Bắt đầu làm KT với Excel

Liên hệ QC
Status
Không mở trả lời sau này.

handung107

Thành viên gắn bó
Thành viên danh dự
Tham gia
30/5/06
Bài viết
1,630
Được thích
17,440
Nghề nghiệp
Bác sĩ
Có thể cho đến lúc này, nhiều bạn rất hoài nghi và băn khoăn tự hỏi : Liệu Excel giúp gì cho các bạn trong lãnh vực KT ? Câu trả lời không bao giờ thừa : Rất nhiều, Excel đã và đang và sẽ giúp đỡ các bạn rất nhiều trong KT, nhiều hơn các bạn tưởng nữa.

Đã có rất nhiều File được đưa lên, nhưng xem chừng các bạn chưa tìm được File nào là hiệu quả. Thử nghiệm thì ôi thôi, nhiều quá, không sao chịu nổi. Cuối cùng, các bạn lắc đầu chán nản bỏ qua. Nhiều bài viết được đưa ra để giải thích từ từ những cách làm ấy, nhiều Source Code được cung cấp khiến các bạn rơi vào vùng hỗn độn, hoang mang không biết sử dụng thế nào.

Vì vậy, tôi đề nghị triển khai Topic này với mục đích :
- Cung cấp những bảng biểu, biểu mẫu, sổ sách thiết kế trên Excel theo yêu cầu của các bạn, đúng với thiết kế mẫu của Bộ Tài Chánh
- Góp ý, trao đổi với các bạn về những File sẵn có trên diễn đàn, để các bạn có thể áp dụng ngay cho công việc của mình
- Từng bước xây dựng, phát triển trên những File sẵn có, hoặc xây dựng mới một File KT hoàn chỉnh cho DN vừa và nhỏ
 
Chuẩn bị những add-in gì cho Excel của bạn ?

Nếu bạn là người thường xuyên sử dụng Excel, ngoài những hiểu biết về các khả năng sẵn có của Excel, bạn hãy chú ý đến các add-in và cài thêm vào.
Các Add-in rất tiện dụng, chúng sẽ giúp bạn những tiện ích nhằm giảm thiểu công sức, tăng thêm hiệu quả khiến bạn nhẹ nhàng hơn khi làm việc với Excel.
Cài Add-in như thế nào, các bạn có thể tìm đọc trên diễn đàn, nếu bạn ít vào EFC, bạn có thể tìm hiểu mọi vấn đề qua Topic : "Hướng dẫn Tổng hợp về Excel" (Phần 3 - Bài 2 : Add-in và Phần 5 - Xây dựng thư viện chức năng do người dùng định nghĩa)
Giới thiệu một số add-in, bạn nên có :

- Add-in tổng quát : Bạn có thể chọn một trong những add-in sau : Asap-Utilities, PUP6, Excel Utilities, SpreadSheet Assistant...Tất cả đều có trên diễn đàn nhưng tôi thì thích Asap hơn cả.
- Add-in về di chuyển qua lại giữa các Sheet : Được giới thiêu trong đề tài cùng tên, các bạn có thể Down xuống. Đánh giá các Add-in này, tôi thích Workbook Navigation.xla nhất.
- Add-in về tên và nhãn : Name Lister (File của Levanduyet) có trong PUP6, hoặc nếu bạn không cài PUP6, bạn có thể cài NameLister riêng...
Ngoài ra, một số Add-in bạn nên chuẩn bị sẵn cho công việc KT sau này, lúc bạn gặp phải, đôi khi bạn sẽ thấy chúng rất hữu ích. Đó là :
-Add-in : (có thể là UDF : Hàm người dủng tự viết ) Sắp xếp tiếng Việt
-Add-in : Chuyển số thành chữ (Add-in Name Manager của Maika - ForestC)
-Add-in : Convert Font (đặc biệt là bản của OverAC đang được thảo luận sôi nổi trên diễn đàn)
-Add-in : Kiểm tra MST
Hàm người dùng tự biên soạn gồm :
- Hàm chấm công (Bài của Levanduyet)
- Hàm tính thuế TNCN
- Hàm FIFO và LIFO
- Analysis Toolpak là phần mềm bổ sung đi theo Excel, nó cung cấp một bộ công cụ đơn giản hóa việc phân tích những dữ liệu phức tạp. Khi cài Microsoft Office , bạn nên chọn cài thêm Add-in này, ở đây tôi không bàn nhiều về chức năng cũng như hiệu quả của nó, tôi chỉ giới thiệu cùng các bạn những Add-in nào nên có thôi.
Với add-in này, bạn sẽ có thêm đủ lọai hàm đặc biệt trong Excel. Nó cung cấp 34 hàm tài chính, 4 hàm ngày giờ, 7 hàm tóan và lượng giác, 2 hàm thông tin và 40 hàm kỹ thuật. Một số hàm rất thông dụng về ngày giờ mà ta thường sử dụng như : WORKDAY, EDATE, EOMONTH, NETWORKDAYS, YEARFRAC...
Bạn cũng nên chọn cài đủ những phần mềm bổ sung như : Lookup Wizard, Conditional Sum Wizard ( tương tự hàm Sumif giúp bạn xây dựng công thức mảng bằng cách đặt ra hàng lọat câu hỏi và hướng dẫn bạn, nên ta sẽ thấy nhẹ nhàng hơn). Nếu bạn nào đã có A-Tool của Tuanktcdcn giới thiệu, bạn sẽ thấy A-Tool còn nhiều cái thiết thực và hiệu quả hơn Conditional Sum Wizard nữa.

Trên đây, tôi đưa ra thêm một số Add-in cần thiết cho việc tính tóan trong Excel. Rất mong các bạn tham gia đóng góp ý kiến
 
Các add-in có sẵn của EXCEL

- Access Links Add-Internet: Để tạo ra các form Microsoft Access và gửi dữ liệu sang Excel, nhập dữ liệu từ Excel sang Access. Bạn phải cài đặt Microsoft Access 97 trong hệ thống để có thể sử dụng AccessLinks add-in.
- Analysis ToolPark: Bổ sung financial, statistical và các hàm giải tích.
- AutoSave: Tự động ghi workbook trong khi ban đang làm việc.
- Conditional Sum Wizard: Tạo một công thức là tổng của dữ liệu trong một danh sách nếu dữ liệu đúng chuẩn bạn chỉ định.
- File Conversion Wizard: converts một nhóm tới định dạng workbook.
- Lookup Wizard: tạo một công thức tra cứu dữ liệu trong một danh sách sử dụng các giá trị đã biết khác có trong danh sách.
- ODBC Add-Internet: Sử dụng các hàm Uses ODBC để kết nối tới các nguồn dữ liệu mở rộng bằng cách cài đặt các trình điều khiển ODBC.
- Report Manager: Tạo các report bao gồm nhiều vùng in khác nhau trong cùng workbook, hiển thị tối ưu workbook.
- Microsoft Excel Internet Assistant: Converts dữ liệu của worksheet và các biểu đồ sang các file HTML ( Hypertext Markup language).
- Solver: Bổ sung các giải pháp tính toán dự trên các ô có thể điều chỉnh được và các ô bị điều chỉnh.
- MS Query: Bổ sung vào MS Excel 5.0 để convert dữ liệu theo phạm vi trong định dạng Microsoft Excel 97 để định dạng Microsoft Excel 5.0/95, cho phép sử dụng các macro đã tạo trong Visual Basic for Applications trong các phiên bản trước của Microsoft Excel.
- Template Utilities: Cung cấp các tiện ích được sử dụng bằng cách xây dựng các template trong Microsoft Excel.
- Template Wizard with Data Tracking: Tạo ra các template để ghi lại các dữ liệu nhập vào trong cơ sở dữ liệu bảng tính cho phép hiệu chỉnh và phân tích.
- Update Add-In Links: Updates các đường dẫn tới các đặc tính của Microsoft Excel 97 đã được bổ sung trong các phiên bản của Microsoft Excel.
- Web Form Wizard: Thiết đặt một form trên Web server để dữ liệu gõ vào trong form sẽ được bổ sung vào cơ sở dữ liệu.
 
Các kỹ năng cần thiết

Một trong những kỹ năng đặc biệt đối với những người sử dụng Excel làm Kế Tóan là cần gán tên cho các miền, hằng, ô bảng tính, công thức. Ngay bây giờ, bạn có thể tham khảo trên diễn đàn bài "Tên và nhãn trong công thức". Ngòai ra, bạn có thể tham khảo thêm trên phần Help trực tuyến.
Bạn hãy thử hình dung xem khi bạn mở một bảng tính mà bạn đã tạo ra nó trước đó khá lâu, nếu bạn gặp một công thức như sau :
=IF(AND(B12="HCM",A12="AA"),C12*D12*0.5,C12*D12*0. 75)
Chắc chắn, bạn phải mất 10 đến 15 phút để suy luận xem công thức muốn nói gì. Nhưng nếu bạn gán tên cho công thức :
=IF(AND(ThanhPho="HCM",TenKhachHang="AA"),DonGia*S oLuong*GiamGiaIt, DonGia*SoLuong*GiamGiaNhieu)

Khi chọn tên miền, bạn nên pha trộn cả viết chữ hoa và viết chữ thường cho dễ đọc hơn. Bạn đừng nên dùng tòan chữ hoa, dễ nhầm lẫn với các công thức, càng nên tránh đặt tên trùng với công thức. Td : AVERAGE
Kỹ năng khác rất cần thiết đối với bạn là sử dụng cho được công thức mảng
Bạn cũng có thể bắt đầu tìm hiểu về công thức mảng qua các lọat bài trên diễn đàn.
Bạn cần tìm hiểu và sử dụng nhuần nhuyễn cho được các hàm sau : IF(bao gồm cả các hàm logic : AND, OR và các hàm xử lý lỗi : ISNA, ISERROR..), hàm xử lý chuỗi (RIGHT, LEFT, MID, TRIM, SUBSTITUTE...), SUM, COUNT (bao gồm cả COUNTIF, COUNTA, COUNTBLANK), hàm dò tìm tham chiếu(LOOKUP, VLOOKUP, HLOOKUP, MATCH, INDEX, OFFSET..), hàm ADDRESS, INDIRECT. Công việc Kế Tóan của bạn tự động hóa được đến đâu phụ thuộc vào bạn xử lý được các hàm trên như thế nào đó
Kỹ năng cần thiết còn bao gồm cả việc bạn cần nắm vững cả những kiến thức cơ bản có sẵn trong Excel như Data/Validation, Condtional Format, Data/Filter...
Cuối cùng, Excel khó không phải vì nó quá phức tạp, mà vì chúng ta quan niệm không đúng về học và vận dụng nó. Các bạn hầu như đã trải qua những lớp học Excel và chú trọng đến những hàm, công thức phức tạp, trong khi việc tổ chức một bảng tính hợp lý, để lập được những công thức và tính kết quả cho nhẹ nhàng thì ít được đề cập đến
Tôi rất mong với Topic này, sẽ giúp các bạn nhận thấy Excel thực sự rất mạnh cho các bài tóan phân tích, lập kế họach, xử lý thông tin với khối lương dữ liệu vừa phải, nó rất năng động và dễ dàng trong việc điều chỉnh cách tính theo những yêu cầu mới. Còn đối với một phần mềm xử lý dữ liệu với khối lượng lớn, phần mềm kế tóan hòan chỉnh, thì các bạn đừng bắt Excel phải gánh vác công việc nặng nề này thay cho Access hay Visual Basic, SQL...
 
Góp ý & trao đổi về các File KT Excel đã có trên diễn đàn

Hiện tại trên TV đã có khá nhiều File KT - Excel, các bạn chắc cũng có nhiều người sử dụng các File này. Tôi sẽ mở đầu bằng một lời đề nghị của Virgin :
Đánh giá file KT-excel

Trích nguyên văn:
--------------------------------------------------------------------------------

Chào chị handung107
Trước giờ làm kế toán cho doanh nghiệp nhỏ mình luôn tìm kiếm 1 file excel để khỏi phải làm sổ. Thật may là mình đã tìm được file KT-excel của bạn.
Điều đầu tiên mình nhận thấy đó là file có kích thước nhỏ gọn, được trình bày rất đẹp mắt và dễ hiểu cho người sử dụng.
Tuy nhiên, chắc chắn vẫn có những lỗi tiềm tàng hoặc những khiếm khuyết đúng không ?
Mình đề nghị bạn một topic nhỏ trong box excel để những bạn đang áp dụng phần mềm này có thể nêu lên những thắc mắc, ưu điểm và hạn chế của nó.

Được không chị handung107
Thân chào.

Virgin

Thực sự, đây là File của NHP, khi nhận được File này, tôi cũng đã thấy đây là một File tốt, khá hòan chỉnh để lập BC thuế cho DN nhỏ, và tôi đã up lên TV cùng với File hướng dẫn KT-Excel của NHP với mong muốn giúp các bạn giảm nhẹ công sức khi làm KT. Cám ơn NHP và các bạn có ý kiến trao đổi về File này hay gặp khó khăn gì, xin đưa ra nhận xét, nếu bạn NHP bận quá, trong khả năng, tôi sẽ thay mặt NHP trả lời cho các bạn

Các bạn vào Thư viện của Webketoan để Download File này
 
Cập nhật thông tin DN vào File KT-Excel

File KT-Excel của NHP là một File khá đơn giản, không tạo giao diện nhiều, không dùng Macro, không dùng những công thức quá phức tạp. Nhờ vậy, File trở nên gọn, nhẹ, dễ sử dụng đối với nhiều người, nhất là những bạn chưa hiểu nhiều về Excel. Nhưng với những điều giản đơn như thế, mà File này vẫn đảm bảo được đầy đủ cho các bạn hòan thành một kỳ BC thuế và in sổ sách, nên đối với tôi, File này khá tốt. Mặt khác, khi cài những công thức dù là đơn giản, tác giả đã cho chúng ta thấy kinh nghiệm KT lâu năm của mình, (tác giả của File là KTT đã 16 năm đấy, các bạn ạ).

Khi bắt đầu tham khảo một File nào đó, phần trên, tôi đã nhắc các bạn : "Hãy chú ý đến các tên được đặt cho các ô, các dãy" của File. Phần tên của dãy, công thức, các bạn chịu khó đọc lại trên diễn đàn.
File KT-Excel có sử dụng các tên : TEN, DC, MST là những thông tin của DN, các bạn sẽ phải vào đây để chỉnh sửa thông tin. Đó là các ô IS1, IS2, IS3 của Sheet In-TC. Nếu các bạn không thấy những ô này, các bạn hãy xem cột IS tác giả có giấu đi không ?

Ở một số File KT chú ý phần giao diện, các bạn sẽ thấy có hẳn một Sheet xem như Trang Dau của File thiết kế đẹp, nổi lên những thông tin DN như : Tên DN, ĐC, MST, Tên GĐ, ĐT...

Các bạn còn phải cập nhật các thông tin Danh Mục khác như : DM KH, DMNCC, DMHH, DMTK, DSNV...Như vậy, tùy vào thiết kế File KT, các bạn hãy đọc tất cả các hướng dẫn có mặt tên File.
File KT-Excel, có Sheet HD, và tác giả còn gởi thêm một File HD nữa, tôi đã up lên TV rồi. Nếu vào Insert/Name/Define, các bạn sẽ thấy, tác giả có để riêng Sheet DM cho các DM KH, DMNCC, DMHH...nhưng sau đó, tác giả đã Delete những Sheet này, để các bạn cập nhật thẳng thông tin vào luôn, như : Mã KH sẽ được đăng ký tại Sheet th-no, mã VTHH trong Sheet NXT...
Bạn cũng sẽ cập nhật các số dư đầu kỳ, và khi bạn vào Sheet nào, bạn hãy chú ý các Comment (ghi chú) của tác giả. Nếu bạn muốn đọc kỹ hơn, bạn hãy vào View / Comment, chọn Show all Comment, cho nó hiện ra tất cả.

Td : Sheet Khai Thue, có các Comment hướng dẫn như sau :Cell A2, khi bạn để trống, tiêu đề sẽ là Bảng kê HH bán ra, ngược lại là Bảng kê HH mua vào.
 
Nâng cấp kỹ năng nhập liệu

Để nâng cấp File KT-Excel, chúng ta có thể tạo lại các Sheet DMKH, DMNCC, DMMH..., vì nếu ta có các Sheet DM riêng như vậy, chúng ta sẽ đỡ tốn công sức nhập liệu cho những lần sau. Ta sẽ Insert thêm một số Sheet để tạo CSDL cho các thông tin về KH, NCC, HH...
Nếu các bạn tham khảo qua một số File KT, bạn sẽ thấy thông tin này luôn bao gồm : Mã, TênKH, ĐC, ĐT, MST, nếu là HH thì sẽ là Mã, TênMH, Quy cách, ĐGiá...
Có một vài File kết hợp chung DMKH và DMNCC, để phân biệt, tác giả sẽ quy định thêm Mã số TK vào Mã. Td : 131AA, có nghĩa Cty AA là KH, hay 331AA, nghĩa là Cty AA là NCC.
Với DMHH cũng vậy, nhiều tác giả cũng thích ghép Mã TK chung với Mã MH, nếu MH là Chi phí như Điện thọai sẽ là 642DT, nếu MH là HH như máy in HP1320 sẽ là 1561HP1320...
Dĩ nhiên, tùy việc thiết kế CSDL của bạn, cách đặt công thức để rút dữ liệu vào các sổ, bạn sẽ có cách đặt các Mã sao cho khoa học và dễ làm nhất. Nhưng chắc chắn, nếu bạn có những Sheet DM riêng như vậy, bạn chỉ cần nắm vững các công thức VLOOKUP, LOOKUP, là việc nhập liệu của bạn sẽ đỡ công hơn hẳn. Các bạn nào đã trải qua công việc này, chắc chắn sẽ hiểu hơn, khi bạn chỉ cần gõ AA chẳng hạn vào cột Mã KH, thì các cột còn lại như TênKH, Địa chỉ, MST đã đồng lọat hiện ra.
Và sẽ đến một lúc nào đấy, bạn sẽ gặp rắc rối khi không thể nhớ là Mã KH này có bị trùng lặp không, như TH bạn đã đặt cho Cty Thượng Hải rồi, bây giờ lại có Cty Thiên Hồng nữa..., khi đó bạn phải nhờ đến chức năng kiểm tra của Data / Validation hay Format Conditional.
Cũng vậy, khi con số KH hay NCC của bạn lên đến vài trăm, bạn sẽ không sao nhớ được Cty Thiên Hồng, mình đã đặt cho nó Mã gì nhỉ ? Nếu nhập mã sai, sẽ dẫn đến hoặc dữ liệu không truy xuất được, hoặc không đúng tên Cty, MST. Và bạn sẽ phải nhờ đến các công cụ có sẵn của Excel như : Auto Complete, ComboBox, List của Data / Validation...Nếu bạn vẫn chưa hài lòng, bạn hãy cố gắng tham khảo lại lọat bài : Tạo bảng chọn dữ liệu trong Excel, Hiện ghi chú về tên khi nhập mã hàng...
Khi thiết kế CSDL như trên, bạn hãy ghi nhớ : sử dụng việc đặt tên cho mảng, dãy bất cứ lúc nào có thể được.
Bây giờ, các bạn có thể bắt tay nâng cấp File KT-Excel, nếu các bạn thích rồi đấy. Chúc các bạn thành công
 
Mẫu sổ sách của các File KT

Hầu như hiện nay các File KT cũng như các phần mềm KT đều chưa thiết kế đúng với mẫu sổ sách do Bộ Tài Chánh quy định. Tôi không bàn về các phần mềm vì ngòai Unesco ra, tôi chưa sử dụng phần mềm nào khác.
Khi bạn xin báo cáo KT bằng máy vi tính, thường bạn đăng ký là chép sổ bằng máy vi tính, nghĩa là thay vì chép sổ tay, tôi chép sổ bằng máy, mẫu sổ sách đúng với các mẫu sổ sách tiêu chuẩn.
Khi kiểm tra, cán bộ thuế sẽ kiểm tra các sổ sách (có nơi CB thuế yêu cầu hàng tháng bạn phải đóng dấu giáp lai nữa cơ), cùng với các chứng từ gốc mà không quan tâm đến File của bạn.
Ngược lại, nếu bạn xin BC bằng phần mềm KT, nghĩa là bạn không nhất thiết phải có đủ sồ sách đúng mẫu, nhưng phần mềm KT đó phải đủ độ tin cậy và được công nhận, vì khi kiểm tra cán bộ thuế sẽ yêu cầu bạn có Flie.
Thực tế hiện nay, không có ranh giới rõ ràng giữa 2 khía cạnh này, nên các File KT cứ thiết kế các mẫu sổ không được chuẩn lắm. Với Excel, việc dùng các công thức để rút dữ liệu vào các sổ lại càng khó hơn nếu tuân thủ đúng các thiết kế sổ.
Td : Từ bảng tổng hợp các chứng từ để rút vào sổ NKC sao cho có 2 dòng như bạn Virgin nói, không phải là không làm được. Tôi đã thử làm, và trên diễn đàn đã có bài của Tuanktcdcn và Bachve về chủ đề này. Ngòai ra, trên TV cũng có bài hướng dẫn..., nhưng trong File KT-Excel, tác giả lại muốn sử dụng công thức cực kỳ đơn giản, nếu bạn để ý, File này hầu như không có hàm Match, Index, Offset, công thức mảng..., mà những hàm này lại rất cần thiết để tự động rút dữ liệu từ Bảng TH các CT ra các lọai sổ sách.
Trong một số File, tác giả cho phép bạn nhập thẳng chứng từ phát sinh vào sổ NKC luôn, vì thường rút dữ liệu vào sổ NKC hay các CTGS là phức tạp nhất. Nhưng được việc này, bạn sẽ mất việc khác, bạn được mẫu sổ này phù hợp, đến mẫu sổ khác lại không đúng...
Tuy nhiên, không có gì là không làm được, vì ngay cả nếu khó rút dữ liệu quá, mà cần đúng mẫu sổ, ta vẫn có thể nhập thủ công thêm 1 lần nữa thẳng vào sổ NKC mà. Đó là đường cùng thôi. Nếu các bạn quan tâm đến các vấn đề này, việc đầu tiên, là bạn hãy dùng Excel, tự thiết kế các mẫu sổ sách cần thiết đúng tiêu chuẩn. Bạn nên quan tâm đến việc sử dụng các lọai hàm đã nói ở trên, và chúng ta sẽ từ từ thảo luận tiếp trong các bài sau nhé

File Mẫu sổ sách cũng có trên Thư viện của Webketoan
 
Thiết kế các mẫu BC & sổ sách

Để thiết kế đúng các mẫu BC & sổ sách, dĩ nhiên chúng ta phải có mẫu đúng chuẩn và mới nhất.

1/ Gom các BC, Sổ sách có cùng mẫu thiết kế trên một Sheet :

Các mẫu này có cùng một cấu trúc giống nhau : số cột bằng nhau, vị trí, độ rộng các cột, chúng khác nhau chỉ phần tiêu đề.
Đó là các mẫu sổ như : Sổ NK Thu Tiền, NK Chi Tiền (của NK Chung), các lọai phiếu Thu, Chi, Nhập Xuất.
Các mẫu BC gồm : BC HH Bán ra & Mua vào, BC HH Mua vào có HĐ bán hàng (không có thuế GTGT)
Tuy nhiên,nếu một số chi cục thuế đã áp dụng bảng kê mã vạch cho tờ khai thuế GTGT, các BC HH Bán ra, Mua vào, thì khi thiết kế, chúng ta phải thiết kế đúng với các mẫu này để dễ dàng Paste vào phần mềm có mã vạch của Bộ Tài Chính.

Đối với lọai 1, chúng ta sẽ đặt sự chọn lựa tại một Cell nào đó, td : trong File Excel - KT, tác giả đặt tại Cell A2, khi A2 là R sẽ là Bảng kê HH DV Bán ra, còn khi A2 ="", sẽ là Bảng Kê HH, DV Mua Vào. Chúng ta chỉ cần sử dụng các công thức IF, là có được các hàng tiêu đề tại các ô tương ứng, phù hợp với các chọn lựa của mình khi in BC. Nếu muốn chuyên nghiệp hơn, bạn có thể dùng Data / Validation.
Bạn chọn một vùng nào đó, nhập các vùng tiêu đề để làm DS nguồn, bạn có thể Hide vùng này đi, hoặc Format cho Font chữ màu trắng.
Các thí dụ về Data / Validation, bạn có thể tham khảo trong các File trên TV hoặc các đề tài trên diễn đàn

2/ Đối với các lọai sổ chi tiết, nhiều mặt hàng, nhiều tài khỏan :

Sổ chi tiết vật liệu sản phẩm HH, Sổ chi tiết các Tài khỏan, Sổ Cái, Chứng Từ ghi sổ (đối với hình thức Chứng từ ghi sổ), các phiếu Thu, Chi, Nhập, Xuất..., chúng chỉ cần một Sheet duy nhất cho một lọai sổ, phiếu. Các bạn sẽ đặt Data / Validation, để tạo DS cho một Cell cố định, và đặt các công thức tham chiếu đến các ô này để rút dữ liệu ra từ một nguồn chính.

Td : Sổ chi tiết các tài khỏan hay sổ cái, bạn hãy dùng vùng DM của tài khỏan để đặt Data / Validation, sổ CT VLSPHH, bạn dùng vùng DM Mặt Hàng để làm nguồn DS cho Validation

Sau cùng, khi thiết kế sổ, bạn hãy dùng Style. Bạn vào Format Style, đặt tên cho Style là Tieudechinh chẳng hạn cho tiêu đề lớn, bạn quy định Font chữ, màu chữ, kiểu chữ...cùng vài định dạng khác. Bạn đặt thêm vài kiểu Style nữa, khi nào cần, bạn chỉ cần chọn vùng, và mở hộp Style ra để nhấp vào các tên lựa chọn kiểu định dạng của mình.
Bạn cũng cần chọn các sổ, BC có cùng vị trí đặt các thông tin DN lại theo từng nhóm. Giữ phím Ctrl và nhập cùng lúc Tên Cty, ĐC, MST...
Nếu bạn tạo riêng Sheet về thông tin DN, thì bạn nhập công thức vào các Cell này thay vì nhập thẳng tên Cty.
Td : Bạn đặt tên cty tại Cell A2 của Sheet TTDN. Bạn giữ Ctrl và chọn các Sheet cùng nhóm để nhập công thức như sau : ="Tên Cty :"&" "&TTDN!A2. Tương tự cho ĐC, MST...
Đến đây, chúng ta sẽ tạm ngưng. Hẹn các bạn dịp sau nhé. Chúc các bạn thành công
 
Danh Mục các mẫu sổ KT áp dụng cho các DN vừa và nhỏ

Có lẽ vấn đề này các bạn ai cũng biết, tuy vậy, tôi vẫn điểm sơ qua các mẫu sổ cần thiết mà chúng ta phải có
1/ Các mẫu sổ chung cho các hình thức kế toán : NKChung, CTGS, NKSổ Cái
-Sổ quỹ tiền mặt
-Sổ tiền gửi NH
-Sổ theo dõi tiền mặt, tiền gửi bằng ngoại tệ
-Sổ theo dõi séc
-Sổ kho (thẻ kho)
-Sổ chi tiết vật liệu, sản phẩm, hàng hoá
-Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, sản phẩm, hàng hoá
- Sổ tài sản cố định
-Sổ theo dõi tài sản cố định và dụng cụ tại nơi sử dụng
-Sổ chi tiết thanh toán với người mua và người bán
-Sổ chi tiết tiền vay
-Sổ chi tiết bán hàng
-Sổ chi phí sản xuất kinh doanh
-Sổ Lương
-Sổ chi tiết các tài khoản
-Bảng phân bố tiền lương, BHXH
-Bảng phân bổ vật liệu, công cụ
-Bảng phân bổ KHTSCĐ
-Bảng PB CP trả trước
-Thẻ tính giá thành sản phẩm
2/Ngoài các sổ chung, chúng ta cần các mẫu sổ cụ thể cho từng hình thức KT như sau :
a/Hình thức NKChung :
- Sổ NKChung
-Sổ Cái (dùng cho NKChung)
-Sổ NKThu Tiền
-Sổ NKChi Tiền
-Sổ NKBán Hàng
-Sổ NKMua Hàng
b/Hình thức CTGS :
-Chứng Từ Ghi Sổ
-Sổ Đăng ký CTGS
-Sổ Cái (dùng cho CTGS)
c/Hình thức NKSổ Cái :
-NKSổ Cái
3/Các Mẫu BC hàng tháng, quý, năm :
-BC HH Mua vào
-BC HH Mua vào có HĐ Bán Hàng
-BC HH Bán ra
-Tờ khai thuế GTGT
-Bảng CĐSPS
-Bảng CĐKT
-BC NXT HH
-Kết quả hoạt động KD
-BC Lưu chuyển tiến tệ
-Tờ khai QT thuế TNDN...
 
Tạo trang Index và các bảng DM

Trang Index, các bạn có thể dùng ngay add-in Asap Utilities để tạo trang Index được nhanh chóng. Bạn vào Menu Asap / Sheets / Create an Index page with all Sheets (clickable). Nếu không, bạn có thể làm thủ công bằng cách vào Insert/ Hyperlink. Tại hộp Text to Display, bạn gõ tên bạn muốn thể hiện. Tại Place In This Document, bạn chọn Sheet cần Link đến. Sau đó, bạn có thể Format Cell Link này để có Font chữ, Size, màu chữ như ý muốn.
Việc cần thiết tạo các bảng DM hầu như quá rõ ràng. Nhưng tạo bao nhiêu bảng DM và thiết kế các Mã như thế nào là cả một vấn đề vì nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình thiết kế File sau này của bạn khá nhiều. Như ta xây ngôi nhà cũng vậy, ta phải suy nghĩ trước xem ta sẽ xây mấy lầu, bố trí mấy phòng, vị trí, chức năng các phòng sẽ đặt ở đâu.
Thông thường, chúng ta sẽ có các bảng DM sau : DM khách hàng, DM Nhà CC, DM Nhân viên, DM Mặt Hàng, DM Tài khoản. Nếu bạn chỉ thiết kế File cho vừa đủ, thì bạn sẽ có 1 File gọn, nhẹ và dễ sử dụng nhất. Nếu bạn muốn File của bạn có nhiều chức năng hơn, tôi sẽ đề nghị bạn nên chia thành các File riêng, bạn có thể có 3 File : File chứa các bảng DM, thông tin DN, File về HH và File về thu chi. Bạn cũng có thể tạo nhiều File hơn, nhưng tôi thấy càng nhiều File, sẽ càng khó kiểm soát các công thức vòng, các Link với nhau.
Chúng ta trở lại với bảng DM. Thiết kế các Mã là quan trọng. Các Mã phải không trùng nhau. Các bảng DM phải tổng hợp được nhiều thông tin nhất, để khi ta chỉ gọi một Mã thôi, ta sẽ có tất cả các thông tin cần thiết
Với DMKH và NCC, ít nhất ta phải có các cột sau : MãKH, TênKh, Địa chỉ, MST
Với DMMH ta sẽ có các cột sau : MãMH, TênMH, ĐVTính. Tuỳ tình hình của DN, cũng như tuỳ thuộc vào thiết kế File, bạn có thể có thêm các cột như : Đơn Giá, các số liệu đầu kỳ.
Với DMNV, có các cột như : MãNV, Tên NV, ĐC, Mã Chức vụ, Mã Phòng ban, Mã Bậc lương...Và dĩ nhiên, nếu bạn có các cột Mã Phòng ban, Mã CV, Mã Bậc Lương, thì bạn sẽ phải có các bảng DM tương ứng để khi nhìn Mã CV, Mã Phòng Ban, Mã Bậc Lương, bạn có thể tìm ra ngay NV đó có chức vụ gì, làm việc ở phòng ban nào, hệ số bậc lương là bao nhiêu ?
Với bảng DM Tài khoản, bạn sẽ có Mã TK, và tên TK. Tuỳ thiết kế, bạn cũng có thể đặt các số liệu đầu kỳ vào bảng DM này, hoặc bạn cũng có thể tạo thêm các cột TK cấp 1, cấp 2...Chúng ta sẽ tham khảo cách đặt Mã trong các bảng DM của các File KT trên WKT trong bài sau nhé các bạn
 
Thiết kế Mã và các bảng DM

Khi đặt mã, các bạn sẽ muốn nếu có mã bị trùng lặp, sẽ được thông báo ngay. Chúng ta sẽ nhờ Data / Validation kiểm soát giúp chúng ta việc này. Bạn có thể tham khảo tại đây :
http://webketoan.com/forum/showthread.php?t=4969&page=3
Với File KT của thanhnhan, bạn ấy thiết kế DMKH, NCC, và NV chung một bảng, bảng này sẽ có thêm cột tênKH, hay tên NV, vừa có tên Cty. Cách này cũng thích hợp, vì như thế tiết kiệm được một bảng DMNV, vừa có tên để lên phiếu thu, phiếu chi. Nhưng bạn sẽ khó lên sổ lương, bảng lương nếu thiết kế chung như vậy
Với File KT tham khảo, tác giả đặt DMKH, DMNCC chung một bảng với nhau, và quy định nếu là KH sẽ có thêm 131 trước mã KH, và 331 trước mã NCC để phân biệt.
TD : 131AA nghĩa là Cty AA là KH. Và 331AA thì Cty AA là NCC.
Với File KT của Vanet, tác giả thiết kế như sau : Ngoài các bảng DM bình thường, có thêm bảng DM các đối tượng KT. Đối tượng KT, ta tạm hiểu bao gồm tất cả các TK chi tiết cần theo dõi như : 131, 141, 142, 156, 331, 333...Tác giả cũng đặt các Mã TK tiêu biểu trước các Mã đối tượng khác nhau. Cách này khá nhiều ưu điểm khi thiết kế File để theo dõi, nhất là với cách thiết kế bao gồm 1 Form cho nhiều loại sổ khác nhau để tiết kiệm việc mở thêm quá nhiều Sheet. Nhưng ngược lại, sẽ nảy sinh hạn chế khác : Nếu KH của bạn khoảng vài trăm, mặt hàng của bạn khoảng vài trăm, công nợ của bạn khoảng vài chục, bạn sẽ không quản lý nổi. Bạn đừng vội nói rằng vì Excel không thể sử dụng để làm CSDL hay hạn chế của nó ...gì gì khác... Chẳng qua, chúng ta chưa sắp xếp chỗ đủ cho nó thôi.
Nhưng điều quan trọng nhất là, ta phải đặt mã sao cho có một phần cố định để sắp xếp cho các công thức, các hàm của ta không bị xáo trộn, thay đổi và một phần mở để người sử dụng tuỳ thích sửa đổi cho phù hợp.
Và nếu với cách nghĩ này, giải pháp đúng sẽ là đặt các Mã TK là phần cố định, kết hợp với phần mở rộng là các mã KH, NCC, MH...tương ứng
Chúng ta sẽ tiếp tục nữa trong bài sau...Các bạn cho ý kiến nhé
 
Xin lưu ý các bạn là việc thiết lập các bảng DM và đặt các mã tuỳ vào các bạn, giống như khi bạn xây nhà, bạn muốn có bao nhiêu phòng và dùng vào việc gì, bài trí ra sao là tuỳ vào nhu cầu sử dụng của các bạn. Chúng tôi chỉ đưa ra một số gợi ý về cách thiết kế và mong các bạn cùng tham gia góp ý thôi
- Về bảng DM TK thông thường kiêm luôn BCDSPS, nhưng đối với các DN nhỏ, nhiều TK dư sẽ làm cồng kềnh và nặng nề bảng này, do đó, ta vẫn nên để riêng bảng DMTK, phần BCDSPS ta chỉ đăng ký những TK nào sử dụng, sau này nếu phát sinh thêm TK nào, ta chỉ cần thêm vào Bảng , không cần sửa chữa các bảng DM. Việc này càng thuận lợi, nếu bạn nào sử dụng File làm KT chung cho nhiều DN khác nhau
- Theo tôi, việc ghép mã TK vào các đối tượng khác nhau xem như TK chi tiết rất hiệu quả. Td : Với đối tượng là NH ACB
Tôi đặt 112ACB, với mã này sẽ là TK chi tiết của 112, theo dõi các nghiệp vụ phát sinh về tiền gửi NH ACB của DN
Nhưng nếu tôi đặt là 311ACB thì mã này sẽ là TK chi tiết của TK 311, theo dõi các nghiệp vụ phát sinh về tiền vay NH ACB của DN
Các mã KH và NCC cũng vậy, nếu cùng là một tên, vừa là KH, vừa là NCC, và có liên quan đến các khoản công nợ phải thu, phải trả, tôi sẽ đặt thêm 131, 331 trước mã tên KH & NCC, còn không liên quan công nợ, sẽ đặt tên bình thường
Các NV có nhận tạm ứng, sẽ có 141 trước tên NV, còn NV khác sẽ chỉ có Mã tên NV thôi
Nếu mặt hàng vừa là HH, vừa là NVL cũng đặt như vậy, nói tóm lại tôi gọi đây là các TK chi tiết. Và tôi sẽ có bảng DM các TK chi tiết cùng các số dư đầu kỳ kèm theo
Các Mã đặt như vậy sẽ làm phong phú thêm cho việc đặt tên các mã đỡ bị trùng lặp và dễ gợi nhớ hơn. Còn ngoài ra, như tsf muốn có cách đặt nào để dễ gợi ra tên thì hơi khó đối với nhiều KH. Với Excel, bạn còn tuỳ biến muốn đặt thế nào cũng được, mã có thể 3 ký tự, có thể vừa số, vừa ký tự, có thể dài ngắn tuỳ thích, còn nếu bạn dùng Access để lập bảng DM, nó sẽ bắt bạn phải tuân thủ nghiêm chỉnh kiểu Mã, dài bao nhiêu ký tự, dạng thức gì...
Nếu bạn đặt Mã cho các KH sau :
ADU : Cty TNHH Anh Duy
ADUO : Cty TNHH Ánh Dương
ADO : Cty TNHH Á Đông
ADUN : Cty TNHH Anh Dũng
ADUONG : Cty TNHH An Dương...
Excel sẽ chấp nhận, nhưng Acess sẽ không cho. Đến một lúc nào đó, chắc chắn bạn sẽ cần đến những đề tài chúng tôi đã đề cập đến rất nhiều : Cách hiện ghi chú khi nhập mã, tạo bảng chọn dữ liệu, cách kiểm tra các Mã bị trùng bằng Validation... Bạn cứ từ từ đọc và nghiền ngẫm lại những gì đã có trong tay, bạn nhé
 
KT tiền mặt

Về căn bản, chúng ta đều hiểu cách định khoản các nghiệp vụ KT. Nhưng để thiết kế một File KT, cần cái nhìn bao quát nhiều vấn đề khác nhau để lập CSDL. Do đó, chúng ta nên hệ thống lại một số vấn đề chính như sau :

Tôi sẽ chia đề tài này thành các phần như sau :
- KT tiền mặt & tiền gửi NH
- KT công nợ
- KT doanh thu
- KT chi phí
- KT các khoản ứng trước
- KT lương
- KT hàng hoá
- KT tài sản cố định
- KT tổng hợp

Rất mong được sự cộng tác của các bạn, vì dù sao KT đối với tôi chỉ là nghiệp dư, còn nhiều thiếu sót, các bạn hãy nhiệt tình đóng góp cho diễn đàn nhé

I/ KT tiền mặt - TGNH :

Chúng ta cần các sổ theo dõi : Sổ NKC, Sổ QTM, Sổ theo dõi TGNH, Sổ theo dõi ngoại tệ (nếu có ngoại tệ )

Các nghiệp vụ chính của KT tiền mặt là :

1/ Rút tiền gửi NH về QTM (111- 112)
2/Thu tiền của KH, các khoản phải thu đã được thu về bằng TM (111 - 131, 136, 144, 138)
3/Doanh thu bán hàng và những hoạt động khác thu bằng tiền mặt (111 -511, 711, 515)
4/Nhận TS đi đầu tư về bằng tiền mặt (111 - 121, 128, 221, 228)
5/Nhận góp vốn, NS cấp vốn và nguồn kinh phí được cấp bằng tiền mặt (111 - 411, 441, 461)
6/Các khoản thu bằng tiền mặt khác (111 - TK liên quan)
7/ Mua tài sản, HH bằng tiền mặt (211, 156, 152, 153… - 111)
8/ Dùng tiền mặt để thanh toán với người bán và các khoản phải nộp cho Nhà Nước (331, 333 - 111)
9/Dùng tiền mặt để góp vốn liên doanh (121, 128, 221 - 111)
10/ Chi phí cho sản xuất kinh doanh, chi phí quản lý (627, 641, 642 - 111)
11/Các khoản chi khác bằng tiền mặt (Các TK liên quan - 111)

Các nghiệp vụ chính của KT TGNH là :

1/ Doanh thu các hoạt động thu được bằng tiền gửi NH (112 - 511, 515, 711)
2/ Những khoản phải thu đã thu bằng tiền gửi NH : (112 - 136, 138, 131)
3/ Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn bằng tiền gửi NH : (112 – 344)
4/ Thu các khoản đầu tư bằng tiền gửi NH (112 – 121, 128, 221)
5/ Chênh lệch tỷ giá hạch toán lớn hơn tỷ giá thực tế của doanh thu bằng ngoại tệ hoặc tỷ giá thực tế cuối kỳ lớn hơn tỷ giá đã ghi sổ của ngoại tệ tồn cuối kỳ (112 – 413)
6/ Rút tiền gửi NH về quỹ tiền mặt hoặc chuyển tiền (111, 113 – 112)
7/ Mua vật tư tài sản bằng tiền gửi NH (151, 152, 156…, 211 – 112)
8/ Xuất tiền gửi NH ra để thanh toán các khoản nợ phải trả hoặc trả người bán (331, 333, 338 – 112)
9/ Xuất tiền gửi NH dùng cho các đối tượng liên quan khác (Các TK liên quan – 112)
10/ Chênh lệch tỷ giá hạch toán nhỏ hơn tỷ giá thực tế của mua vật tư, tài sản bằng ngoại tệ, hoặc tỷ giá thực tế cuối kỳ nhỏ hơn tỷ giá ngoại tệ đã ghi sổ của ngoại tệ cuối kỳ (413 – 112)

Các nghiệp vụ chính của KT tiền đang chuyển là :

1/ Xuất tiền nộp NH hoặc đã làm thủ tục chuyển tiền (113 – 111, 112)
2/ Khách hàng hoặc KH nợ đã trả tiền, doanh thu bán hàng nộp vào NH mà chưa có giấy báo có (113 – 131, 138, 511)
3/ NH đã báo có về tiền đang chuyển (112 – 113)
4/ Tiền đang chuyển và người bán đã nhận được tiền (331 – 113)

Tạm thời, chúng ta gác lại tất cả các bút toán về lương, thuế, hàng hoá…chỉ nói riêng về tiền mặt để dễ theo dõi, chúng ta sẽ từ từ bàn thêm về các bút toán khác trong các bài sau
 
Tổng quan về thiết kế File Kế toán trên EXCEL

Tuanktcdcn​

Xin lỗi các bạn vì bận I chưa đọc kỹ tất cả các bài viết trong topic này. I xin đưa ra mô hình tổng quát để hình lên một "Hệ thống kế toán DN" trên EXCEL.

1- Phải xây dựng một hệ thống các danh mục (DM)
Có bao nhiêu nhóm đối tượng cần quản lý thì sẽ phải tạo riêng một Sheet/Table tương ứng để làm danh mục.
Danh mục tạo ra là để ghi tất cả các thông tin (ban đầu) quan trọng cho đối tượng quản lý (I tạm gọi là Mã). Trong các DM này nhất thiết phải có một cột "Mã" để lập các Mã quản lý, những Mã trong cùng một DM không được trùng nhau. Thông tin trên các DM là cơ sở quan trọng để ghi vào các sổ KT, cac báo cáo,...
1-DMTK;2-DMVLSPHH;3-DMKH;4-DMNB;5-DMTSCD;6-DMTHUE;7-DMNV; 8-DMTiente,...
2- Xây dựng một hệ thống sổ sách ghi chép thường nhật
Các sổ là NKC-"Nhật ký chung" và các Nhật ký liên quan khác
Đây là những sổ quan trọng để đưa ra các sổ sách,báo cáo. Như vậy tất cả các sổ sách thống kê sau này bạn đều phải căn cứ từ đây.
Để làm một File kế toán tổng quát thì cần phải nhìn được tổng thể mọi cái sẽ sảy ra điều gì. Trong kế toán với nguyên tắc "thực" phải ghi vào sổ những cái đã phát sinh (I gọi là nghiệp vụ kinh tế phát sinh-NVKTPS), cơ sở để ghi sổ là các Chứng từ.
Tất cả các thông tin quan trọng trên chứng từ được đưa vào lọai sổ sách này. Vì vậy các cột trong các sổ sách này phải phù đủ để ghi các thông tin của các chứng từ, chúng ta thiết kế làm sao mà các loại chứng từ đưa vào sổ này đều được.
Sổ Nhật ký gồm các cột quan trọng :
Mã CT | Ngày CT | Diễn giải | Số tiền | Loại tiền | Tỷ giá | Nợ TK | Có TK | Tiền VND | Mã Thuế | DVKH | Mã NV | ĐTCF | Cho CT |.....
DVKH: dùng để nhập Mã nhà cung cấp, Mã khách hàng
Với cấu trúc trên bạn gần như nhập được tất cả các chừng từ kế toán. Riêng với loại chừng từ mua-bán hàng hay các chứng từ làm biến động về Kho thì cần thiết kế riêng hoặc kết hợp vào trong sổ NKC cột như :
| Mã VLSPHH | Số lg | Đơn giá |
Nếu bạn không quá ngại thì nên tạo một sheet riêng (SoKho) để ghi chi tiết các Mã hàng mua vào, nhập vào,bán đi,xuất đi. Có điều bạn phải ghi song song-Trên NKC ghi số tiền tổng hợp trên TK, còn trong "So Kho" thì vào chi tiết các Mã VLSPHH.
Cấu trúc "Sổ Kho" gồm:
Mã CT | Ngày CT | Diễn giải | Số tiền | Loại tiền | Tỷ giá | Nợ TK | Có TK | |Mã VLSPHH | Số lg | Đơn giá |Tiền VND | ĐTCF |....
"Sổ Kho" mục đích để lập sổ chi tiết biến động về Kho.

Tất cả các thông tin trong chứng từ khi ghi vào NKC,SoKho đều phải ở dạng Mã trừ diễn giải.
NCK là cơ sở để lập các báo cáo kế toán!
Một điều quan trọng, trước khi nhập số liệu vào các sổ sách (cả trong DM) thì các cột để nhập mã đều phải Format về dạng "Text". Vì SumIf thì hiểu được chung chung (VD TK "111"=200000đ và TK 111 = 100000đ , khi dùng SumIf(.111..)=300000đ) hết nhưng {=Sum(IF(,..))} thì phân biệt rõ ràng Number và Text đồng thời với các TK ngoài bảng 001..007.. sẽ hiện đúng.

Với cách thiết kế như trên thì DN bạn hay DN khác kế toán có thể chủ động áp dụng

Việc ghi chép đúng vào các DM, các sổ NKC, SoKho bạn đã có một Database cơ bản để bắt đầu lập các sổ và các BC. Vấn đề còn lại là "kỹ thuật" mà thôi.
3- Kỹ thuật lập sổ
Bạn hãy chuẩn bị:
* Kiến thức "nền tảng"
Các hàm: Vlookup,Hlookup,Match,Index,Choose,If, And, Or, Sum, SumIF, Count, CountIF, SUMPRODUCT
Công cụ: Sort, Validation, Subtotals, Conditional Formating, Auto Filter, Advance Filter,
Bạn hãy tìm hiểu những điều trên trong một số sách dạy "Tin học căn bản", "Tin hoc văn phòn"
Công thức mảng-Đây là kỹ thuật quan trọng trong kế toán, riêng kiến thức này không hpai học đâu xa, EFC là No 1!
* Kiến thức "Chuyên môn"
Việc lập các sổ kế toán là rất quan trong mang nạng tính chuyên môn cao. Ngoài các sổ quản lý riêng của DN thì hầy như tất cả các sổ đều phải làm theo hướng dẫn của BTC. Bạn phải hiểu căn nguyên một chỉ tiêu nào đó trên báo cáo, mối liên hệ từ NKC của mình.
Tôi ví dụ một tư duy trước khi lập sổ TH 131-"Phải thu của khách hàng"
Số dư đầu kỳ được tính bằng cách lấy số tiền bên Nợ/Có của TK131 và Ngày là đầu kỳ/Cuối kỳ trước.
Số phát sinh Nợ được tính bằng cách lấy số tiền bên Nợ của TK131 và Ngày >ngày đầu kỳ/Cuối kỳ trước.
Số phát sinh Cợ được tính bằng cách lấy số tiền bên Cợ của TK131 và Ngày >ngày đầu kỳ/Cuối kỳ trước.
Cột "Tồn cuối" được tính ra sao? Buớc sau bạn sẽ thấy!
* Khả năng tư duy logic và kỹ năng lập công thức trên EXCEL
Đây là phần khó nhất đây! Đôi khi ta mất ăn mất ngủ vì nó nhưng chính nó cũng làm cho ta một mình tự nhảy múa hát nhạc "Rock" trong phong vì sự thành công của chính mình.
Một con người làm được điều này hay khác đều phải có khả năng tư duy, tư duy của con người cho phép điều khiển tư duy của máy tính (máy tính chỉ la công cụ thực hiện). Khả năng này có người có được trí tuệ bẩm sinh, nhưng có người thì không bằng. Nhưng bạn yên tâm rằng tư duy phát triển ở cấp độ cao là từ rèn luyện!
Bạn hãy tạo dựng mối liên hệ từ ít nhất hai loại sổ DM và NCK
Sự liên hệ này cho ta một sổ có các thông tin vừa có trong NCK (tiền chẳng hạn) vừa có trong DM như Tên KH, MS Thuế, Địa chỉ,..Trong EXCEL để làm việc này dễ nhất là dùng hàm Vlookup.
Trước khi lập công thức trong EXCEL bạn hãy dùng kỹ thuật "Đặt tên Vùng dữ liệu"-EFC là No 1! Bạn chú ý là cột đầu tiên của Vùng phải là cột Mã.
Bây giờ I sẽ lập sổ TH 131
|Mã KH | Tên KH | Nợ ĐK | Có ĐK | Nợ PS | Có PS | Nợ CK | Có CK |
|Mã KH | bạn hãy liệt kê toàn bộ có trong "Danh mục khách hàng"
|Tên KH| =Vlookup(MãKH, DNKH, cottentrongDMKH,0)

| Nợ ĐK | ={=Sum(If(NCK.MaKH=MãKH, If(NKC.NgayCT<Ngay đầu kỳ , If(NKC.NợTK="131", NKC.TienVND, 0),0),0))}
| Có ĐK | ={=Sum(If(NCK.MaKH=MãKH, If(NKC.NgayCT<Ngay đầu kỳ , If(NKC.CóTK="131", NKC.TienVND, 0),0),0))}

| Nợ PS | ={=Sum(If(NCK.MaKH=MãKH, If(NKC.NgayCT>=Ngay đầu kỳ , If(NKC.NợTK="131", NKC.TienVND, 0),0),0))}
| Có ĐK | ={=Sum(If(NCK.MaKH=MãKH, If(NKC.NgayCT>=Ngay đầu kỳ , If(NKC.CóTK="131", NKC.TienVND, 0),0),0))}

| Nợ CK | = If(Nợ ĐK-Có ĐK+Nợ PS-Có PS>0,Nợ ĐK-Có ĐK+Nợ PS-Có PS,0)
| Cợ CK | =- If(Nợ ĐK-Có ĐK+Nợ PS-Có PS<0,Nợ ĐK-Có ĐK+Nợ PS-Có PS,0)

Khi áp dụng bạn phải dùng tên vùng và địa chỉ cụ thể trong các công thức nhé.
Ví dụ về TH131 chỉ đơn giản để bạn thấy lập sổ TH là thế. Với các sổ chi tiết thì tính tư duy lại cao hơn.

* Tính đồng nhất giữa các sổ-Đồng hóa trong công thức
Đã có rất nhiều chương trình kế toán làm trên EXCEL của một số bạn I thấy khá "phức tạp", I thấy để lập sổ cái bạn ấy lập 50 Sheet cho 50 TK, ...
Theo VD về sổ TH 131 ta thấy Sổ TH331 có cấu trúc tương tự, vậy bạn hãy lập công thức ao cho khi I thay "131"->"331", "Mã KH"->"Mã NB" thì sẽ được sổ tương ứng. Với Sổ cái TK ta thấy cấu trúc sổ không hề thay đổi khi ta lập cho các TK, vậy chúng ta lập công thức sao cho khi thay "111"->"TK###" ta sẽ được Sổ cái "TK###" dù bạn có vài trăm TK thì cũng chỉ cần một Sheet duy nhất đẻ lập sổ cái!

Còn thiết kế giao diện, quy trình nghiệp vụ cuối kỳ....

Thiết kế File kế toán hoàn chỉnh thực sự là một việc không đơn giản, ta phải đầu tư cho nó rất nhiều mới có thể "mĩ mã" được. Còn rất nhiều điều I muốn chia sẻ nhưng vì không có nhiều thời gian nên mong các bạn khác tiếp tục viết để Topic này đầy đủ hơn.
 
KT tiền gửi NH

Hôm nay, tôi sẽ tiếp tục chủ đề Excel và KT của chúng ta, các bạn nhé. Các bạn có thể hình dung công việc KT tiền mặt - TGNH trên Excel như sau :
- Lập các CTGS hay sổ NKC, NKTT, NKCT
-Lập sổ quỹ TM, sổ theo dõi ngoại tệ, sổ theo dõi TGNH
-Cuối tháng, sẽ tổng hợp từ các sổ để lập bảng CDSPS, và những BC tổng hợp khác
Chúng ta sẽ thực hiện bài tập sau :
DNTN KHT là DN làm đại lý cho các Cty Colgate Palmolive (dầu gội đầu, KDR, BCDR các loại), Cty Technopia (nhang muỗi Jumbo và các mặt hàng khác), Cty LD mỹ phẩm LG Vina (sản phẩm Double Rich các loại), Cty F&N (sữa Daisy các loại), Cty hoá mỹ phẩm Dasco (Bột giặt, Nước rửa chén, nước xịt phòng...) có các nghiệp vụ KT sau :
-Tất cả các Cty trên, khi nhập hàng đều thanh toán sau qua NH trừ Cty Dasco trả bằng tiền mặt
-DN có tài khoản tiền gửi NH tại các NH phát triển nhà, NH ACB
-DN có tiền hoa hồng Cty LG trả bằng tiền mặt. Ngoài ra, Cty LG còn hỗ trợ DN một khoản tiền trả lương cho NV bán hàng các sản phẩm của LG
-Các công ty ngoài khoản HH nhập kho, còn theo dõi HH khuyến mãi cho KH do nhà phân phối cung cấp. Mỗi Cty có khoản gần 50 mặt hàng
-Dn nộp thuế và BHXH cho NV qua NH
Như vậy, việc đầu tiên, chúng ta sẽ xác định các DM tài khoản chi tiết phải mở để theo dõi các khoản mục trên
1/ Tài khoản mẹ : 111, 112, 331, 333, 334, 338, 156, 511, 515, 632, 635, 642, 711...
2/Tài khoản CT :
-1111
-1121PTN : Tiền VN gửi tại NH Phát triển Nhà
-1121ACB : Tiền VN gửi tại NH ACB
-331CP : Phải trả NCC Colgate Palmolive
-331FN : Phải trả NCC F&N
-331TNP : Phải trả NCC Technopia
-331LG :Phải trả NCC LG Vina
-5111FN : Doanh thu bán hàng (SP của FN)
-5111TNP : Doanh thu bán hàng (SP của TNP)
-5111CP :Doanh thu bán hàng (SP của CP)
-5111LG :Doanh thu bán hàng (SP của LG)
-5111DAS :Doanh thu bán hàng (SP của DAS)
-5111HH : Hoa hồng trong tháng
Bạn có thể mở các tài khoản nào bạn muốn theo dõi chi tiết tương tực cho 632, 515...
Bây giờ, khi định khoản một nghiệp vụ KT, bạn hãy định khoản cả hai : TK mẹ và TK chi tiết cấp nhỏ nhất
TD :
1/Ngày 02/10/05 rút TGNH tại ACB chi trả NCC LG 30.000.000đ, ta định khoản như sau :
-Nợ 331LG : 30.000.000
-Có 1121ACB : 30.000.000
2/Thu bán hàng bằng TM ngày 03/10/05 hoá đơn các mặt hàng sữa (Cty F&N) 5.500.000đ, trong đó : DT 5.000.000 và thuế VAT 10% : 500.000đ
-Nợ 1111 : 5.500.000
-Có 5111FN : 5.000.000đ
-Có 33311 : 500.000đ
Chúng ta thử bài tập sau các bạn nhé
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom