Code VBA về số phiếu tự động

Liên hệ QC

DungMD

Thành viên chính thức
Tham gia
21/6/21
Bài viết
65
Được thích
16
Tôi đã nghiên cứu 1 Code đánh số phiếu tự động như sau:
Chạy khá ổn định nhưng tôi vẫn lăn tăn 1 chút cần các bác góp ý
1. Làm cách nào để đưa 2 số cuối của cột D, tức là số năm (2019 lấy 19) gán vào số phiếu
2. Đồng thời mỗi năm số phiếu lại reset lại từ 1 trở đi

Đang trăn trở nhất nhiều, bác nào có thể góp ý để tôi khắc phục được không ?

Untitled.jpg




Sub SO_phieu()

Dim arr, i As Long, lR As Long, kq, so As Long, Dic As Object, dk As String, dks As String
Set Dic = CreateObject("scripting.dictionary")
With Sheets("NKC")
lR = .Range("P" & Rows.Count).End(xlUp).Row
arr = .Range("C5:R" & lR).Value
ReDim kq(1 To UBound(arr), 1 To 1)
For i = 1 To UBound(arr)
If arr(i, 16) = "chi" Then
dk = "PC-"
ElseIf arr(i, 1) = "TDK" Then
dk = "TDK"
ElseIf arr(i, 16) = "thu" Then
dk = "PT-"
ElseIf arr(i, 16) = "baono" Then
dk = "BN-"
ElseIf arr(i, 16) = "baoco" Then
dk = "BC-"

ElseIf arr(i, 16) = "nhapkho" Then
dk = "PN-"
ElseIf arr(i, 16) = "xuatkho" Then
dk = "PX-"
ElseIf arr(i, 16) = " " Then
dk = "PKT-"
ElseIf arr(i, 16) = Empty Then
dk = "PKT-"
Else
dk = Empty
End If
If dk <> Empty Then
dks = dk & "#" & arr(i, 1) & "#" & arr(i, 2)
If Not Dic.Exists(dk) Then
Dic.Add dk, 1
Dic.Item(dks) = 1
kq(i, 1) = dk & Format(1, "000")
Else
so = Dic.Item(dk)
If Not Dic.Exists(dks) Then
so = so + 1
Dic.Add dks, ""
End If
kq(i, 1) = dk & Format(so, "000")
Dic.Item(dk) = so
End If
End If
Next i
.Range("B5:B" & lR).Value = kq
End With
End Sub
 

File đính kèm

  • SoTT.xlsx
    11.4 KB · Đọc: 81
1. Mình thường làm thế này: Khi các bạn kế toán nhập liệu xong, thì chọn chạy số phiếu tự động, cuối ngày các bạn ấy sẽ in phiếu ra và sắp xếp theo thứ tự ( số phiếu từ nhỏ tới lớn), và chỉ quan tâm tới số phiếu. ( nếu nhìn vào ngày tháng năm lúc đó cũng đâu giúp gì vậy vậy yêu cầu của mình chỉ là xếp theo thứ tự phiếu mà thôi )

2. Mỗi khi tìm chứng từ, các bạn ấy chỉ cần lọc số phiếu và tìm theo số phiếu đó( bên mình ngoài số phiếu còn theo dõi theo STT của dòng trên NKC ( đánh bút chì vào chính chứng từ theo STT này). Vì vậy dù để đâu vẫn tìm thấy chứng từ
(1) Vậy là cơ quan bạn vẫn chủ yếu quản chứng từ trên giấy (phiếu in)
& chắc chưa có nhu cầu quản lý trên file

(2) Chuyện lọc số phiếu bằng cách nào mình chưa thấu đáo lắm & quan trọng là mình chưa biết qui mô số phiếu của các bạn trong tháng & trong năm; Vì qui mô này quyết định nhiều đến việc tìm kiếm & sắp xếp.

(3) Nói thêm: Số phiếu của bạn có độ dài không như nhau; Điều này có cản trỡ gì đến việc tìm kiếm trên file không vậy?

& mình cho rằng tìm trên file sẽ nhanh hơn tìm trêm các phiếu đã in ra.

Thân ái!
 
Upvote 0
(1) Vậy là cơ quan bạn vẫn chủ yếu quản chứng từ trên giấy (phiếu in)
& chắc chưa có nhu cầu quản lý trên file

(2) Chuyện lọc số phiếu bằng cách nào mình chưa thấu đáo lắm & quan trọng là mình chưa biết qui mô số phiếu của các bạn trong tháng & trong năm; Vì qui mô này quyết định nhiều đến việc tìm kiếm & sắp xếp.

(3) Nói thêm: Số phiếu của bạn có độ dài không như nhau; Điều này có cản trỡ gì đến việc tìm kiếm trên file không vậy?

& mình cho rằng tìm trên file sẽ nhanh hơn tìm trêm các phiếu đã in ra.

Thân ái!
Hi, tôi xin trả lời câu hỏi
1 Dữ liệu trên file suy cho cùng chỉ là trên file. Về mặt kế toán ( nhất là đối với các loại phiếu ) cần được lưu giữ trên chứng từ giấy ( Bao gồm chữ ký và dấu xác thực, danh cho thanh kiểm tra, soát xét, thuế má sau này. Không ai chỉ kiểm tra mình dữ liệu trên máy tính mà còn kiểm tra tính thực tế của chứng từ, đúng chứ ?
2. Việc quy mô không ảnh hưởng tới việc theo dõi số phiếu, quy mô càng lớn thì việc dánh phiếu càng phải khoa học và dễ tìm ( dễ tìm ở đây chính là số thứ tự của phiếu + loại phiếu+ năm => ko cần quan tâm tới ngày
3. Số phiếu độ rộng dài mỗi loại khác nhau, nhưng cùng 1 loại là giống nhau và lưu trữ vì vậy không ảnh hưởng

Suy cho cùng, số phiếu để tạo ra là để" tìm kiếm chứng từ giấy, thực tế" + quản lý chặt chẽ dễ dàng hơn chứ ko phục vụ cho thể hiện trên file bởi thực tế trên file có đủ hết dữ liệu rồi ( chỉ cần filter rất dễ dàng )
 
Upvote 0
Vậy chắc công tác phòng hỏa cho số giấy tờ này ở CQ bạn tốn khác nhiều tư bản,nhỉ!?!
Ồ đấy là yêu cầu bắt buộc thôi, lưu trữ giấy tờ theo quy định là 10 năm, ko phải công ty của tôi, t làm kiểm toán và tôi thường thấy các cty đó làm vậy
 
Upvote 0
Thế kỹ trước, khi mình còn đương chức, Nhà nước 2ui định là 15 năm;
Giờ nếu lưu 10 năm đã là tiến bộ quá lớn rồi, xin chúc mừng!
 
Upvote 0
Thế kỹ trước, khi mình còn đương chức, Nhà nước 2ui định là 15 năm;
Giờ nếu lưu 10 năm đã là tiến bộ quá lớn rồi, xin chúc mừng!
Vâng, thực sự quá vất vả cho các bạn ấy, tuy nhiên cũng không khác được, nhất là nhà nước !. Vì vậy tôi cố gắng nghiên cứu lại VBA để giúp các bạn trẻ ( dù đã già và kiến thức khó còn có thể nhớ được)
 
Upvote 0
Vậy chắc công tác phòng hỏa cho số giấy tờ này ở CQ bạn tốn khác nhiều tư bản,nhỉ!?!
Cơ quan thuế buộc các đơn vị phải in, ký tá đầy đủ các loại: Phiếu thu, chi, nhập, xuất, phiếu định khoản và tất cả các loại sổ theo quy định của từng loại hình kế toán (có du di chút ít nhưng phải gần đủ). Mỗi năm phải in cả từ hai đến chục Ram giấy tùy theo công ty, khổ và tốn giấy, tốn chỗ cất nhưng không khổ và tốn bằng bị phạt. :mad:
 
Upvote 0
Vậy chữ ký điện tử vẫn còn là cái gì đó xa vời & không thể với tới ngay bây chừ chứ gì?
 
Upvote 0
Vậy chữ ký điện tử vẫn còn là cái gì đó xa vời & không thể với tới ngay bây chừ chứ gì?
Đúng vậy bác. Ngay cả hóa đơn điện tử đơn vị bán gửi cho cty (hoặc cty tự tải về qua website), có file mềm với chữ ký điện tử đàng hoàng đó nhưng thuế buộc phải in cái bản .pdf ra đính kèm với phiếu chi, phiếu ngân hàng... Thử hỏi vậy có là điện tử không?
 
Upvote 0
Đúng vậy bác. Ngay cả hóa đơn điện tử đơn vị bán gửi cho cty (hoặc cty tự tải về qua website), có file mềm với chữ ký điện tử đàng hoàng đó nhưng thuế buộc phải in cái bản .pdf ra đính kèm với phiếu chi, phiếu ngân hàng... Thử hỏi vậy có là điện tử không?
quy trình lưu trữ HDĐT tốn hơn cả hóa đơn giấy
 
Upvote 0
1 Trường hợp người mua hàng 2,3 ,4 hay 1000 lần thì nghiệp vụ nào trước thì cứ theo thứ tự mà hạch toán. ( số phiếu còn đánh dựa trên mã của STT để phân biệt trùng nghiệp vụ hay không ) Trong trường hợp cùng 1 ngày vậy thì thêm các chỉ tiêu ngày theo chị cũng đâu giải quyết được vấn đề đó phải không ?
2Ở các đơn vị trên hóa đơn viết quy ước tên đối tác làm gì ( trong khi tên địa chỉ, ngày tháng phát hành , tên đợn vị đầy đủ đã thể hiện trên hóa đơn ), cần gì phải tìm mã số
3 Đương nhiên mọi thông tin đều được dùng để truy xuất, nhưng lấy thông tin nào để cho việc lấy giết gà mà không cần dao mổ trâu là 1 chuyện khác.
4. Về góc độ kiểm soát, việc đánh số phiếu chi không có tính liên lục và chèn các số con hoặc a,b,c...xyz kiến những người kiểm tra sổ sách sẽ phải đặt dấu hỏi chấm về công tác kế toán của Chị ( theo nguyên tắc số phải được đánh liên tục - ko được chèn )

Việc đánh số thế nào là tùy chị thôi, tuy nhiên có những chuẩn mực kế toán cần phải tôn trọng !
Cột "C" là gì? đánh số chứng từ cần căn cứ vào đối tượng quản lý như khách hàng ...
 
Upvote 0
Cơ quan thuế buộc các đơn vị phải in, ký tá đầy đủ các loại: Phiếu thu, chi, nhập, xuất, phiếu định khoản và tất cả các loại sổ theo quy định của từng loại hình kế toán (có du di chút ít nhưng phải gần đủ). Mỗi năm phải in cả từ hai đến chục Ram giấy tùy theo công ty, khổ và tốn giấy, tốn chỗ cất nhưng không khổ và tốn bằng bị phạt. :mad:
Hồi 8 năm trước mình cũng nghĩ vậy.
Nhưng sau thời gian quen với GPE rồi thì thấy nhà nước làm vậy là đúng.
Trời thần ạ. Ba mớ file Excel mấy ông nội đưa lên đây nhìn mà phát khiếp. Có hàng chục khe hở để sai mà chẳng nhận ra, hay cố tình để ăn gian.

Ba cái code VBA xin ở đây khó kiểm toán bỏ bố. Đâu có code nào có được cái dòng diễn giải (comments) là nó làm cái gì. Bảo người quản lý file ký nhận bảo đảm quy trình của code chả ai chịu ký.
 
Upvote 0
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom