hai2hai đã viết:
Không thể chấm cho NV là 1 được vì 1 chỉ là tổng ngày công, nhưng nếu chỉ gõ mỗi số 1 thì về sau sẽ ko tổng hợp trong tháng là có bao nhiều ngày đi làm thực tế (là 0,5 ngày đó), bao nhiêu ngày nghỉ bù được (0,5 ngày bù).
Nếu làm như vậy thì làm bảng tổng hợp chấm công tháng sẽ ko thể tổng hợp được.
Lý luận của bác rất chính xác đối với việc thông tin phụ (các thông tin nghỉ bù, nghỉ phép...) quan trọng không kém thông tin chính (tổng số ngày công được hưởng- không phải ngày công thực tế).
Việc chấm công thực tế hiện nay là của các doanh nghiệp đang phổ biến:
+ Chấm bằng cách ký sổ, ghi rõ giờ đến giờ nghỉ trưa, giờ về... vào 1 quyển số và ký vào đó, cuối tháng nhân viên phụ trách sẽ tổng hợp ngày công và giờ muộn để trừ lương. Ai không ký sổ coi như nghỉ nếu không có đơn xin nghỉ hoặc một loại giấy tờ gì đó tương đương. Cuối tháng nhân viên phụ trách cứ căng hết mắt ra mà dò, mà dò nhầm cuả ông nào khó tính thì thôi rồi lượm ơi ngay. Cách này bọn Trung Quốc hay áp dụng nhất, vì ông khó lòng mà nhờ người khác "điểm danh" hộ.
+ Dập thẻ cơ (bìa cứng)-dùng đồng hồ điện tử, ai không dập thẻ sẽ bị coi là nghỉ nếu không đánh dấu bằng tay vào ô trống lý do nghỉ + với đơn xin nghỉ. Cuối tháng nhân viên phụ trách sẽ thu các thẻ đó lại và nhập các ngày đi làm, nghỉ... vào máy vi tính và tính ra công thực tế, công nghệ này rất dễ bị điểm danh hộ nếu có nhỡ ngủ quên một chút thì chỉ cần một cái aloo là xong.
+ Chấm công bằng bảng chấm công thủ công mà các cơ quan nhà nước hay dùng là mỗi tháng in một bảng chấm công to đùng dán ở nơi làm việc và trưởng phòng hoặc người phụ trách có trách nhiệm đánh dấu "X" hoặc "/" hoặc "B" hoặc "Ô" hoặc "CT" hoặc "N" vào các ô đó và cuối tháng nhân viên phụ trách sẽ tổng hợp lại BCC đó và nộp cho kế toán - xong, Với cách làm này thì nhân viên nào đến cuối tháng cũng có thể chấm công vào ngày đầu tháng cho mình được (với điều kiện chỉ có một mình ở văn phòng-chuyển nửa ngày thành 1 ngày "/" -> "X" hoặc chữ "N" có mờ mờ ảo ảo thì sửa lại thành "X" luôn). Nhưng mình thấy đa số các cơ quan đều tránh ghi chữ "N" (nghỉ) mà để ô đó trống rồi cuối tháng tuỳ cơ ứng biến.
+ Chấm công dùng thẻ từ mỗi nhân viên một mã từ, tất cả trong một luôn. Cực kỳ hiện đại và không ai gian lận được, rất chính xác trong giờ đến, giờ về, giờ ra giờ vào và nó được export ra một file Excel luôn để dễ bề xử lý và đến đó thì dễ rồi (xem file chấm công do dùng thẻ từ). Cuối tháng chỉ việc lấy file Excel đó ra và tính ra ngày công thực tế (nhưng không tính được là nhân viên nào nghỉ ốm, nghỉ phép...)
+ Và còn một vài cách chấm công khác...
Căn cứ theo thực tế đó, và một số bài viết trên của mình, mình ưu tiên xử lý tổng số ngày công được hưởng hơn là xử lý tất cả mọi thứ trên cùng một bảng chấm công đó, vì các cách trên chẳng có cách nào làm được việc "tất cả trong một" cả, mỗi cái có ưu nhược khác nhau và điểm mạnh khác nhau, nên nếu dùng máy tính chấm công (không dùng thẻ từ) thì làm sao quy (gò) thông tin về dạng của thẻ từ (hoặc giống thế) thì xử lý dễ hơn nhiều. Nếu khi NV nghỉ bù, phép, cưới xin thì mình vẫn chấm công bình thường vì người ta thực tế được hưởng, và theo dõi riêng những trưởng hợp đó qua các đơn xin nghỉ, lịch nghỉ,...
Trên đây là mình vừa phân tích và đúc kết các kiểu chấm công trong thực tế và vận dụng vào máy tính và mình gửi một bảng chấm công dùng thẻ từ để các bạn tham khảo.