Cài thông báo cho sản phẩm sắp hết hạn

Liên hệ QC

TVT1987

Thành viên mới
Tham gia
7/9/22
Bài viết
3
Được thích
0
Em chào mọi người ạ!
Hiện em muốn thiết kế 1 file excel quản lý sản phẩm.
Em muốn làm 1 file mà ở đó, 1 sản phẩm A được nhập về trong ngày 18/10/2022 với số lượng 5ea thì sau 30 ngày (17/11/2022) sẽ tự động báo hết hạn sử dụng, sau đó vẫn sản phẩm A đó nhập về trong ngày 20/10/2022 với số lượng 10ea, lúc này tổng nhập sản phẩm A là 15ea.
Vậy có công thức nào để hiểu được trong tổng số sản phẩm A nhập về đến ngày 20/10/2022 thì biết đc có 5ea sẽ hết hạn trước và 10ea còn lại sẽ hết hạn sau ko ạ
 
Em chào mọi người ạ!
Hiện em muốn thiết kế 1 file excel quản lý sản phẩm.
Em muốn làm 1 file mà ở đó, 1 sản phẩm A được nhập về trong ngày 18/10/2022 với số lượng 5ea thì sau 30 ngày (17/11/2022) sẽ tự động báo hết hạn sử dụng, sau đó vẫn sản phẩm A đó nhập về trong ngày 20/10/2022 với số lượng 10ea, lúc này tổng nhập sản phẩm A là 15ea.
Vậy có công thức nào để hiểu được trong tổng số sản phẩm A nhập về đến ngày 20/10/2022 thì biết đc có 5ea sẽ hết hạn trước và 10ea còn lại sẽ hết hạn sau ko ạ
Chí ít bạn cũng nên tạo một cái file mô phỏng để người giúp còn xem vấn đề nó như thế nào chứ?!
 
Về nguyên tắc SP A nhập về có 2 date khác nhau thì theo dõi như 2 SP khác nhau.
VD:
SP A:

Nhập ngày 18/10/2022: đặt mã
SPA-20221018

Nhập ngày 20/10/2022: đặt mã
SPA-20221020
Muốn xem tổng SP A thì trích 3 ký tự đầu
 
Em chào mọi người ạ!
Hiện em muốn thiết kế 1 file excel quản lý sản phẩm.
Em muốn làm 1 file mà ở đó, 1 sản phẩm A được nhập về trong ngày 18/10/2022 với số lượng 5ea thì sau 30 ngày (17/11/2022) sẽ tự động báo hết hạn sử dụng, sau đó vẫn sản phẩm A đó nhập về trong ngày 20/10/2022 với số lượng 10ea, lúc này tổng nhập sản phẩm A là 15ea.
Vậy có công thức nào để hiểu được trong tổng số sản phẩm A nhập về đến ngày 20/10/2022 thì biết đc có 5ea sẽ hết hạn trước và 10ea còn lại sẽ hết hạn sau ko ạ
excel làm dư sức điều này nhưng tối thiểu cần có 1 file mẫu.
 
excel làm dư sức điều này nhưng tối thiểu cần có 1 file mẫu.
Làm thì dư sức nhưng chỉ "thông báo" thì là dân gà mờ.
Dân biết quản lý theo dõi hàng theo bảng phân tích. Bảng riêng, lấy dữ kiệu từ nơi chủ.
Nếu không dùng bảng riêng thì người ta cũng dùng filter, chứ "thông báo" thì đọc sao cho hết.
 
Về nguyên tắc SP A nhập về có 2 date khác nhau thì theo dõi như 2 SP khác nhau.
Không nên như vậy. Lý do nếu cứ 1 lần nhập tạo 1 mã SP cho chính SP đó thì mỗi mã SP chỉ xài 1 vài lần rồi thôi. Mặc dù thôi không dùng nhưng vẫn không dám xóa bỏ mà phải giữ để báo cáo theo lịch sử nhập xuất (có còn mới left được chứ).

Trường hợp theo dõi hạn sử dụng này thì người ta tạo 1 mã lô (lot) cho mỗi lần nhập, mỗi mã lot có thông tin ngày nhập, ngày SX, ngày hết hạn ... Ưu điểm là 1 mã lot có thể dùng cho 1 lần nhập nhiều mặt hàng, mỗi mặt hàng là 1 dòng thông tin như trên. Sau 1 thời gian, khi không cần truy xuất nguồn gốc (hạn dùng) có thể xóa bớt mã lot cũ. (Ấy là nói về Excel, còn nói về CSDL khác thì có thể de-active mã lot cũ).
 
...
Trường hợp theo dõi hạn sử dụng này thì người ta tạo 1 mã lô (lot) cho mỗi lần nhập, mỗi mã lot có thông tin ngày nhập, ngày SX, ngày hết hạn ... Ưu điểm là 1 mã lot có thể dùng cho 1 lần nhập nhiều mặt hàng, mỗi mặt hàng là 1 dòng thông tin như trên. Sau 1 thời gian, khi không cần truy xuất nguồn gốc (hạn dùng) có thể xóa bớt mã lot cũ. (Ấy là nói về Excel, còn nói về CSDL khác thì có thể de-active mã lot cũ).
Lot là khi sản xuất.
Theo như từ "nhập về" của thớt thì đây là hàng mua mà.
Loại này thì dùng luôn mã phiếu nhập kho, hoặc phiếu nhận hàng, biên lai giao hàng, đơn đặt hàng (theo thứ tự ưu tiên)
 
Lot là khi sản xuất.
Theo như từ "nhập về" của thớt thì đây là hàng mua mà.
Loại này thì dùng luôn mã phiếu nhập kho, hoặc phiếu nhận hàng, biên lai giao hàng, đơn đặt hàng (theo thứ tự ưu tiên)
Tôi vẫn dùng từ "lot" cho hàng nhập về, 1 lần mua là 1 lot. Tất nhiên bên doanh nghiệp SX cũng có mã lot SX, còn thương mại là mã lot hàng nhập.
 
Tôi vẫn dùng từ "lot" cho hàng nhập về, 1 lần mua là 1 lot. Tất nhiên bên doanh nghiệp SX cũng có mã lot SX, còn thương mại là mã lot hàng nhập.
Bình thường phiếu nhận hàng chứa hết dữ liệu về tình trạng món hàng.
Theo nguyên tắc CSDL LH thì thêm một mã khác có thể làm giảm chuẩn bậc 3 xuống bậc 2.
Tuy nhiên chuyện phân lô sẽ hợp lý và đúng chuẩn nếu món hàng nhập không đồng đều nhau. Ví dụ cùng một đợt sữa có cái sản suất ngày hôm trước, có cái sản xuất 3 ngày trước. Trường hợp này số lô nên là phụ vào key chính.
Ví dụ, phiếu nhận hàng ABC0123 thì thêm lô thành ABC0123-01, -02, ...
 
Bình thường phiếu nhận hàng chứa hết dữ liệu về tình trạng món hàng.
Theo nguyên tắc CSDL LH thì thêm một mã khác có thể làm giảm chuẩn bậc 3 xuống bậc 2.
Tuy nhiên chuyện phân lô sẽ hợp lý và đúng chuẩn nếu món hàng nhập không đồng đều nhau. Ví dụ cùng một đợt sữa có cái sản suất ngày hôm trước, có cái sản xuất 3 ngày trước. Trường hợp này số lô nên là phụ vào key chính.
Ví dụ, phiếu nhận hàng ABC0123 thì thêm lô thành ABC0123-01, -02, ...
Tôi đồng ý (1 phần) với anh. Ý chính của tôi là dùng mã lot riêng biệt ra khỏi mã SP, theo đề nghị ở bài #3 của bé bo. Mã lot cần có ít nhất 3 thông tin như tôi viết ở bài #6, nếu dùng phiếu nhận hàng làm mã lot thì vẫn phải nhập 3 thông tin này vào.
Thông thường các phần mềm to, nhỏ, nhập thông tin phiếu nhận hàng (biên lai giao hàng, phiếu nhập kho) không điền thông tin này, thậm chí không có chỗ để điền, hoặc bản thân phiếu không có thông tin.
Mã Đơn đặt hàng lại càng không thể xài vì 1 đơn hàng có thể giao hàng nhiều đợt, nhiều lô sản xuất, thậm chí có thể giao hàng thay thế khi không có hàng đặt ban đầu.
---------
Về việc thêm mã làm giảm chuẩn:
Dùng chứng từ khác làm mã lot, hay tạo 1 mã lot riêng theo tôi nó như nhau.
 
...
Mã Đơn đặt hàng lại càng không thể xài vì 1 đơn hàng có thể giao hàng nhiều đợt, nhiều lô sản xuất, thậm chí có thể giao hàng thay thế khi không có hàng đặt ban đầu.
---------
Ở bài #7 tôi có nói sử dụng mã đơn đặt hàng là thứ tự ưu tiên thấp nhất.
Ưu tiên đứng đầu là mã phiếu nhập hàng. Bởi vì nó là lúc doanh nghiệp nhận và làm chủ món hàng.

Chú: nếu là đồ nhập cảng, và với số lượng lớn thì chủ quyền rất có thể là lúc hàng xuống tàu (tiếng nghề gọi là "free on board"). Bên bán sau khi giao hàng lên tàu là có thể lấy chứng từ đưa lên ngân hàng để ngân hàng giải ngân LC (letter of credit).

Về việc thêm mã làm giảm chuẩn:
Dùng chứng từ khác làm mã lot, hay tạo 1 mã lot riêng theo tôi nó như nhau.
Nếu cái lot không kiên quan gì đến nhận hàng hay nhập kho thì nó là độc lập. Đặt lot riêng không ảnh hưởng chuẩn. Ví dụ như ở bài #9, có thể cùng một món hàng, cùng đợt hàng nhưng vì chúng có ngày hoặc tính chất gì đó khác nhau, người ta chia từng lot riêng đễ có thể theo dõi. Trường hợp này tôi có thể sẽ dùng 2 keys, một kiên hệ đến nhận hàng và một là lot kho.

Nếu cái lot là một phần của nhận hàng, không độc lập thì đặt lot riêng rất có thể ảnh hưởng chuẩn.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Chú: nếu là đồ nhập cảng, và với số lượng lớn thì chủ quyền rất có thể là lúc hàng xuống tàu (tiếng nghề gọi là "free on board"). Bên bán sau khi giao hàng lên tàu là có thể lấy chứng từ đưa lên ngân hàng để ngân hàng giải ngân LC (letter of credit).
Free on board là 1 phương thức thanh toán quốc tế (FOB). Nói chung tất cả hàng hóa trong thương mại quốc tế sẽ có tình trạng "đã xuống tàu", nếu bên bán hết trách nhiệm thì gọi là Free (after) on board. Chi phí trước khi xuống tàu do bên bán chịu.
Cước vận chuyển, Bảo hiểm hàng hóa, bốc dỡ tại cảng đến, ... người mua chịu.
Nếu người bán chịu thêm Cước vận chuyển, Bảo hiểm hàng hóa, gọi là phương thức CIF (cost, insurrance, freight).
Tất nhiên hàng đã onboard, có xác nhận của thuyền trưởng bằng chứng từ BOL (Bill Of Loading) là có thể dùng trong bộ chứng từ thanh toán 1 phần hoặc toàn bộ LC theo thỏa thuận, dù FOB hay CIF.
Nếu cái lot không kiên quan gì đến nhận hàng hay nhập kho thì nó là độc lập. Đặt lot riêng không ảnh hưởng chuẩn. Ví dụ như ở bài #9, có thể cùng một món hàng, cùng đợt hàng nhưng vì chúng có ngày hoặc tính chất gì đó khác nhau, người ta chia từng lot riêng đễ có thể theo dõi. Trường hợp này tôi có thể sẽ dùng 2 keys, một kiên hệ đến nhận hàng và một là lot kho.

Nếu cái lot là một phần của nhận hàng, không độc lập thì đặt lot riêng rất có thể ảnh hưởng chuẩn.
Tôi đồng ý. Nói thêm là 1 đợt giao hàng, cùng 1 mặt hàng có nhiều hạn sử dụng khác nhau như anh nói, và nếu tôi đặt mã lot là độc lập, cũng phải tạo mã lot khác nhau.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom