Công thức tính thay hàm PV???

Liên hệ QC

thiennd0911

Thành viên mới
Tham gia
14/7/17
Bài viết
5
Được thích
0
Giới tính
Nam
Mình có hàm PV như này: PV(0.4183%,60,-(700000*22%),0,1)
Nhờ ACE chuyển giúp sang cách tính thông thường (không dùng hàm PV)
 
Mình có hàm PV như này: PV(0.4183%,60,-(700000*22%),0,1)
Nhờ ACE chuyển giúp sang cách tính thông thường (không dùng hàm PV)

Nó chỉ là công thức quy đổi dòng tiền đều của 60 tháng, mỗi tháng là: 700,000*22% = 154,000, lãi hàng tháng là 0.4183% (lưu ý tham số cuối: Trả đầu kỳ).
 
Mình có hàm PV như này: PV(0.4183%,60,-(700000*22%),0,1)
Nhờ ACE chuyển giúp sang cách tính thông thường (không dùng hàm PV)
ACE của bạn là gì vậy? Trong ngôn ngữ làm việc, nó có nghĩa là "người giỏi nhất".

Công thức lý thuyết thì đáng lẽ phải nhớ chứ.
Tôi cũng đâu có nhớ. Phải tra Investpia.
 
Tôi cũng đâu có nhớ. Phải tra Investpia.
Tôi cũng không nhớ, viện cớ là tôi học từ 3 chục năm rồi mà không dùng đến. Tuy nhiên tôi tra gú gồ thì:
Công thức tính từ định nghĩa:

1654531718711.png

Nếu tất cả CFt đều bằng nhau và = A

1654531799984.png

Cuối cùng thì có công thức tính bằng giấy và bút chì (không xài hàm Excel)

1654531889140.png
 
Mới tra các quép-pê chiên gia đầu tư xong.

Bài này có hai cách làm:
Công thức tính theo tổng chung (tức là theo nguyên hàm):
=PMT*(1 - (1 + r)^(-n))/r
Vì công thức tổng ấy tính trên PMT cuối kỳ cho nên kết quả phải nhân cho (1+r)
=PMT*(1 - (1 + r)^(-n))/r*(1+r)^Type

Công thức tính tổng các dòng ngân lưu:
=SUMPRODUCT(PMT*1/(1+r)^(ROW(INDIRECT("1:" & n))-Type))

1654535786635.png

D1 là copy công thức PV của thớt
D2 là cũng công thức ấy, nhưng dùng các thông số trên bảng tính (B1:B4)
D3 là công thức thứ nhất của tôi
D4 là công thức thứ hai của tôi

Tôi cũng không nhớ, viện cớ là tôi học từ 3 chục năm rồi mà không dùng đến. Tuy nhiên tôi tra gú gồ thì:
...
Gú gồ cũng có cái này nữa sao?
Tôi cứ ngỡ nó trong các trang chuyên nghiệp. Gú gồ chỉ chĩa tay đến đó thôi.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Gú gồ cũng có cái này nữa sao?
Tôi cứ ngỡ nó trong các trang chuyên nghiệp. Gú gồ chỉ chĩa tay đến đó thôi.
Thì đúng vậy. Gõ tìm kiếm trong gg, chọn kết quả đúng theo trí nhớ nhỏ bé còn sót lại. Ngoài ra kết quả tôi tìm được, minh họa được cách tính theo định nghĩa, phù hợp với kẻ chưa từng học.
 
ACE của bạn là gì vậy? Trong ngôn ngữ làm việc, nó có nghĩa là "người giỏi nhất".


Tôi cũng đâu có nhớ. Phải tra Investpia.
ACE là Anh Chị Em bác ạ
Bài đã được tự động gộp:

Mới tra các quép-pê chiên gia đầu tư xong.

Bài này có hai cách làm:
Công thức tính theo tổng chung (tức là theo nguyên hàm):
=PMT*(1 - (1 + r)^(-n))/r
Vì công thức tổng ấy tính trên PMT cuối kỳ cho nên kết quả phải nhân cho (1+r)
=PMT*(1 - (1 + r)^(-n))/r*(1+r)^Type

Công thức tính tổng các dòng ngân lưu:
=SUMPRODUCT(PMT*1/(1+r)^(ROW(INDIRECT("1:" & n))-Type))

View attachment 276982

D1 là copy công thức PV của thớt
D2 là cũng công thức ấy, nhưng dùng các thông số trên bảng tính (B1:B4)
D3 là công thức thứ nhất của tôi
D4 là công thức thứ hai của tôi


Gú gồ cũng có cái này nữa sao?
Tôi cứ ngỡ nó trong các trang chuyên nghiệp. Gú gồ chỉ chĩa tay đến đó thôi.
Cảm ơn bác nhiều ạ
 
ACE là Anh Chị Em bác ạ
Bài đã được tự động gộp:


Cảm ơn bác nhiều ạ
Nếu diễn giải ra thì có thể xem thử trong file excel.

Còn thông thường, đối với các bạn học và thi môn Tài Chính Doanh nghiệp, mấy cái công thức tính này rất đơn giản, không cần phải nhớ, vì đặt bút nháp 2-3 phút là ra kết quả, cái cốt lõi của dạng này là dòng tiền đều cuối kỳ hay đầu kỳ.

(Chứng minh thì chỉ cần nhân (*) hoặc chia (/) cho (1+r) rồi trừ ngược lại là ra kết quả.
Ví dụ: P =.... thì P*(1+r) - P là tính được.
 

File đính kèm

Lần chỉnh sửa cuối:
em không phải dân kinh tế nên không hiểu hàm PV, em cần chuyển sang cách tính không dùng hàm là để chuyển qua ngôn ngữ lập trình. Cảm ơn các bác đã trả lời em làm được rồi ạ.
 
em không phải dân kinh tế nên không hiểu hàm PV, em cần chuyển sang cách tính không dùng hàm là để chuyển qua ngôn ngữ lập trình. Cảm ơn các bác đã trả lời em làm được rồi ạ.
Lại càng sai lầm to. Viện cớ cũng không đúng. Ngày xưa tôi học công thức này trong ngành Kỹ Sư Công Nghệ. Về sau, tôi học thêm mấy ngành khác, trừ Văn ra, cứ Khoa Học Ứng Dụng là thấy nó.
Về lập trình thì một số ngôn ngữ cũng có sẵn hàm này - thử Python.
Vả lạị, đối với các ngôn ngữ lập trình thứ dữ thì công thức trên có nhiều chia cùng lũy thừa, sai số không nhỏ. Lập trình phải biết cách giảm thiểu sai số. Khác với quan niệm nhiều người trên GPE, không có căn bản về sai số nên chỉ biết chú trọng vào tốc độ code.
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom