Giải thích Hàm IF trong đề olympic năm 2009

Liên hệ QC

criscooper

Thành viên mới
Tham gia
10/10/10
Bài viết
11
Được thích
0
Chào mọi người, em mới tham gia GPE, thực sự thấy 4rum rất hay, nhưng vì mới tham gia nên chưa bít khai thác kiến thức trên 4rum
Và ko bít em post nội dung ở đây có đúng với nội quy nữa ko? Nếu sai nhờ Mod chuyển dùm và thông báo cho em bít với +-+-+-+
Em có 2 bộ đề thi ở đây, đề bài em sẽ post đề và cả file nguồn nữa (Em đã giải rồi) Nhưng do là "Gà" nên ko bít mình có đúng ko nữa


Đề số 1: OLP năm 2009
Giả sử hồ sơ thi tuyển sinh đại học của thí sinh gồm các thông tin: điểm thi môn 1,
điểm thi môn 2, điểm thi môn 3, khu vực tuyển sinh (gồm có khu vực 1, khu vực 2, khu
vực 3 và khu vực 2 nông thôn - kí hiệu là 4) và nhóm đối tượng ưu tiên (gồm có nhóm
ưu tiên 1, ưu tiên 2 và không ưu tiên).
Theo quy chế tuyển sinh hiện hành, điểm thi mỗi môn được tính theo thang điểm 10
(điểm lẻ đến 0,25 và không quy tròn điểm từng môn) và tổng điểm 3 môn thi được làm
tròn theo nguyên tắc: nếu có điểm lẻ từ 0,25 đến dưới 0,5 thì quy tròn thành 0,5; có
điểm lẻ từ 0,75 đến dưới 1,0 thì quy tròn thành 1,0. Điểm xét tuyển là tổng điểm của ba
môn thi (sau khi đã làm tròn) cộng với điểm ưu tiên theo khu vực và điểm ưu tiên theo
nhóm đối tượng (nếu có).
Khung điểm ưu tiên theo khu vực và ưu tiên theo nhóm đối tượng được cho trong các
bảng sau:


Hãy sử dụng Microsoft Excel tạo tệp EXAMM.XLS để thực hiện một số công việc về
quản lí tuyển sinh đại học.
Giả sử trên Sheet 1 dữ liệu về các thí sinh sẽ được nhập vào các ô Ak, Bk, Ck, Dk, Ek
tương ứng là điểm thi môn 1, điểm thi môn 2, điểm thi môn 3, khu vực tuyển sinh (1, 2,
3 hoặc 4) và nhóm đối tượng ưu tiên (0, 1 hoặc 2), với k = 1, ..., 100. Lập các công thức
để thực hiện những yêu cầu dưới đây:
1. Xác định tổng điểm lớn nhất của ba môn thi (sau khi đã làm tròn) trong số tất cả
các thí sinh;
2. Tính số thí sinh có ít nhất một môn thi bị điểm 0;
3. Tính số thí sinh không có môn thi nào bị điểm 0 và có điểm xét tuyển lớn hơn
hoặc bằng 19,5;
4. Tính trung bình cộng điểm xét tuyển của tất cả các thí sinh thuộc khu vực 3
hoặc thuộc nhóm không ưu tiên (kết quả được làm tròn tới 2 chữ số thập phân;
nếu không có thí sinh nào thuộc khu vực 3 hoặc thuộc nhóm không ưu tiên thì
kết quả được quy ước là 0);

5. Xác định điểm xét tuyển nhỏ nhất trong số 3 thí sinh có điểm xét tuyển cao nhất.
Kết quả tính được kết xuất tương ứng vào các ô G1, G2, G3, G4 và G5 của Sheet 1.
Chú ý rằng, bạn có thể sử dụng các ô khác ngoài các ô G1, G2, G3, G4, G5 và các ô
Ak, Bk, Ck, Dk, Ek với k = 1, ..., 100 để tạo các công thức trung gian.
Chẳng hạn, với số thí sinh là 6 ta có bảng mẫu sau:
Ghi chú: Bài này sẽ được chấm bằng cách nhập dữ liệu của các test khác nhau vào
các ô Ak, Bk, Ck, Dk, Ek với k = 1, ..., 100 và sau đó kiểm tra kết quả ở các ô G1, G2,
G3, G4 và G5 trong Sheet 1 của tệp EXAMM.XLS mà thí sinh nộp.

