Một số hình ảnh hiếm hoi của TĂNG 2 sau khi ngồi lai rai tại bờ biển:
Thảo xinh mà cái chân chưa được xinh lắm nè bố ơi!!!!
Đĩa Cua này nhìn thì ngon thế, ăn vào không biết có phải đi trồng lại răng ko Bác?Mới về đến HN, tuy hơi mệt nhưng cũng gửi vài ảnh về vùng đất đầy tiềm năng Quảng Nam - Đà Nẵng:
Cua đá (sống trên núi), đặc sản của CLChàm nói riêng và đất Quảng Nam nói chung:
Đĩa Cua này nhìn thì ngon thế, ăn vào không biết có phải đi trồng lại răng ko Bác?
http://hoian.vn/cua-da-cu-lao-cham/Cua đá cù lao chàmCù lao Chàm cách biển Cửa Đại 15km, cách Hội An 19km. Từ cửa Đại – Hội An, chỉ với 20 phút đi canô theo hướng đông bắc sẽ đến hòn Ông – hòn đảo lớn nhất của cù lao Chàm. Ngoài vẻ đẹp của biển đảo, núi rừng hòn Ông còn một đặc sản độc đáo khác là cua đá.
Cua đá ở cù lao Chàm
Thuyền cập bến cầu cảng bãi Làng, ngay trên bờ, những cư dân địa phương bày bán đủ loại đặc sản của miền biển đảo, gây chú ý nhất trong số ấy là những chiếc lồng sắt chắc chắn, đựng những con cua có màu sắc kỳ lạ – gọi là cua đá vì sống trên các hang đá trên núi – một món ngon dân dã của xứ đảo cù lao mà ai từng đến cũng mong được nếm thử. Vị thịt cua ngọt, thanh chứ không phảng phất vị tanh thường thấy của động vật miền biển. Do cua ăn các loại cỏ cây trên núi, nên thịt cua nồng một mùi cây rừng, thơm đến lạ.
Mỗi con cua đá trung bình chỉ lớn bằng nắm tay, và có màu sắc rất ấn tượng, mai và các chi màu nâu tím, phần bụng dưới ngả màu vàng ươm. Cua đá rất khoẻ, chạy nhanh, và thường chỉ lú đầu khỏi hang khi đêm xuống để đi ăn. Đó cũng là lúc những cư dân trên đảo đi săn cua đá. Một thợ săn cua cho biết, đi săn mà gặp 10 con, bắt được 4 – 5 con là nghề lắm rồi.
Cũng do cái “tội” nhanh chạy, dẻo dai, leo núi khoẻ, lại chuyên “ăn chay” nên thịt cua đá phải nói theo ngôn ngữ của người Hoa Chợ Lớn là “dzách lầu”, từ cái nước luộc cua đã đượm vị ngọt nhẹ, dịu thanh, thịt cua dai hơn hẳn cua biển, cua đồng, không chút mùi tanh. Nhưng cái độc chiêu nhất khi thưởng thức cua đá, đó là hương thơm kỳ lạ. Giở ngược cái mai cua, túm mấy chân xé một đường, con cua mới luộc còn hơi nóng, phả làn khói nhẹ từ phần thịt nằm dưới mai cua, xông lên mũi phảng phất đâu đó chút the the, cay cay mùi thảo dược, đem lại cho người ăn cảm giác cứ như đang hít hơi của nồi xông giải cảm.
Dân đảo ai cũng nói cua đá là một vị thuốc, hỏi kỹ thuốc trị bịnh gì thì… không ai rõ, nhưng chỉ biết ăn vào vừa ngon vừa lạ miệng, tinh thần thấy sảng khoái, cộng thêm cái hiu hiu của gió biển hoà cùng cảnh vật trời mây sóng nước, khiến cho cái thi vị trong từng miếng thịt cua xứ cù lao càng tăng lên bội phần. Chẳng thế mà cua đá từ lâu đã trở thành “ngôi sao” của ẩm thực ở cù lao Chàm, nên dù chỉ cách Hội An nửa giờ đi biển, con cua đá cũng không đủ nhiều để vào được bờ, cung cấp cho hằng hà sa số những lữ khách ngày ngày du ngoạn miền Hội An, Cửa Đại.
Nguyễn Đình – SGTT