Biểu đồ lượng giác

Liên hệ QC

maitheanvecq

Thành viên mới
Tham gia
15/9/16
Bài viết
16
Được thích
0
Em chào mọi người. Em vẽ được biều đồ lượng giác Cos như thế này. Giờ em muốn biểu đồ Giảm dần theo trục OX thì làm thế nào ạ. Em cảm ơn ạ
1614001862772.png
 

File đính kèm

  • vẽ đồ thị.xlsx
    4 MB · Đọc: 13
Giảm dần là sao bạn? Đã là Cos thì luôn luôn có biên độ là 1 chứ chả lẽ giảm xuống 0.6, 0.5?
 
Click chuột phải ở trục hoành. Chọn Format Axis.
Chọn như trong hình (2 cái ticks ở dưới cùng):

1614004359762.png

Kết quả:

1614004424642.png

Lưu ý là nếu không chọn tick cái cuối cùng thì trục tung sẽ được dời sang bên phải, điểm x=0 (thực ra trông đúng hơn)
 
Tôi lại hiểu giảm dần biên độ theo trục X
C2 =COS(B2)*(1-ROW(A1)/2000)
Fill xuống
View attachment 254409
dạ đúng ý của em rồi ạ. giờ em muốn giảm dần biên độ nhưng theo số chạy ngẫu nhiên thì làm thế nào ạ
Bài đã được tự động gộp:

Click chuột phải ở trục hoành. Chọn Format Axis.
Chọn như trong hình (2 cái ticks ở dưới cùng):

View attachment 254407

Kết quả:

View attachment 254408

Lưu ý là nếu không chọn tick cái cuối cùng thì trục tung sẽ được dời sang bên phải, điểm x=0 (thực ra trông đúng hơn)
dạ em muốn biểu đồ giảm dần theo biên độ trục OX
 
C2=COS(B2)*(1-ROW(A1)/2000-RAND()/2)
1614047620040.png
 
Tôi lại hiểu giảm dần biên độ theo trục X
C2 =COS(B2)*(1-ROW(A1)/2000)
...
Tôi hiểu lầm do từ "theo trục X"
Đáng lẽ phải nói "giảm dần biên độ Y theo chu kỳ X"

Từ khoá chính: "chu kỳ của X". Mấy bài rồi mà thớt vẫn chưa xác định cái chu kỳ này.
Ngẫu nhiên thì dễ, nhưng giảm dần đâu có dễ như thớt nghĩ. Lầnn đầu tiên giảm xuống cong 1% thì đâu còn cửa cho mấyn lần sau.

Là tôi phải đoán và làm 2 lần không đúng yêu cầu, chán phải đoán rồi.
Hình như thớt làm việc liên hệ đến ngành kỹ sư âm thanh, hay rúng động, hay động đắt (sound/acoustic engineering, vibration engineering, seismic science)
Những ngwoif này đáng lẽ phải rất giỏi. Sao diễn tả lủng củng thế này.
 
Hình như thớt làm việc liên hệ đến ngành kỹ sư âm thanh, hay rúng động, hay động đắt (sound/acoustic engineering, vibration engineering, seismic science)
Những ngwoif này đáng lẽ phải rất giỏi. Sao diễn tả lủng củng thế này.
Lần đầu tôi đoán giảm tuyến tính, lần sau tôi đoán giảm ngẫu nhiên, hình cuối bài 7 tôi đoán giảm theo số mũ. Nhưng không chắc là đoán đúng nên không làm
 
Lần đầu tôi đoán giảm tuyến tính, lần sau tôi đoán giảm ngẫu nhiên, hình cuối bài 7 tôi đoán giảm theo số mũ. Nhưng không chắc là đoán đúng nên không làm
Em không biết giảm theo quy luật nào. Giảm theo số mũ là giảm như thế nào vậy ạ. Lần này không được thì thôi ạ. e cảm ơn bác ạ
 
Lần đầu tôi đoán giảm tuyến tính, lần sau tôi đoán giảm ngẫu nhiên, hình cuối bài 7 tôi đoán giảm theo số mũ. Nhưng không chắc là đoán đúng nên không làm
Thớt vẫn chưa xác định hai chỗ:
- chu kỳ thay đổi (tức là mấy chu kỳ hoàn tất của cos/2Pi thì thay). Hay chính cái chu kỳ này cũng ngẫu nhiên.
- giới hạn cho mỗi lần thay đổi (như đã nói trên, các lần trowcs đổi nhiều quá thì không còn cửa cho các lần sau)

Chú: tôi nhắc cái từ Sound Engineering không phải để đùa. Bài toán tính rung động và điện trở (impedance) còn một vài thông số nữa.
 
Tôi hiểu lầm do từ "theo trục X"
Đáng lẽ phải nói "giảm dần biên độ Y theo chu kỳ X"

Từ khoá chính: "chu kỳ của X". Mấy bài rồi mà thớt vẫn chưa xác định cái chu kỳ này.
Ngẫu nhiên thì dễ, nhưng giảm dần đâu có dễ như thớt nghĩ. Lầnn đầu tiên giảm xuống cong 1% thì đâu còn cửa cho mấyn lần sau.


Hình như thớt làm việc liên hệ đến ngành kỹ sư âm thanh, hay rúng động, hay động đắt (sound/acoustic engineering, vibration engineering, seismic science)
Những ngwoif này đáng lẽ phải rất giỏi. Sao diễn tả lủng củng thế này.
em mới gặp dạng biểu đồ kiểu sóng này. em muốn tìm hiểu để làm mô tả theo sóng. nhưng chưa hiểu nguyên lý của biểu đồ
 
em mới gặp dạng biểu đồ kiểu sóng này. em muốn tìm hiểu để làm mô tả theo sóng. nhưng chưa hiểu nguyên lý của biểu đồ
Biểu đồ chỉ để minh hoạ. Dữ liệu cần minh hoạ là gì mới quan trọng. Nếu liên quan đến hiện tượng vật lý nào (âm thanh, động đất, rung động ...) thì phải theo quy luật của hiện tượng vật lý đó.
Thí dụ con lắc dao động chậm dần (vật lý lớp 11) có công thức tính toán hẳn hoi chứ không được đoán gì cả.
 
Biểu đồ chỉ để minh hoạ. Dữ liệu cần minh hoạ là gì mới quan trọng. Nếu liên quan đến hiện tượng vật lý nào (âm thanh, động đất, rung động ...) thì phải theo quy luật của hiện tượng vật lý đó.
Thí dụ con lắc dao động chậm dần (vật lý lớp 11) có công thức tính toán hẳn hoi chứ không được đoán gì cả.
Với phong trào "kỹ sư xây dựng" ngày nay thì tôi đoán đây là bài toán tính khả thi của những máy đóng cọc. Khi đóng cọc phải tính được độ thiệt hại cho những vùng lân cận do sự rung động. Từ đó, lập bản tính những điều kiện bồi thường và không bồi thường, kèm vào đơn xin giấy phép thực hiện.

Toi hy vọng thớt nói thật, tức là chỉ tập làm thôi mới được dùng thông số ngẫu nhiên. Chứ làm thực thì đúng là một sự thông đồng giữa bên thầu và bên chính phủ. (họ làm theo ngẫu nhiên nhiều lần rồi chọn cái "vừa mắt" nhất)
 
Với phong trào "kỹ sư xây dựng" ngày nay thì tôi đoán đây là bài toán tính khả thi của những máy đóng cọc. Khi đóng cọc phải tính được độ thiệt hại cho những vùng lân cận do sự rung động. Từ đó, lập bản tính những điều kiện bồi thường và không bồi thường, kèm vào đơn xin giấy phép thực hiện.

Toi hy vọng thớt nói thật, tức là chỉ tập làm thôi mới được dùng thông số ngẫu nhiên. Chứ làm thực thì đúng là một sự thông đồng giữa bên thầu và bên chính phủ. (họ làm theo ngẫu nhiên nhiều lần rồi chọn cái "vừa mắt" nhất)
em chỉ vẽ theo thôi, chỉ là bài toán để học tập mà bác. e tập tành vẽ biểu đồ kiểu theo lượng giác thôi bác.
 
em chỉ vẽ theo thôi, chỉ là bài toán để học tập mà bác. e tập tành vẽ biểu đồ kiểu theo lượng giác thôi bác.
Nếu chỉ tập tành thì như nói ở trên: bạn phải tìm ra quy luật giảm, viết ra thành công thức, đưa vào dữ liệu. Cuối cùng mới là biểu đồ
 
Web KT
Back
Top Bottom