VÀ TRONG BÀI NÀY. CÓ 1 ĐOẠN HÀM IF TRẢ LỜI CÂU 4 TRONG ĐỀ


3.png



Ở HÌNH NÀY. Đối số trả về False của hàm IF em để trống >>> nó ra đúng kết quả là 20.4


4.png


Còn nếu em đưa vào đối số False là 0 thì nó là cho ra kết quả sai là 17
Hoặc là đưa số 0 vào nháy kép thì kết quả lại đúng. Anh em thông cảm, vì lâu nay mới cày lại Excel ^^
Ai có thể giải thích hộ em được không ? Tiện đây giải thích em hàm Derect và cách sử dụng được chứ. OKE :D

File của em đây
 

File đính kèm

Lần chỉnh sửa cuối:
Trước hết bạn phải hiểu về hàm AVERAGE(). Tôi trích nguyên văn trong Ebook Công thức & hàm Excel của diễn đàn.
Hàm AVERAGE() và AVERAGEA()

Tính trung bình (trung bình cộng) của các số.
Cú pháp: = AVERAGE(number1, number2, ...)
number1, number2, ... : Các số dùng để tính trung bình. Tối thiểu phải là 1 và tối đa là 255 đối số (con số này trong Excel 2003 trở về trước chỉ là 30). Các đối số có thể là số, là tên, là mảng hay tham chiếu đến các giá trị số.
Lưu ý:

  • Nếu đối số là một mảng hay là một tham chiếu có chứa text, giá trị logic, ô rỗng, các giá trị lỗi, v.v... thì các giá trị đó sẽ được bỏ qua; tuy nhiên, các ô chứa giá trị là zero (0) thì vẫn được tính.
  • Nếu cần tính trung bình cả các giá trị logic và các giá trị text thể hiện số, bạn sử dụng hàm AVERAGEA(), với cùng cú pháp.
Bạn chú ý đoạn màu đỏ.
Bây giờ xét công thức trong file của bạn.
Tại ô N1:
Bỏ trống đối số trả về False của hàm IF: Nếu đối số trả về False của hàm IF bị bỏ trống thì nếu điều kiện sai kết quả sẽ là FALSE (kiểu Logaric). Kiểu Logaric sẽ bị bỏ qua trong hàm AVERAGE()
Tại ô N2:
Bạn cho đối số False của hàm IF là số 0: Khi đó, nếu điều kiện của hàm IF sai thì kết quả sẽ là 0 (kiểu Number) và sẽ được tính trong hàm AVERAGE()
Trường hợp "0":
"0" là kiểu chuỗi nên cũng sẽ bị bỏ qua trong hàm AVERAGE()

Hình như trong Excel không có hàm Derect. Bạn gõ sai chính tả chăng?
 
Trước hết bạn phải hiểu về hàm AVERAGE(). Tôi trích nguyên văn trong Ebook Công thức & hàm Excel của diễn đàn.

Bạn chú ý đoạn màu đỏ.
Bây giờ xét công thức trong file của bạn.
Tại ô N1:
Bỏ trống đối số trả về False của hàm IF: Nếu đối số trả về False của hàm IF bị bỏ trống thì nếu điều kiện sai kết quả sẽ là FALSE (kiểu Logaric). Kiểu Logaric sẽ bị bỏ qua trong hàm AVERAGE()
Tại ô N2:
Bạn cho đối số False của hàm IF là số 0: Khi đó, nếu điều kiện của hàm IF sai thì kết quả sẽ là 0 (kiểu Number) và sẽ được tính trong hàm AVERAGE()
Trường hợp "0":
"0" là kiểu chuỗi nên cũng sẽ bị bỏ qua trong hàm AVERAGE()

Hình như trong Excel không có hàm Derect. Bạn gõ sai chính tả chăng?

OK ! Thanks anh. hay quá. em đã hiểu. Hàm Derect đó em viết nhầm . INDIRECT mới đúng :D

Tiền bối có thể giải thích luôn hàm INDIRECT được chứ ? ^^
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom