Giặc Cái. (Link) Tây bắc… Xứ Thái… Miền sơn cước thâm u huyền bí… Sơn Lai Châu vùng đường ngược thần tiên “phá” lãnh quét lá rừng, bóng dáng cô nàng thướt tha soi đáy suối, mùa xuân hoa bướm trắng xóa đèo cao. Hội tung “Còn” rách giấy hồng điều trai gái bói nhân duyên với những cảnh “ngựa thồ nhà gác, nước vác cơm đồ” đầy phong vị… Hắc Giang nước chảy lững lờ giữa những đợt núi non trùng trùng điệp điệp vắt qua mấy dãy biên thùy… Trên dòng, thuyền buôn xuôi ngược ngày đêm, dân chài đánh lưới tháng, năm, từ khúc sông Bờ đổ lên, thuyền nan lơ lửng bập bềnh, khá đông, tới miệt Lai Châu, càng ngược thượng nguồn, thuyền chài càng thưa thớt. Người ta càng đồn đại vùng sông Hắc này có tiếng dữ, núi rừng chạy sát bờ nước, khúc nào cũng lắm vực thẳm hang sâu, đầy loài thủy tộc nguy hiểm ẩn náu, ghê nhất giống dải, thuồng luồng thích máu thịt người, khách buôn xuôi ngược vô ý thò chân xuống nước, bất thần bị chúng táp liền… Nên chỉ có rất ít tay lão luyện thông thủy tinh Hắc Giang mới dám lội tới vùng này săn bắt thủy quái. “Nghịch” nhất khu vực hang “Tuyệt mệnh”. Thổ dân thường gọi là “Vụng chết”. Khu này núi vắt như bát úp, nhiều vực xoáy ăn suốt vào ruột núi, các giống thủy quái to lớn dữ tợn thường ngự trị, kẻ nào vô phúc qua hang ổ chúng, bị nuốt chửng lúc nào không biết, vì giống thủy quái này đánh hơi người rất thính, từ dưới vực “vanh” lên nhanh như cắt. Tương truyền rằng: Bỗng một đêm vào độ hạ, mưa to gió lớn lòe sấm động ầm ầm, nước lũ từ núi cao trút xuống Hắc Giang lồng lộn như con thú tiền sử hiện về gầm gừ chồm sóng bạc đầu, khách buôn, dân chài nép thuyền xế bên kia bờ, nhìn sang “Vụng chết”, thấy sóng dâng cao đến mấy thước, một con dải, thuồng luồng vọt lên mặt nước đánh nhau dữ dội, con dải to như cái móng nanh vút, nghe rõ cả tiếng nước xè. Ngọn núi trên vũng bỗng chuyển động, rồi một “hình thù” cổ quái hiện ra; phi nhân phi thú, xanh biếc lập lòe như ma trơi vừa rú vừa nhảy từ ngọn núi nọ sang ngọn kia đến nửa đêm biến mất. Tiếng rú cực rợn chuyển động cả khu “Vụng chết”, át tiếng gió gào mưa hú, nghe như dùi đâm vào tai khiến các buôn ngư dân ấp tít xa đều buốt óc muốn phát điên. Sáng mai, dân hạ nguồn vớt được 10 xác người, 5 đàn ông, 5 đàn bà, xác nào cũng trần truồng, 5 xác đàn ông như bị băm nát chỉ còn từng mảnh quần áo nhỏ dính bết vào da thịt, còn xác đàn bà, cái nào cũng bị nát nhũ hoa, mặt tuy đã xám ngắt, vẫn còn rõ nét đẹp khác thường. Lạ nhất là khuôn mặt nào cũng có vẻ rất bình thản, miệng hoa hé cười đê mê như đã chết trong phút say sưa nhất đời! Cả Tây bắc kinh hồn. Sau đêm mưa gió đó thỉnh thoảng lại một vài cô gái mất tích, gái nào cũng xinh đẹp. Và thỉnh thoảng cuối nguồn Hắc Giang lại nổi lên vài xác gái đẹp mất nhũ hoa. Dân gian cùng đồn đại về “Vụng chết”, quan quân phái người tới “Vụng”, lần nào cũng lại thấy xác nổi cuối nguồn nát như tương. Từ đó Tây bắc lại thân chỗ nào cũng chập chờn bóng ma thiêng quái độc, không ai dám bén mảng tới khe “Vụng” dữ, ban ngày thuyền buôn phải qua từng bàn thắp hương vái nép sát bên kia hồ. Ba năm qua. Con gái đẹp nhà giàu vẫn mất tích mỗi tuần trăng, mất ít nhất mấy người. Canh giữ đến mấy vẫn biến mất sau một cơn gió thoảng, dân sơn cước cũng cho là “Vụng chết” có thủy quái thành tinh, các tù trưởng có thầy Mo, mụ Ké tới Vụng tróc tà, pháp sư đi không có một người trở lại. Một đêm vào trung tuần tháng tám gió lộng trăng vàng. Tư dinh tiểu vương Thái, Đèo Văn Phong đèn nến sáng trưng, quan khách Tây Tàu Thái Kinh ra vào tấp nập gia nhân chạy ngược chạy xuôi phục dịch, gái hầu tha thướt qua lại, các cô nàng phá lĩnh quét sàn đang xòe quạt, xòe khăn, khèn lâu dìu dặt thanh âm nguyên thủy chờn vờn… Giặc cái. (Link) ================================================================= Bà Chúa Thượng Ngàn Bà Chúa Thượng Ngàn là truyện cổ tích Việt Nam. Bác có thể xem nguồn ở đây (ở phần #6 mục 5.)
http://cuasotinhoc.vn/index.php?showtopic=20422&st=0 Sau khi được kết hôn với nàng công chúa con vua Hùng Vương và đánh đuổi được Thủy Tinh, thần Tản Viên (Sơn Tinh) sống với vợ là Mị Nương một cuộc sống rất êm đềm hạnh phúc. Hai vợ chồng sinh được một con trai lấy tên là Mai và một người con gái lấy tên là La Bình. La Bình là một người con gái tuyệt sắc có nhiều tài nghệ. Nàng thường theo cha là Tản Viên đi khắp các núi non hang động. Đi đến đâu nàng cũng quyến luyến với phong cảnh, làm bạn với hươu nai, cây cỏ. Các vị Sơn thần ở các núi non đều quý mến nàng và thường được nàng bảo ban giúp đỡ. Thượng đế hay tin như vậy rất khen ngợi Tản Viên và Mị Nương, rồi phong cho La Bình làm Thượng ngàn công chúa, cai quản tất cả 81 cửa rừng cõi Nam Giao. Trở thành bà chúa của rừng xanh, thần nữ La Bình luôn chăm chỉ, làm hết sức cho tròn trách nhiệm của mình. Nữ thần bày vẽ cho các loại muông thú chim chóc cách sinh sống, leo trèo, múa hát, phạt những loài ác thú gây hại cho các sinh vật, thưởng cho những giống vật có công. Nữ thần cũng rất chú ý đến giang sơn nước Việt. Bà đã hai lần hiển linh âm phủ cho tướng sĩ nhà Lý, đánh thắng giặc Tống, tướng sĩ nhà Trần đánh thắng giặc Nguyên Mông. Các triều đại này đều có sắc phong tặng để tạ ơn thần. Có một lần vào hồi khởi nghĩa Lam Sơn, quân ta vừa mới nhóm lên, lực lượng đang yếu, Bình định vương Lê Lợi đem thủ hạ về đóng đồn ở sách Phản Ấn. Bà chúa Thượng Ngàn đã tới báo mộng, khuyên là phải rút lui ngay vì ở đó địa hình bất lợi. Bình định vương đang dùng dằng chưa kịp quyết định thì quả nhiên giặc Minh đã biết, chúng đón đường và đánh úp quân ta. Nghĩa quân không chống cự nổi, tan tác mỗi người một nơi, Lê Lợi và Nguyễn Trãi phải lần mò trong đêm tối để thoát nanh vuốt giặc. Công chúa Thượng Ngàn đã hóa phép thành một bó đuốc soi đường, dẫn cho vua tôi Lê Lợi vào được đến đất Mường Yên, không bị rơi vào tay giặc. Đêm ấy, vị tham mưu trong quân nghĩa là Nguyễn Trãi còn được nữ thần bày vẽ cho kế sách giữ gìn căn cứ ở núi Chí Linh. Nguyễn Trãi cứ thế tâu trình với Lam Sơn. Quả nhiên bị quân Minh dẹp ba bốn lần quân ta vẫn rút về Chí Linh bảo toàn được lực lượng. Công chúa Thượng Ngàn còn rất thương yêu dân chúng. Những người phải vượt những suối khe rừng núi thường được công chúa âm phù che chở cho được chân cứng đá mềm. Vì vậy dân chúng không chỉ gọi là thần, là chúa mà đều tôn làm mẹ. Sắc phong các triều đại tôn là công chúa, nhưng nhân dân cứ tôn là bà mẫu và gọi một cách cung kính là đức Mẫu Thượng Ngàn. Họ thờ bà ở khắp hang động núi non, và cả ở các điện thờ tại các gia đình. Một trong những ngôi đền lớn nhất thờ Mẫu Thượng Ngàn là đền Bắc Lộ nằm trên đường xe lửa từ Bắc Giang đi Lạng Sơn.