Cuộc thi vẽ biểu đồ online chào mừng sinh nhật lần 5 giaiphapexcel.com

Liên hệ QC
Đến nay, đã có tổng cộng 6 bài dự thi hợp lệ.
Ít quá!
 
Đến nay, đã có tổng cộng 6 bài dự thi hợp lệ.
Ít quá!
Sao BTC không chốt lại luôn và ra thêm đề tài tiếp để anh em còn có chuyện tư duy và để tôi tính toán thử có đủ cân đối khoảng 250K CP tham gia. Nếu không về nhà kiếm gì bán.
Thấy Phong đố đến mấy phần mà phần này chỉ có 1 phần.
Và ra đề cho dễ một chút để mọi người cùng tham gia.
Cám ơn BTC.
 
Cho đến nay (17/06/2011) vẫn chưa có thêm bài dự thi mới nào.
Do đó tôi dự định khoá sổ sớm và công bố kết quả luôn trong ngày hôm nay.

Xin mọi người cho ý kiến.
 
Cho đến nay (17/06/2011) vẫn chưa có thêm bài dự thi mới nào.
Do đó tôi dự định khoá sổ sớm và công bố kết quả luôn trong ngày hôm nay.

Xin mọi người cho ý kiến.
Vậy tranh thủ hôm nay làm chiều tối gởi lấy giải phụ của KK.
Cái gì làm mà có kết quả liền cho mau thấy. Làm mà chờ thời gian dài thấy kg hứng thú lắm, với lại lúc BTC công bố đáp án cũng chả nhớ cái gì => kg học hỏi dc gì?
Cám ơn BTC. Em sẽ cho biết thông tin để gởi quà.
 
Công bố điểm của các thí sinh đã nộp bài:

Do không ai phản đối ý kiến bài trên, Ban Giám khảo quyết định chấm điểm và công bố điểm.
Các thí sinh xem điểm nếu có gì thắc mắc, cứ post lên, Ban Giám Khảo sẽ giải thích, nếu thắc mắc đúng sẽ chấm phúc khảo.

|Thí sinh|Thang điểm|huuthang_bd|vodoi2x|LeDuyThuong|hoangminhtien|ThuNghi|ThePhi99|
|Ngày giờ nộp bài| |
27/05/11 9:52:00 SA​
|
27/05/11 8:14:00 CH​
|
29/05/11 8:37:00 CH​
|
30/05/11 8:50:00 SA​
|
02/06/11 9:50:00 SA​
|
06/06/11 1:19:00 CH​
|
Câu 1| |
4,0​
|
4,0​
|
3,5​
|
3,5​
|
4,0​
|
4,0​
|
3,5​
|
Yêu cầu 1|Vẽ pie of pie (sắp xếp DL)|
1,5​
|
1,5​
|
1,5​
|
1,5​
|
1,5​
|
1,5​
|
1,5​
|
Yêu cầu 2|Vẽ pie of pie (không sắp xếp DL)| | | | | | | |
|- Vẽ đúng|
1,5​
|
1,5​
|
1,5​
|
1,5​
|
1,5​
|
1,5​
|
1,0​
|
|- Giải thích 1|
0,5​
|
0,5​
|
0,5​
|
0,5​
|
0,5​
|
0,5​
|
0,5​
|
|- Giải thích 2|
0,5​
|
0,5​
|
0,0​
|
0,0​
|
0,5​
|
0,5​
|
0,0​
|
Câu 2| |
3,0​
|
3,0​
|
3,0​
|
2,8​
|
2,8​
|
3,0​
|
2,8​
|
Yêu cầu 1|Vẽ đường biểu diễn tương quan XY|
1,5​
|
1,5​
|
1,5​
|
1,5​
|
1,5​
|
1,5​
|
1,5​
|
Yêu cầu 2|Tính giá trị và vẽ điểm X = 12.7|(thêm 1 serie)|(thêm 1 serie)|(Thêm 3 serie)|(thêm 1 serie)|(thêm 1 serie)|(thêm 1 serie)|(thêm 1 serie)|
|- Tính đúng giá trị|
0,2​
|
0,2​
|
0,2​
|
0,2​
|
0,2​
|
0,2​
|
0,2​
|
|- Thể hiện giá trị tính được|
0,4​
|
0,4​
|
0,4​
|
0,4​
|
0,4​
|
0,4​
|
0,4​
|
|- Vẽ đường gióng|
0,3​
|
0,3​
|
0,3​
|
0,3​
|
0,3​
|
0,3​
|
0,3​
|
|- Thể hiện giá trị X, Y|
0,1​
|
0,1​
|
0,1​
|
0,1​
|
0,1​
|
0,1​
|
0,1​
|
Yêu cầu 3|Vẽ đường xu hướng| |đa thức bậc 2|đa thức bậc 4|đa thức bậc 2|đa thức bậc 2|đa thức bậc 2|đa thức bậc 2|
|- Vẽ đúng|
0,2​
|
0,2​
|
0,2​
|
0,2​
|
0,2​
|
0,2​
|
0,2​
|
|- Có forecast|
0,2​
|
0,2​
|
0,2​
|
0,0​
|
0,0​
|
0,2​
|
0,0​
|
|- Có thể hiện hàm hồi quy|
0,1​
|
0,1​
|
0,1​
|
0,1​
|
0,1​
|
0,1​
|
0,1​
|
Câu 3| |
2,0​
|
2,0​
|
2,0​
|
2,0​
|
2,0​
|
2,0​
|
1,5​
|
Yêu cầu 1|Vẽ đường tiếp tuyến tại điểm X = 20|(thêm 1 serie)|(thêm 1 serie)|(thêm 1 serie)|(thêm 1 serie)|(thêm 1 serie)|(thêm 1 serie)|(thêm 1 serie)|
|- Tính đúng giá trị a, b|
0,5​
|
0,5​
|
0,5​
|
0,5​
|
0,5​
|
0,5​
|
0,0​
|
|- Vẽ được|
1,0​
|
1,0​
|
1,0​
|
1,0​
|
1,0​
|
1,0​
|
1,0​
|
Yêu cầu 2|Đánh dấu điểm tiếp xúc|(không cần thêm serie)|(thêm 1 serie)|(thêm 1 serie)|(không cần thêm serie)|(không cần thêm serie)|(không cần thêm serie)|(không cần thêm serie)|
|- Đánh dấu|
0,3​
|
0,3​
|
0,3​
|
0,3​
|
0,3​
|
0,3​
|
0,3​
|
|- Vẽ Error Bar|
0,2​
|
0,2​
|
0,2​
|
0,2​
|
0,2​
|
0,2​
|
0,2​
|
Trang trí| |
1,0​
|
1,0​
|
1,0​
|
1,0​
|
1,0​
|
1,0​
|
1,0​
|
|- Có trang trí|
1,0​
|
1,0​
|
1,0​
|
1,0​
|
1,0​
|
1,0​
|
1,0​
|
| | | | | | | | |
Cộng | |
10,0
|
10,0
|
9,5
|
9,3
|
9,8
|
10,0
|
8,3
|
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Nhận xét chung:

Bài thi kỳ này tương đối dễ, nên số điểm khá cao. Sự hơn kém chỉ ở phần nhỏ nâng cao của từng câu:

- Có vài người không có sẵn 2003 và 2007 trên máy nên chỉ giải thích cách vẽ 1 version, mất 0.5 điểm (nếu chỉ dùng chức năng có sẵn, thì 2 version có cách vẽ khác nhau). 2003 dùng chuột kéo thả từng mảnh về đúng vị trí, 2007-2010, thì vào Format serie, click chọn từng point, rồi thay đổi vị trí First Plot hoặc Second Plot cho đúng. Đặc biệt Thu nghi không những chỉ giải thích trong bài thi mà còn quay phim!
- Có vài người vẽ đường xu hướng, quên forecast 2 đơn vị, mất 0.2 điểm.
- Về trang trí, nói chung để khuyến khích, BGK cho đủ điểm, dù có người chỉ trang trí 1 hoặc 2 trong số 3 đồ thị. Ban Giám khảo quan niệm chọn 1 style trong 2007, dù đẹp, cũng không gọi là trang trí. Phài có format, thay đổi khung, màu, tô, ... khác với cái có sẵn mới gọi là có công trang trí.
- Một vài thí sinh làm tròn 2 số lẻ trước khi tính toán, nên kết quả a, b của đường tiếp tuyến có khác nhau. Tuy nhiên, cách tính đúng nên vẫn đủ điểm.
- Hàm hồi quy đa số dùng đa thức bậc 2, riêng vodoi2x dùng đa thức bậc 4. Không những không sai, mà lại còn tăng tính chính xác lên: R² = 0.9909 so với dùng đa thức bậc 2 chỉ đạt 0.9907.
- Vẽ đường gióng cho điểm 12.7, có người dùng Error Bar, có người dùng 1 seri 2 đoạn thẳng, 3 point. Riêng Đại ca "vợ đói" dùng 3 serie: 1 serie 1 point cho điểm 12.7 và 2 serie cho 2 đường gióng.


Đánh giá trường hợp riêng:

1. Trong câu 1, phần 2, vẽ Pie of pie mà không thay đổi sắp xếp lại dữ liệu:

|Sản lượng điện (kWh)|
1. Thuỷ điện|
55,0​
|
2. Điện nguyên tử|
16,0​
|
3. Dầu|
65,0​
|
4. Than|
20,0​
|
5. Khí đốt|
15,0​
|
6. Turbin khí|
13,0​
|
7. Năng lượng mặt trời|
6,0​
|
- vodoi2x dùng cách vẽ trước 4 serie, gồm từ 1 đến 4, sau đó dùng thủ thuật dùng chuột kéo mở rộng vùng dữ liệu của đồ thị ra. (Sẽ đưa file của vodoi2x lên sau). Cách này cũng hay nhưng không tổng quát. Thí dụ nếu 3 serie thuộc nhóm nhiệt điện nằm trên cùng thì cách này phá sản. Tuy vậy, đúng cho đề thi cụ thể này, nên vẫn đủ điểm. Có điều khi giải thích, vodoi không cho biết cách này có áp dụng được cho 2003 hay không (mất 0.5 điểm dù cho Ban Giám khảo test thấy làm được cho 2003).

- Thephi dùng Name, tách dữ liệu ra thành 3 phần, nối lại theo thứ tự mong muốn:
Tên Name​
|
Refers to​
|
DG|=Cau2!$B$2:$B$3,Cau2!$B$7:$B$8,Cau2!$B$4:$B$6|
SL|=Cau2!$C$2:$C$3,Cau2!$C$7:$C$8,Cau2!$C$4:$C$6|
Cách này cũng hay, và vẽ được bằng cách sửa trên thanh công thức:

=SERIES(Cau2!$C$1,Chart.xls!DG,Chart.xls!SL,1)

Tuy nhiên, đây vẫn là áp dụng thủ thuật để sắp xếp lại dữ liệu, dù sắp xếp lại bằng mảng, không sắp xếp trực tiếp trên bảng tính. Do đó, trử Thephi 0.5 điểm.

2. Trong câu 3: Vẽ đường gióng tại điểm tiếp xúc bằng Error Bar:

Vẽ đường gióng cho tiếp điểm (20, 381), yêu cầu dùng Error bar. Tuy nhiên đa số không biết dùng Minus ErrorBar Custom value, mà chỉ biết dùng percentage 100%, nên phải xoay sở:
- Có 2 người dùng 1 serie 1 point (huuthang_bd, vodoi2x),
- Có 1 người dùng custom nhưng gõ tay 1 cặp giá trị vào serie 3 point nên đành dấu 2 point với các ErrorBar bên ngoài biểu đồ bằng cách set min, max trục (hoang minhtien).
- Có 3 người dùng Minus Custom với giá trị lấy từ bảng tính, nhưng 2 người lấy cả giá trị cho cả positive lẫn negative. Đó là Thunghi và LeduyThuong. Lấy cả 2 cột giá trị, 1 làm positive và 1 làm negative, mất công mà chẳng ích gì, cho positive bằng {0} quách.
- Chỉ 1 mình thephi làm Minus custom value và làm đúng.

Ngoài ra, LeDuyThuong không chọn Error Bar No Cap, nên point thứ 3 thấy 1 gạch đen nhỏ. Đó là Cap.


3. Tính ra dữ liệu để vẽ đường tiếp tuyến:

Khi đã có a và b của hàm số tiếp tuyến y = ax +b, khi tạo dữ liệu để vẽ tiếp tuyến, ít người biết cách lấy các điểm đặc biệt để vẽ. Như ta đã biết trong toán học, khi vẽ bằng tay trên giấy, chỉ cần xác định 2 điểm x = 0 và y = 0 là có thể vẽ được rồi. Thực tế trên đồ thị cần phải tính cho 3 điểm, (hoặc 2), tại sao không chọn 1 điểm là y = 0, x = -b/a? Hai điểm còn lại lấy x = 20 và x = 25 rồi tính bằng y = ax +b? Hoặc lấy cả 3 điểm trong vùng nhìn thấy của đồ thị {9, 20, 25} rồi tính y = ax + b, có thể dùng 1 công thức cho cả 3. Thế nhưng có đến mấy cách tính khác nhau:

- huuthang_bd tính ngược: cho y = 33 và tính ngược ra x.
- Thunghi cũng tính ngược:
cho y = 30 và tính ngược ra x.
- hoangminhtien tính cho 3 điểm cùng 1 công thức y = ax +b, vì đã có ý đồ dấu 2 point (do không biết dùng custom value cho Error Bar). Sau đó phải chỉnh Min và Max trục.
- LeDuyThuong ăn gian, dùng 1 công thức y = ax + b để có thể kéo công thức như hoangminhtien, nên dùng điểm đặc biệt x = 0. Lợi bất cập hại, cũng phải chỉnh min trục lại! Sao không dùng x = 8.5, hoặc 9, cũng dùng 1 công thức kéo được vậy?
- Thephi và vodoi2x làm theo cách dễ: cho y = 0, x = -b/a. Nhưng khi vẽ tiếp tuyến, vodoi2x loay hoay thế nào mà 2 vùng X và Y không đều nhau, may mà vẫn ra đúng:
=SERIES('Cau 2-3'!$I$39;'Cau 2-3'!$H$40:$H$41;'Cau 2-3'!$I$40:$I$43;2)

4. Anh Thephi thì tính nhẩm hoặc tính tay ra a và b của đường tiếp tuyến, trên bài thi không thấy cách tính, chỉ thấy giá trị đã tính xong. Mất 0.5 điểm.

Sẽ gởi tất cả các bài dự thi lên cho mọi người cùng xem.



 
Lần chỉnh sửa cuối:
Vậy nếu theo phương án phát thưởng, theo điểm và theo ngày thì mình có khả năng được giải 2.
Cám ơn BQT nhiều.
Phần thưởng 150K, nếu cho phép người nhận giải đề nghị, mình xin quy ra 10 Ken (để mời Lão CT) hay áo GPE cũng tặng luôn Lão CT (nhưng sau khi mặc SN GPE).
 
Em có ý kiến chỗ này:
3. Tính ra dữ liệu để vẽ đường tiếp tuyến:

Khi đã có a và b của hàm số tiếp tuyến y = ax +b, khi tạo dữ liệu để vẽ tiếp tuyến, ít người biết cách lấy các điểm đặc biệt để vẽ. Như ta đã biết trong toán học, khi vẽ bằng tay trên giấy, chỉ cần xác định 2 điểm x = 0 và y = 0 là có thể vẽ được rồi. Thực tế trên đồ thị cần phải tính cho 3 điểm, (hoặc 2), tại sao không chọn 1 điểm là y = 0, x = -b/a? Hai điểm còn lại lấy x = 20 và x = 25 rồi tính bằng y = ax +b? Hoặc lấy cả 3 điểm trong vùng nhìn thấy của đồ thị {9, 20, 25} rồi tính y = ax + b, có thể dùng 1 công thức cho cả 3.
1. Nếu chọn y = 0 thì sẽ có trường hợp x < 0. Như vậy đồ thị không đẹp.
2. Nếu chọn x = {9, 20, 25} thì nếu vẽ tiếp tuyến tại các điểm x < 9 thì tiếp tuyến sẽ không đi qua điểm tiếp xúc.

Theo như kết quả chấm điểm thì em giật giải nhất phải không anh? Nếu vậy thì em phải qua kia đăng ký tham dự sinh nhật mới được }}}}}
 
Em có ý kiến chỗ này:
1. Nếu chọn y = 0 thì sẽ có trường hợp x < 0. Như vậy đồ thị không đẹp.
2. Nếu chọn x = {9, 20, 25} thì nếu vẽ tiếp tuyến tại các điểm x < 9 thì tiếp tuyến sẽ không đi qua điểm tiếp xúc.

Theo như kết quả chấm điểm thì em giật giải nhất phải không anh? Nếu vậy thì em phải qua kia đăng ký tham dự sinh nhật mới được }}}}}
1. Nếu chọn điểm đặc biệt: Điểm thứ nhất: y = 0: Căn cứ vào đồ thị đã vẽ, thấy y = 0 nằm trên vùng nhìn thấy của biểu đồ. Điểm đặc biệt thứ 2: x = 0, nằm ngoài vùng biểu đồ, nên không chọn.

2. Chọn {9, 20, 25} là căn cứ vào đồ thị đã vẽ chứ, trong đó đã có 20 là tiếp điểm rồi mà?
- Tại sao chọn 9: Nếu chọn 8 thì rất có thể bị âm. Nếu 9 cũng có nguy cơ âm, thì chọn 9.5 (Ẹc ẹc)
- Tại sao chọn 20: Vì 20 là tiếp điểm (Ẹc ẹc)
- Tại sao chọn 25: Max biểu đồ là 29 hoặc 30 (tự động là 30), lấy 25 là vừa đẹp.
 
1. Nếu chọn điểm đặc biệt: Điểm thứ nhất: y = 0: Căn cứ vào đồ thị đã vẽ, thấy y = 0 nằm trên vùng nhìn thấy của biểu đồ. Điểm đặc biệt thứ 2: x = 0, nằm ngoài vùng biểu đồ, nên không chọn.

2. Chọn {9, 20, 25} là căn cứ vào đồ thị đã vẽ chứ, trong đó đã có 20 là tiếp điểm rồi mà?
- Tại sao chọn 9: Nếu chọn 8 thì rất có thể bị âm. Nếu 9 cũng có nguy cơ âm, thì chọn 9.5 (Ẹc ẹc)
- Tại sao chọn 20: Vì 20 là tiếp điểm (Ẹc ẹc)
- Tại sao chọn 25: Max biểu đồ là 29 hoặc 30 (tự động là 30), lấy 25 là vừa đẹp.
Tại vì khi vẽ em tính đến trường hợp tiếp tuyến tại các điểm khác, chỉ cần nhập vào là có đồ thị luôn nên mới tính sao cho nó đẹp ở mọi vị trí.
 
1. Nếu chọn điểm đặc biệt: Điểm thứ nhất: y = 0: Căn cứ vào đồ thị đã vẽ, thấy y = 0 nằm trên vùng nhìn thấy của biểu đồ. Điểm đặc biệt thứ 2: x = 0, nằm ngoài vùng biểu đồ, nên không chọn.

2. Chọn {9, 20, 25} là căn cứ vào đồ thị đã vẽ chứ, trong đó đã có 20 là tiếp điểm rồi mà?
- Tại sao chọn 9: Nếu chọn 8 thì rất có thể bị âm. Nếu 9 cũng có nguy cơ âm, thì chọn 9.5 (Ẹc ẹc)
- Tại sao chọn 20: Vì 20 là tiếp điểm (Ẹc ẹc)
- Tại sao chọn 25: Max biểu đồ là 29 hoặc 30 (tự động là 30), lấy 25 là vừa đẹp.
Vấn đề này tôi lại nghĩ khác.
* Đồ thị chính
- Giá X min là 1 và max 25
- Giá Y min là 33 và max 601
Tôi có quy trục Y bắt đầu là 30 và bước nhảy là 30. Và trục X bắt đầu là 1 và bước nhảy là 1, kết thúc là 28 (vì max X là 25 và + 2)
Từ pt đường tiếp tuyến y=33.56x-290.2, chắc chắn phải qua tiếp điểm (20, 381). Và Max X là 25 nên => y. Điểm còn lại tôi cho Y=30 (bắt đầu) => X # 9.5.
Tất cả những việc làm trên chẳng qua là cho đồ thị không có những khoản dư kg cần thiết, x=0 -> 1 và Y=0 ->30. Và nhìn đồ thị đẹp hơn và nếu cần tổng quan sẽ thấy ngay.
Mạn phép Lão CT phá đám 1 chút.
 
Nhận xét chung:

Bài thi kỳ này tương đối dễ, nên số điểm khá cao. Sự hơn kém chỉ ở phần nhỏ nâng cao của từng câu:

- Có vài người không có sẵn 2003 và 2007 trên máy nên chỉ giải thích cách vẽ 1 version, mất 0.5 điểm (nếu chỉ dùng chức năng có sẵn, thì 2 version có cách vẽ khác nhau). 2003 dùng chuột kéo thả từng mảnh về đúng vị trí, 2007-2010, thì vào Format serie, click chọn từng point, rồi thay đổi vị trí First Plot hoặc Second Plot cho đúng. Đặc biệt Thu nghi không những chỉ giải thích trong bài thi mà còn quay phim!
vodoi2x dùng cách vẽ trước 4 serie, gồm từ 1 đến 4, sau đó dùng thủ thuật dùng chuột kéo mở rộng vùng dữ liệu của đồ thị ra. (Sẽ đưa file của vodoi2x lên sau). Cách này cũng hay nhưng không tổng quát. Thí dụ nếu 3 serie thuộc nhóm nhiệt điện nằm trên cùng thì cách này phá sản. Tuy vậy, đúng cho đề thi cụ thể này, nên vẫn đủ điểm. Có điều khi giải thích, vodoi không cho biết cách này có áp dụng được cho 2003 hay không (mất 0.5 điểm dù cho Ban Giám khảo test thấy làm được cho 2003).


Đáng tiếc cho người nghèo vùng xa rồi, không sang để cài cả 2,3 version của excel (chắc cái nay nên cải tiến đề sau, version nào cũng thế mới rộng) - có xét lại không nhỉ, hiiiiii

Thủ thuật kéo chuột đó có thể áp dụng cả trường hợp như a nói,NÊN câu "Nếu 3 serie thuộc nhóm nhiệt điện nằm trên cùng thì cách này phá sản" là sai, vì khi đó sẽ chọn đồ thị chính theo vùng số liệu dưới trước, đã thử cho các trường hợp


Tại vì khi vẽ em tính đến trường hợp tiếp tuyến tại các điểm khác, chỉ cần nhập vào là có đồ thị luôn nên mới tính sao cho nó đẹp ở mọi vị trí.

Tôi cũng vậy, có thể cho bất cứ điểm tiếp xúc nào trong vùng đồ thị

Đúng là lâu rồi nên giờ cũng không nhớ để thắc mắc hết, thi làm trước lâu quá, hu hu hu
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Đáng tiếc cho người nghèo vùng xa rồi, không sang để cài cả 2,3 version của excel (chắc cái nay nên cải tiến đề sau, version nào cũng thế mới rộng) - có xét lại không nhỉ, hiiiiii

Thủ thuật kéo chuột đó có thể áp dụng cả trường hợp như a nói,NÊN câu "Nếu 3 serie thuộc nhóm nhiệt điện nằm trên cùng thì cách này phá sản" là sai, vì khi đó sẽ chọn đồ thị chính theo vùng số liệu dưới trước, đã thử cho các trường hợp
Tôi cũng dùng Portable chứ đâu thể cài 2 version cùng lúc được đâu.
 
Đáng tiếc cho người nghèo vùng xa rồi, không sang để cài cả 2,3 version của excel (chắc cái nay nên cải tiến đề sau, version nào cũng thế mới rộng) - có xét lại không nhỉ, hiiiiii
Thế mà không thấy tội thân cho giám khảo, phải cài sẵn cả 3 version 2003, 2007, 2010 (LeDuyThuong nộp bài 2010 quý vị ạ). Đã vậy lại còn phải thủ thế sẵn 1 đĩa 2002 (Office XP)!

Thủ thuật kéo chuột đó có thể áp dụng cả trường hợp như a nói,NÊN câu "Nếu 3 serie thuộc nhóm nhiệt điện nằm trên cùng thì cách này phá sản" là sai, vì khi đó sẽ chọn đồ thị chính theo vùng số liệu dưới trước, đã thử cho các trường hợp
"Cách này phá sản" là tôi căn cứ vào lời giải thích trong bài dự thi:

+ Insert chart kiểu Pie of Pie bình thường, NHƯNG chọn vùng số liệu chỉ chứa các phần sao cho các phần muốn nhóm (cụ thể ở đây là các ô Dầu, Than, Khí đốt) nằm ở cuối vùng chọn - cụ thể ở bài này ta chỉ chọn vùng B1:C6. Sau đó bấm đúp vào vùng đồ thị (bánh tròn) để xuất hiện hộp thoại Format Data Series (như hình 1 bên)
Trong hộp thoại này, chọn Series Option / chọn Posittion cho Split Series By và gõ hoặc bấm chuột để có giá trị 3 tại mục Second plot contains the last (xem hình 1 bên)

Ta được đồ thị mà phần Pie nhỏ đã có đủ 3 thành phần của Nhiệt điện - NHƯNG chưa chứa dữ liệu của Turbin khí và Năng lượng mặt trời (B7:C8)

Ẹc ẹx, nếu 3 serie nhiệt điện nằm trên cùng thì đâu có để các phần muốn nhóm (cụ thể ở đây là các ô Dầu, Than, Khí đốt) nằm ở cuối vùng chọn được?
Nó là đầu mất rồi! Bây giờ mới nói thêm: chọn đồ thị chính theo vùng số liệu dưới trước, thì muộn mất rồi!
Dù sao, cũng có trừ điểm đâu nà? Vụ 2003, sao không nói ngay rằng cách này áp dụng cho cả 2 version?
Tôi cũng vậy, có thể cho bất cứ điểm tiếp xúc nào trong vùng đồ thị
Đúng là lâu rồi nên giờ cũng không nhớ để thắc mắc hết, thi làm trước lâu quá, hu hu hu
Làm siêu quá cũng không thêm điểm, làm kém chút cũng không trừ điểm, huề nha!
Chỉ khi nào thiếu hẳn 1 phần mới bị trừ thôi.
 
công bố điểm của các thí sinh đã nộp bài:

do không ai phản đối ý kiến bài trên, ban giám khảo quyết định chấm điểm và công bố điểm.
Các thí sinh xem điểm nếu có gì thắc mắc, cứ post lên, ban giám khảo sẽ giải thích, nếu thắc mắc đúng sẽ chấm phúc khảo.

|thí sinh|thang điểm|huuthang_bd|vodoi2x|leduythuong|hoangminhtien|thunghi|thephi99|
cộng | |
10,0
|
10,0
|
9,5
|
9,3
|
9,8
|
10,0
|
8,3
|
chà chà . Kể ra thì mình cũng vui ghê mặc dù không nằm trong top
vì chỉ có 48 giờ vọc biểu đồ tính cả thời gian ăn ngủ nghỉ ngơi
cứ nghỉ chỉ đạt 6 điểm hôm nay xem điểm thấy giật mình. Lần sau quyết tâm giật giải của huu thang và bác thu nghi
hi hi
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Công bố điểm của các thí sinh đã nộp bài:

Do không ai phản đối ý kiến bài trên, Ban Giám khảo quyết định chấm điểm và công bố điểm.
Các thí sinh xem điểm nếu có gì thắc mắc, cứ post lên, Ban Giám Khảo sẽ giải thích, nếu thắc mắc đúng sẽ chấm phúc khảo.

Hiện tại chưa có bác nào phúc khảo vậy theo phương án phát thưởng, theo điểm thì em đang nắm giải 3. hehe vui quá!
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Do không có ai thắc mắc
Do không có ai khiếu nại
Do hông còn ai nộp bài
Ban Giám khảo quyết định:

Công bố


1. Người thắng giải nhất cuộc thi vẽ biểu đồ mừng sinh nhật GPE lần 5


anh


Huuthang_bd

với số điểm tuyệt đối!


2. Người thắng giải nhì cuộc thi vẽ biểu đồ mừng sinh nhật GPE lần 5


anh


cựu vô địch ThuNghi

với số điểm tuyệt đối, chỉ thua người về nhất có 2 ngày
(+-+-+-+)

3. Người thắng giải ba cuộc thi vẽ biểu đồ mừng sinh nhật GPE lần 5

Là anh

Hoangminhtien

với số điểm 9.8

(chỉ thiếu sót có 1 tẹo)

4. Người đoạt giải khuyến khích do nộp bài đầu tiên

Là anh
Huuthang_bd

Giải thưởng sẽ được trao trong ngày tổ chức Sinh nhật.

Xin chúc mừng các thành viên đoạt giải. Mong rằng sẽ có nhiều người trả lời trong chuyên mục biểu đồ hơn là số người hỏi.

Ngoài ra, cũng xin trân trọng cám ơn tất cả các thành viên đã tham dự cuộc thi.

Thay mặt Ban tổ chức

ptm0412

 
Lần chỉnh sửa cuối:
Chúc mừng các thành viên chiến thắng,
có vẻ không có Chị/Em nào nhỉ toàn các Anh vậy? (khiếu nại nhỏ có thể bỏ qua, nhưng là 1/2 thế giới, hiiiiii)

BTC nên đưa các file dự thi lên được rồi ah- cho các thành viên tham khảo, thanks
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Sau đây là các file dự thi.
Các bạn chú ý: Kể cả File ThuNghi 10 điểm cũng có thiếu sót, File HuuThang_bd 10 điểm cũng chưa tuyệt hảo.
Phải xem đánh giá ở bài trên:
- File ThuNghi vẽ tiếp tuyến 3 point, xài Minus custom value cho ErrorBar, nhưng dư positive
- File HuuThang_bd, vẽ tiếp tuyến 2 point, thêm 1 serie 1 point rồi vẽ error bar Minus percentage 100%.
- Chỉ có file Thephi99 là Error Bar hoàn hảo.
- File vodoi2x thì nhiều serie phụ cho point 12.7 quá.
- File LeDuy Thuong thì chưa chọn No Cap cho Error Bar
- Ai thiếu Forecast thì xem file của người có đủ forecast.
- ....

Mục đích ra đề lần này là khuyến khích mọi người chịu vọc vào mọi ngóc ngách của các hộp thoại format của từng thành phần đồ thị.
Thí dụ phần 2 câu 1. Ai cũng thấy "split serie by Position" trong hộp thoại format serie, và tăng số point trong Plot 2 từ 2 lên 3.
Nhưng không phải ai cũng nhấn thử cái combobox "Position" xem thử còn có cái gì khác: Khi nhấn vào, nó xổ xuống, chọn thử custom: Sẽ thấy 2003 hiện ra "Use the mouse to drag slices between pies". Thế là cứ thế mà dùng chuột nắm và lôi!
Còn 2007 hiện ra "Select a datapoint to move between plots". Nếu làm theo lời nó, sẽ hiện ra thêm "point belongs to" kèm theo 1 combobox để chọn First PlotSecond Plot. Thế là chỉ cần chọn lại vị trí cho slice chọn.

Thí dụ khác: Có mấy ai mà thử chọn custom trong format Error Bar, và mấy ai thử nhấn nút specify value xem nó ra cái gì? Trong Excel 2003 thì có sẵn 2 ô chọn range nữa chứ!
Vậy thì tạo range mang độ dài Error Bar theo ý muốn, rồi chọn nó trong hộp thoại format?

Chẳng qua là tôi đã vọc trước, vọc nhiều hơn, nên tôi mới là người ra câu đố, chứ không phải các bạn. Nếu các bạn vọc được cái gì hay hay, thì các bạn sẽ hoàn toàn có thể đố người khác.

Note:
Xem các bài thi, phần hướng dẫn vẽ phần 2 câu 1 của HuuThang_bd là rõ ràng nhất, xem là làm được ngay. Bài hướng dẫn của ThuNghi ý thì có, viết thì dở ... Duy Thuong thì viết hướng dẫn giống như bị cực hình.
 

File đính kèm

  • BaiDuThi.rar
    956.3 KB · Đọc: 72
Lần chỉnh sửa cuối:
Web KT
Back
Top Bottom