Có Nên Đóng BHXH Qua Hệ Số Lương Hay Không???

Liên hệ QC

blue-sky

Thành viên mới
Tham gia
6/2/09
Bài viết
8
Được thích
34
Hi, anh chị!
Công ty em là Cty Cổ phần phần mềm tài chính, mới thành lập được 1 năm.Chị kế toán-NS cũ áp dụng tính BHXH bằng 60% trên tổng số lương thực lĩnh của anh chị em trong cty. Hiện tại, em muốn chuyển sang đóng BHXH, BHYT qua hệ số lương. Có nên chuyển không?? Nếu chuyển thì những thủ tục cần thiết để thay đổi là thế nào?? mức lương tối thiểu áp dụng năm 2009 vẫn là 540.000 chứ???
Em xin chân thành cảm ơn anh chị!
Chúc anh chị năm mới gặp nhiều may mắn!-=.,,
 
Mức lương tối thiểu áp dụng năm 2009 vẫn là 540.000 chứ??? --> Bạn xem giúp bài này nhé
Điều chỉnh mức lương tối thiểu theo NĐ 110 & 111 và các thông tư liên quan

Xin hỏi cho rõ, chủ đề bạn "Có Nên Đóng BHXH Qua Hệ Số Lương Hay Không???", mình chưa rõ hệ số lương ở đây bạn khái niệm như thế nào. Cần xác nhận lại để cùng thảo luận cho rõ hơn.

Lúc đầu Cty bạn tham gia BHXH "Chị kế toán-NS cũ áp dụng tính BHXH bằng 60% trên tổng số lương thực lĩnh" và nay muốn chuyển đổi (hạ mức lương tham gia BHXH) e rằng cũng có phần khó khăn. Tuy nhiên, việc gì cũng giải quyết được cả.
Bạn phải làm công văn giải trình cho cơ quan BHXH v/v "Mức lương tham gia BHXH" theo Công Ty bạn muốn tham gia. Nêu lý do điều chỉnh thực tế : "Tình hình tài chính Cty gặp khó khăn"

Cần phối hợp và nghiên cứu lại công văn này để thực hiện

Thông tư 01/2009/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc quy định mức điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định theo khoản 2 Điều 5 Nghị định số 83/2008/NĐ-CP ngày 31/7/2008 của Chính phủ Tải tại đây

Thân
 
Còn 1 điểm rất cơ bản là BHXH chỉ chấp nhận đóng BHXH trên cơ sở Hợp đồng lao động, do vậy nếu bạn muốn thay đổi thì phải thay đổi luôn Hợp đồng lao động của cả công ty mình.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Mức lương tối thiểu vùng

Các bác cho em hỏi nhá. Cty em là Cty CP, hiện đang làm việc tại Quận Cầu Giấy, HN. EM k biết là Cty em sẽ đóng BHXH cho công nhân mức lương tối thiểu vùng là bao nhiêu? Và CTy em thuộc vùng mấy. XIn cảm ơn các bác nhiều
 
Bạn vui lòng đọc bài #2 trong topic này và theo các link chỉ dẫn.
(Chịu khó đọc một tí nhe, mọi việc không khó nếu chúng ta không tìm hiểu và đọc kỹ)

THÔNG TƯ CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯ¬ƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 24/2008/TT-BLĐTBXH NGÀY 20 THÁNG 10 NĂM 2008 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ, LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ, TỔ HỢP TÁC,
TRANG TRẠI, HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN VÀ CÁC TỔ CHỨC KHÁC CỦA VIỆT NAM CÓ THUÊ MƯỚN LAO ĐỘNG

Căn cứ Nghị định số 110/2008/NĐ- CP ngày 10 tháng 10 năm 2008 quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động như sau:
---
II. THỰC HIỆN MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG
1. Mức lương tối thiểu vùng dùng để trả công đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường ở các doanh nghiệp thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 theo các vùng quy định tại Điều 2 Nghị định số 110/2008/NĐ-CP như sau:

a) Mức 800.000 đồng/tháng áp dụng đối với công ty hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I, bao gồm:
- Các quận và thành phố Hà Đông thuộc thành phố Hà Nội; ---> Trường hợp của bạn ở đây
- Các quận thuộc thành phố Hồ Chí Minh;

b) Mức 740.000 đồng/tháng áp dụng đối với công ty hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II, bao gồm:
- Các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm, Thường Tín, Hoài Đức, Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai và thành phố Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội;
- Các huyện thuộc thành phố Hồ Chí Minh;
- Các quận và các huyện Thuỷ Nguyên, An Dương thuộc thành phố Hải Phòng;
- Các quận, huyện thuộc thành phố Đà Nẵng;
- Các quận Ninh Kiều, Bình Thuỷ thuộc thành phố Cần Thơ;
- Thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh;
- Thành phố Biên Hoà, thị xã Long Khánh và các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai;
- Thị xã Thủ Dầu Một và các huyện Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương;
- Thành phố Vũng Tàu và huyện Tân Thành thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
c) Mức 690.000 đồng/tháng áp dụng đối với công ty hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III, bao gồm:
- Các thành phố trực thuộc tỉnh (trừ các thành phố thuộc tỉnh nêu tại vùng II);
- Các huyện còn lại thuộc thành phố Hà Nội;
- Thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn và các huyện Quế Võ, Tiên Du, Yên Phong thuộc tỉnh Bắc Ninh;
- Thành phố Bắc Giang và các huyện Việt Yên, Yên Dũng thuộc tỉnh Bắc Giang;
- Thị xã Hưng Yên và các huyện Mỹ Hào, Văn Lâm, Văn Giang, Yên Mỹ thuộc tỉnh Hưng Yên;
- Thành phố Hải Dương và các huyện Cẩm Giàng, Nam Sách, Chí Linh, Kim Thành, Kinh Môn thuộc tỉnh Hải Dương;
- Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên thuộc tỉnh Vĩnh Phúc;
- Các huyện còn lại thuộc thành phố Hải Phòng;
- Thành phố Móng Cái và các thị xã Uông Bí, Cẩm Phả thuộc tỉnh Quảng Ninh;
- Thành phố Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng;
- Thành phố Nha Trang, thị xã Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hoà;
- Huyện Trảng Bàng thuộc tỉnh Tây Ninh;
- Các huyện còn lại thuộc tỉnh Bình Dương;
- Các huyện còn lại thuộc tỉnh Đồng Nai;
- Thị xã Tân An và các huyện Đức Hoà, Bến Lức, Cần Đước thuộc tỉnh Long An;
- Các quận, huyện còn lại thuộc thành phố Cần Thơ;
- Thị xã Bà Rịa và các huyện Châu Đức, Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
d) Mức 650.000 đồng/tháng áp dụng đối với công ty hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV, bao gồm các địa bàn còn lại.
2. Doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn đó.
3. Mức tiền lương thấp nhất trả cho người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng quy định tại khoản 1 mục II Thông tư này. Lao động đã qua học nghề bao gồm:
- Những người đã qua học nghề và được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học nghề theo quy định tại Nghị định số 90/CP ngày 24 tháng 11 năm 1993 quy định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng, chứng chỉ về giáo dục và đào tạo;
- Những người đã qua học nghề và được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề theo quy định tại Luật Giáo dục năm 1998 và Luật Giáo dục năm 2005;
- Những người đã qua học nghề và được cấp chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng học nghề quy định tại Luật Dạy nghề;
- Những người đã qua học nghề và được cấp văn bằng, chứng chỉ nghề của nước ngoài;
- Những người làm công việc đòi hòi phải qua đào tạo nghề và đã được doanh nghiệp tổ chức đào tạo nghề hoặc tự học nghề được doanh nghiệp kiểm tra phù hợp với yêu cầu công việc.
4. Khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng mức lương tối thiểu cao hơn mức lương tối thiểu vùng quy định tại Thông tư này để trả cho người lao động phù hợp với năng suất lao động, hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh và mức tiền công trên thị trường.
5. Mức lương tối thiểu vùng quy định tại Thông tư này được dùng làm cơ sở tính các mức lương trong thang lương, bảng lương, phụ cấp lương; mức lương ghi trong hợp đồng lao động; xác định đơn giá trả lương; tính đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tiền lư¬ơng ngừng việc, nghỉ ngày lễ, nghỉ hàng năm và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động trong các doanh nghiệp tự xây dựng thang lư¬ơng, bảng lư¬ơng, phụ cấp lương theo quy định tại Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương, Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 5 năm 2003 và Thông tư số 28/2007/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 12 năm 2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Đối với các công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được chuyển đổi từ công ty nhà nước đang vận dụng thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương do Nhà nước quy định đối với công ty nhà nước tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP, Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ thì áp dụng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng để trả lương cho người lao động.
6. Khi áp dụng các quy định tại Thông tư này, doanh nghiệp không được xoá bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương trả khi làm thêm giờ; tiền lương làm việc vào ban đêm; tiền lương hoặc phụ cấp làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại; chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.
Các khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thực hiện theo thoả thuận trong hợp đồng lao động hoặc thoả ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật lao động.
7. Đối với các mức lương được thoả thuận trong hợp đồng lao động hoặc trong thang lương, bảng lương do doanh nghiệp xây dựng theo quy định tại Điều 57 Bộ luật Lao động, Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ thì mức điều chỉnh cụ thể do người sử dụng lao động và người lao động thoả thuận căn cứ vào mặt bằng tiền công trên thị trường, giá cả sinh hoạt và phải bảo đảm quan hệ hợp lý giữa người mới được tuyển dụng và người có thâm niên làm việc tại doanh nghiệp.


Mức lương làm căn cứ đóng BHXH, BHYT ? - Mức lương làm cơ sở đóng BHXH là tổng mức tiền lương, tiền công (bao gồm các loại phụ cấp có tính chất như lương) ghi trên hợp đồng lao động. Tiền lương và phụ cấp nói trên phải thực hiện theo đúng thang, bảng lương mà doanh nghiệp đã xây dựng và đăng ký với cơ quan lao động địa phương.

Phải xem bạn kỹ năng nghệ thuật lập hợp đồng lao động như thế nào ? Hợp đồng lao động có những loại hợp đồng nào ? Chịu khó đọc tại đây Tải bộ luật lao động
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Em cảm ơn sự giúp đỡ của anh chị!}}}}}}}}}}
Ngoài ra với câu chủ đề "Có Nên Đóng BHXH Qua Hệ Số Lương Hay Không???" em cũng xin hỏi cho rõ nhờ anh chị thảo luận
Theo hồ sơ em lập gửi Sở lao động:

  • Áp dụng theo hệ số lương chuyên viên (mức tối thiểu từ 1.8)
  • Lương cơ bản: 540.000 (cái này sai: là 800k theo NĐ 110 lương tối thiểu anh chị đã gửi cho em)
Tuy nhiên, ý em muốn hỏi là theo sở lao động áp dụng 2 phương pháp dưới đây, vậy mình nên chọn lựa phương pháp nào ạh:

  • Hoặc mình phải áp dụng lương cơ bản là 800.000 VND/Tháng (thay vì 540) -> số tiền đóng bảo hiểm sẽ tăng tương ứng
  • Hoặc phải chỉnh hệ số áp dụng lương (không phải theo mức chuyên viên) -> em sẽ phải chia tỷ lệ đều xuống để mức lương đóng bảo hiểm theo mức mình mong muốn
 
Thật buồn quá không chịu đọc bài cho kỹ - không tha thiết để trả lời nữa.
Đặt vấn đề miên man không căn cứ.
 
Em cảm ơn sự giúp đỡ của anh chị!}}}}}}}}}}
Ngoài ra với câu chủ đề "Có Nên Đóng BHXH Qua Hệ Số Lương Hay Không???" em cũng xin hỏi cho rõ nhờ anh chị thảo luận
Theo hồ sơ em lập gửi Sở lao động:

  • Áp dụng theo hệ số lương chuyên viên (mức tối thiểu từ 1.8)
Lương cơ bản: 540.000 (cái này sai: là 800k theo NĐ 110 lương tối thiểu anh chị đã gửi cho em)
Tuy nhiên, ý em muốn hỏi là theo sở lao động áp dụng 2 phương pháp dưới đây, vậy mình nên chọn lựa phương pháp nào ạh:


  • Hoặc mình phải áp dụng lương cơ bản là 800.000 VND/Tháng (thay vì 540) -> số tiền đóng bảo hiểm sẽ tăng tương ứng
Hoặc phải chỉnh hệ số áp dụng lương (không phải theo mức chuyên viên) -> em sẽ phải chia tỷ lệ đều xuống để mức lương đóng bảo hiểm theo mức mình mong muốn


Đọc các bài viết của bạn. Mình nghĩ bạn chưa hiểu rõ lắm mấy nội dung chủ yếu
Thứ nhất,
Đóng BHXH theo mức lương, theo Hệ thống thang bảng lương của Nhà nước (hệ số lương) và theo cả mức lương lẫn hệ số lương có sự khác nhau về mức hưởng các chế độ BHXH . Bạn thử tìm hiểu cách tính mức hưởng sẽ thấy sự chênh lệch VD:Hưu trí, tử tuất,..

Thứ 2,
Hiểu về Lương tối thiểu (LTT)
Hàng năm, căn cứ vào mức tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá sinh hoạt, cung cầu lao động theo từng thời kỳ... nhà nước sẽ có điều chỉnh mức lương tối thiểu áp dụng cho từng loại đối tượng.


Phân loại đối tượng lao động trong các tổ chức kinh tế, xã hội gồm:

1. Cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; Đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; đơn vị sự nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; đơn vị sự nghiệp ngoài công lập được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;
Hay gọi là Hành Chính Sự nghiệp (HCSN)
2. Công ty được thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ được tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; Thang bảng lương chủ yếu dựa theo hệ thống thang bảng lương nhà nước quy định tại NĐ 24,205/2004 NĐ-CP.
Hay gọi là là Doanh nghiệp nhà nước (DNNN)
3. Doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động. Thang bảng lương chủ yếu xây dựng theo NĐ số 114/2002/NĐCP (DN tự xây dựng thang bảng lương)
Hay gọi là là Doanh Nghiệp tư nhân (DNTN)
4. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam.
Tạm gọi chung là Doanh Nghiệp Nước ngoài (NN)
Mức lương tối thiểu gồm: Mức LTT chung và Mức lương tối thiểu Vùng
- NĐ166/2007/NĐ Mức LTT chung để trả công cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường thực hiện từ 01 tháng 01 năm 2008 là 540.000 đồng/tháng.
áp dụng đối với: khối Hành Chính Sự Nghiệp, Doanh nghiệp nhà Nước, Doanh nghiệp Tư nhân
Không áp dụng với Doanh nghiệp nước ngoài

- NĐ 110 Điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng đối với DNTN và DNNN (ở trên) VD: 800K cho vùng I và mức lương tối thiểu vùng này được dùng để tính đơn giá tiền lương trong doanh nghiệp từ 01/01/2009

- Thông tư 23 và 24 2008 hướng dẫn ND110 về mức LTT cho:

1. Khối DNNN : Chỉ rõ Mức lương TT Chung Quy định tại NĐ166/2007 (540.000đ) được dùng làm cơ sở để tính đóng và hưởng các chế độ BHXH, BHYT .. Khi nào nhà nước có quy định mới về mức LTT Chung thì áp dụng theo quy định mới.

2. Khối DNTN: Mức lương tối thiểu vùng được dùng làm cơ sở tính các các mức lương trong thang lương, bảng lương, phụ cấp lương ghi trong hợp đồng lao động và tính đóng, hưởng các chế độ BHXH, BHYT....

Thứ 3,
Lợi ích của đóng BHXH theo Mức lương và Hệ số lương...
Đóng theo Mức lương: Đóng mức tối thiểu thấp nhất phải cao hơn 7% mức lương Tối thiểu VD LTT=800k thì Mức đóng BHXH = 800k+800x7%=856.000,đ. Tăng lương theo chủ doanh nghiệp quyết định. Nếu 10 năm sau tính hưởng các chế độ BHXH thì mức đóng để tính vẫn chỉ là 856000, đ
Đóng theo HSL: Đóng theo hệ số lương chức vụ, ngạch bậc, và tăng lương đúng hạn theo quy định của nhà nước (NĐ 204,205). Yêu cầu nắm vững hệ thống Thang bảng lương nhà nước. .. Tương đối phức tạp.
Mức đóng BHXH = HSL (VD: 2.34) x LTT (540 000, đ) = 1 263 600, đ.
Nếu 10 năm sau tính hưởng BHXH sẽ chỉ lấy bình quân của HSL rồi x mức LTT tại thời điểm đó. Cao hơn hẳn.
Đóng theo cả mức lương lẫn hệ số lương: Sẽ là bình quân của cả ML và HSL bạn tự tìm hiểu.

Mỗi loại đóng sẽ có nhứng lợi ích khác nhau. Từ đó căn cứ vào tình hình của DN và yêu cầu của người lao động bạn có thể lựa chọn cách thích hợp cho riêng công ty mình.

Thủ tục để chuyển đóng BHXH từ Mức lương sang hệ số lương không hề dễ dàng.
Đòi hỏi bạn phải làm việc với nhiều cơ quan quản lý nhà nước. Và tìm hiểu nhiều văn bản pháp lý khác.

Mong rằng, bạn có thể cân đối và lựa chọn cho mình giải pháp thích hợp

Chúc vui.




 
Lần chỉnh sửa cuối:
Web KT
Back
Top Bottom