Giúp xây dựng bảng theo dõi khách hàng vay nợ?

Liên hệ QC

tako

Thành viên mới
Tham gia
21/7/09
Bài viết
6
Được thích
0
Tôi có bài toán thế này:
Ngày 1/6/2009 bà A vay 200 trđ, lãi suất là 0.0015 ngày.
Thời hạn thanh toán là 30 ngày tính rtừ ngày vay.
Ngày 10/6/2009 , bà A thanh toán số tiền 30 trđ ( số tiền gốc)
Ngày 20/6/2009 , bà A thanh toán 50trđ ( tièn gốc).
Vậy đến hạn, phải thu bà A tất cả bao nhiêu tiền?
Rất mong mọi người cho ý kiến?
 
Chả biết bài này có cái gì đặc biệt không ? Chứ bài này tôi cứ thay số vào là ra tuốt tuột.

Giả định:
- Gốc và lãi trả cuối kỳ. Trả nợ trước hạn không tính phí.
- Lãi tính trên dư nợ vay thực tế.
 

File đính kèm

  • phai thu.xls
    20.5 KB · Đọc: 236
Tôi có bài toán thế này:
Ngày 1/6/2009 bà A vay 200 trđ, lãi suất là 0.0015 ngày.
Thời hạn thanh toán là 30 ngày tính rtừ ngày vay.
Ngày 10/6/2009 , bà A thanh toán số tiền 30 trđ ( số tiền gốc)
Ngày 20/6/2009 , bà A thanh toán 50trđ ( tièn gốc).
Vậy đến hạn, phải thu bà A tất cả bao nhiêu tiền?
Rất mong mọi người cho ý kiến?
Sao bạn không đưu file mẫu của bạn lên để mọi người khỏi suy đoán
 
Hic! tui cần xây dựng mà,
 
Chả biết bài này có cái gì đặc biệt không ? Chứ bài này tôi cứ thay số vào là ra tuốt tuột.

Giả định:
- Gốc và lãi trả cuối kỳ. Trả nợ trước hạn không tính phí.
- Lãi tính trên dư nợ vay thực tế.
Theo cách tính của bạn thì mình thiệt hay sao ấy nhỉ?
Mình tính đơn giản thế này: 200.000.000 x 0.15% x 30 = 9.000.000 đ.
Tức là đến hạn nếu như bà A trả trả 1 cục cả gốc cả lãi là : 209.000.000 đ.
Như bạn tính thì có 207.230.000 đ thui**~**
 
Chả biết bài này có cái gì đặc biệt không ? Chứ bài này tôi cứ thay số vào là ra tuốt tuột.

Giả định:
- Gốc và lãi trả cuối kỳ. Trả nợ trước hạn không tính phí.
- Lãi tính trên dư nợ vay thực tế.

Bác ui, file của Bác là 1 người nợ, nếu 1 rừng người nợ thì biểu mẫu và công thức như thế nào, có thể post lên tham khảo được không? (Biết đâu 1 ngày tôi khá lên, cho vay "nặng lãi" sẽ ưu đãi cho Bác vay không lãi suất 1 tháng heheheh).

Tako đã viết:
Theo cách tính của bạn thì mình thiệt hay sao ấy nhỉ?
Mình tính đơn giản thế này: 200.000.000 x 0.15% x 30 = 9.000.000 đ.
Tức là đến hạn nếu như bà A trả trả 1 cục cả gốc cả lãi là : 209.000.000 đ.
Như bạn tính thì có 207.230.000 đ thui**~** .

Nhìn cách bạn Tako nói bị thiệt có lẽ là đúng đó bạn, bởi vì theo các ngân hàng hay công ty tài chính, khi họ cho vay trả dần để mua tài sản họ thường chia đều theo tháng và chịu lãi suất chung từ đầu, không bao giờ họ tính theo số dư nợ (không biết tới bây giờ có sửa đổi gì có lợi hơn và hợp lý hơn cho người vay chưa). Người vay lúc đầu thấy sao có vẽ dễ trả và bình thường, nhưng thật tế Người cho vay được lãi rất cao theo thời gian!!!!
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Thiệt đâu mà thiệt. Bạn lưu ý :
Ngày 10/6,20/6, Bà A đã trả bạn tổng cộng 80 triệu rồi cơ mà ?
**~**
---------
Theo tôi, bạn phuong1604 tính như thế là đúng rồi.
Theo ý kiến bạn minhthien, theo tôi là không chuẩn xác. Hình thức bạn nêu chỉ được áp dụng đối với những khoản cho vay trung và dài hạn, khi đó ngân hàng sẽ tính theo định kỳ hàng tháng bạn sẻ phải trả vốn gốc và lải theo 1 thời gian khi ký hợp đồng (2, 3 ...năm)
 
Bác ui, file của Bác là 1 người nợ, nếu 1 rừng người nợ thì biểu mẫu và công thức như thế nào, có thể post lên tham khảo được không? (Biết đâu 1 ngày tôi khá lên, cho vay "nặng lãi" sẽ ưu đãi cho Bác vay không lãi suất 1 tháng heheheh)

Tại người ta yêu cầu thế nào mình làm thế đó. Còn nếu là 1 rừng người vay --> Bạn đó làm ngân hàng, công ty tài chính thì chắc hẳn phải có phần mềm chuyên dụng rồi (nhưng mà nghe chừng bác này cho vay nặng lãi cá nhân thì phải --=0)


Theo các ngân hàng hay công ty tài chính, khi họ cho vay trả dần để mua tài sản họ thường chia đều theo tháng và chịu lãi suất chung từ đầu, không bao giờ họ tính theo số dư nợ (không biết tới bây giờ có sửa đổi gì có lợi hơn và hợp lý hơn cho người vay chưa).

Cũng có nơi tính cách này, có nơi tính cách kia. Đặc biệt từ khi vay tiêu dùng được áp dụng mức lãi suất thỏa thuận (không bị giới hạn bởi trần 150% LSCB). Nhưng về cơ bản cách tính lãi suất như bạn nói hiện giờ không phổ biến lắm. Thật đấy, mai bạn thử ra 4 NH lớn: VCB, BIDV, ICB, VBARD hỏi vay với lãi suất ADD-ON. Kỉu gì họ cũng lắc đầu quầy quậy mà xem :-=
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom