu hết cả vào điện thoại, lúc cần bỏ ra check cái là có thể ok rồi! Trước kia, khổ thân em, khi phải tìm địa điểm phù hợp... hihihi!
Bar Hồ Gươm Xanh 32 Lý Thái Tổ hình như 100k một chai nước! hixhix! Hôm nào, bác HamVui đi cho em theo với một hi vong bác mời...!!!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Hoành tráng quá bác Hamvui ơi! Chén hết ở các điểm này chắc là cũng hiểu Thăng Long lắm rồi! hihi! Ẩm thực là cách biểu diễn sinh động cuộc sống mà! Cảm ơn bác nhiều! Em lưu hết cả vào điện thoại, lúc cần bỏ ra check cái là có thể ok rồi! Trước kia, khổ thân em, khi phải tìm địa điểm phù hợp... hihihi!
Bar Hồ Gươm Xanh 32 Lý Thái Tổ hình như 100k một chai nước! hixhix! Hôm nào, bác HamVui đi cho em theo với một hi vong bác mời...!!!

Quán bar này dở nhất HN chú ạ, vào làm gì.
 
Bác hamvui giới thiệu các món ăn mà chưa thấy tổ chức offline gì cả
hôm nọ offline vui ghê
 
Du lịch sông Hồng:

1. Hà Nội - Chùa Phật Tích - Đình chùa Mai Lâm (1ngày): Bằng tàu thuỷ và xe đạp.

2. Hà Nội - Chùa Bút Tháp - Chùa Dâu - Đình, Chùa Hoa Lâm - HN

3. Hà Nội - Đền Gióng - Chùa Kiến Sơ - Đền Đô - Hà Nội

4. Hà Nội - Đền Dầm - Đền Đại Lộ - Đền Chử Đồng Tử - Bát Tràng

5. Hóng gió Sông Hồng: Đêm hè trên du thuyền sông Hồng, điểm hẹn lý tưởng cho bất kỳ ai muốn cảm nhận cảnh quan sông nước, hưởng thụ làn gió mát dịu trong những ngày hè oi ả và thú ẩm thực trên sông. Ngắm những cây cầu vươn mình như những con rồng đang bay lượn trên sông về đêm. Giá : 120 000 VND

Nguồn : http://www.dulichsonghong.com/vn/default.asp
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom