Bài viết: Vẽ đồ thị Microsoft Excel 2003-2016 từ cơ bản đến nâng cao (phần 1)

Liên hệ QC

TranThanhPhong

Ngày mai trời lại sáng!
Thành viên danh dự
Tham gia
16/3/07
Bài viết
2,104
Được thích
19,156
Giới tính
Nam
Phần I. Nhập môn đồ thị trên Excel và các dạng đồ thị cơ bản

Chương 1. Giới thiệu về đồ thị trong Excel


Đồ thị giúp trình bày các số liệu khô khan bằng việc vẽ thành các hình ảnh trực quan, dễ hiểu. Đồ thị được liên kết với dữ liệu của nó trong bảng tính, do đó khi thay đổi dữ liệu của nó trong bảng tính thì lập tức đồ thị sẽ thay đổi tương ứng theo. Trong Excel 2007 việc vẽ đồ thị chưa bao giờ dễ dàng và đẹp như bây giờ. Excel có rất nhiều kiểu đồ thị khác nhau phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau của rất nhiều loại đối tượng sử dụng bảng tính, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá thế giới đồ thị của Excel trong bài học này.

Bạn có thể quyết định nơi đặt đồ thị của Excel trong bảng tính theo một trong hai dạng sau:

- Đặt đồ thị trong worksheet (hay còn gọi là Embedded chart) và
- Đặt đồ thị thành một ChartSheet

Để chuyển đổi qua lại giữa hai dạng lưu trữ này ta làm như sau: Chọn đồ thị | Chart Tools | Design | Location | Move Chart.

- Nếu là Embedded chart thì bạn chọn tên sheet tại Object in và nhấn nút OK.
- Nếu là Chart Sheet thì bạn nhập tên cho sheet tại hộp New sheet và nhấn nút OK.

h001.jpg

Hình 1.1: Chọn nơi đặt đồ thị


1.1. Các bước vẽ và tùy biến đồ thị

Phần này trình bày các bước vẽ đồ thị từ một bảng số liệu cho trước và tùy biến một số tùy chọn của đồ thị. Bảng bên dưới là số liệu kết quả nghiên cứu về sự thỏa mãn của các nhóm khách hàng phân biệt theo độ tuổi. Nếu chúng ta dùng bảng kết quả này để báo cáo cũng không có vấn đề gì, tuy nhiên báo cáo sẽ sinh động và thuyết phục hơn nếu chúng ta biến các con số này thành đồ thị để kết quả nghiên cứu được nhìn thấy một cách trực quan hơn.

h002.jpg

Hình 1.2: Bảng số liệu nghiên cứu

Thực hành theo các bước sau:

Bước 1: Chọn vùng dữ liệu A3:D9, chọn luôn các nhãn của các cột.

Bước 2: Vào Insert | Charts. Ví dụ chúng ta chọn nhóm Column | Clustered Column.

h003.jpg

Hình 1.3: Chọn kiểu đồ thị

Bước 3: Xong bước 2 là chúng ta đã có ngay một đồ thị dạng cột như hình trên. Tuy nhiên, chúng ta có thể thay đổi cách bố trí của các thành phần trên đồ thị bằng cách: Chọn đồ thị | Chart Tools | Design | Chart Layout | chọn cách bố trí thích hợp. Ví dụ chúng ta chọn kiểu Layout 3 trong Chart Layout.

h004.jpg

Hình 1.4: Lựa chọn Layout

Bước 4: Chúng ta có thể thay đồi cách thức hiển thị các nhóm số liệu trên trục hoành bằng cách đảo các chuỗi số liệu từ dòng thành cột và ngược lại: Chart Tools | Design | Data | Switch Row/Column. Chúng ta thực hiện lệnh này khi các đồ thị ở bước trên chưa hiển thị đúng như mong muốn. Ví dụ chúng ta muốn nhóm các nhóm tuổi lại để dễ so sánh các nhóm tuổi với nhau.

h005.jpg

Hình 1.5: Đảo dòng/cột

Bước 5: Chúng ta có thể đổi sang kiểu đồ thị khác bằng cách vào: Chart Tools | Design | Type | Change Chart Type. Hộp thoại Insert Chart sẽ liệt kê các kiểu đồ thị hiện có của Excel và bạn tha hồ lựa chọn.

h006.jpg

Hình 1.6: Hộp thoại Insert Chart và chọn kiểu đồ thị khác


Bước 6: Ngoài ra, chúng ta có thể chọn lại tông màu cho đồ thị bằng cách chọn Chart Tools | Design | Chart Styles | chọn More ().

1.2. Nhận biết các thành phần trên đồ thị


Các thành phần thông dụng

h008.jpg

Hình 1.8: Các thành phần trên đồ thị

1) Chart title: Tiêu đề chính của đồ thị.
2) Chart area: Là toàn bộ đồ thị chứa các thành phần khác trong đồ thị.
3) Plot area: Vùng chứa đồ thị và các bảng số liệu của đồ thị.
4) Data label: Biểu diễn các số liệu cụ thể kèm theo trên đồ thị.
5) Legend: Các chú thích, giúp ta biết được thành phần nào trong đồ thị biểu diễn cho chuỗi số liệu nào.
6) Horizontal gridlines: Các đường lưới ngang.
7) Horizontal axis: Trục nằm ngang (trục hoành) của đồ thị.
8) Data table: Thay vì dùng "Data label" ta có thể dùng "Data table" ngay bên dưới hình vẽ, là bằng số liệu để vẽ đồ thị.
9) Horizontal axis title: Tiêu đề trục hoành của đồ thị, xác định kiểu dữ liệu trình diễn trên trục hoành.
10) Vertical gridlines: Các đường lưới dọc.
11) Vertical axis: Trục dọc (trục tung) của đồ thị.
12) Vertical axis title: Tiêu đề trục tung của đồ thị, xác định kiểu dữ liệu trình diễn trên trục tung.


Một số thành phần chỉ có trên đồ thị 3-D

h009.jpg

Hình 1.9: Đồ thị 3-D, các thành phần bổ sung
  • Back wall: Màu/ hình hiển thị phía sau đồ thị
  • Side wall: Màu/ hình nền ở các cạnh bên dưới của đồ thị
  • Floor: Màu/ hình nền bên dưới đồ thị
  • Column depth: Độ sâu của các thành phần biểu diễn chuỗi số liệu dưới dạng 3-D.

Một số bài viết có liên quan:

1/ Phân tích tồn kho theo phương pháp ABC
2/ Làm thế nào để đồ thị hoạt động hiệu quả?
3/ Spreadsheet Design: TRÌNH BÀY BẢNG TÍNH
4/ Nhãn danh mục không chen ngang vào biểu đồ
5/ Công cụ Camera trong Excel
6/ Kết hợp biểu đồ và thêm 1 trục phụ
7/ Biểu đồ đường hay phân tán?
8/ 30 mẹo siêu đơn giản giúp hoàn thiện biểu đồ (phần 2)
9/ 30 mẹo siêu đơn giản giúp hoàn thiện biểu đồ (phần 1)
10/ Đánh dấu điểm MAX và MIN trong biểu đồ Excel
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Upvote 0
Web KT
Back
Top Bottom