Bài tập hàm Excel căn bản.

Liên hệ QC
Túm lại, nếu là căn bản thì người giải phải vẽ được sơ đồ lô gic vấn đề (trong đầu nếu thông minh, bài bản như tôi thì vẽ ra giấy). Từ sơ đồ, nối mỗi bước của nó với một hoặc hai hàm. Tổng lại. Chỉnh chút xíu. Test. Hết.

Từ đàu bài #1 đến giờ, theo nhận xét của tôi là câu đố chứ đâu phải bài tập.
Vẫn là hàm căn bản (Index), vẫn là hướng tới tư duy logic mà anh. Thí dụ như bài #99 của bebo có lập luận và làm nháp ra tham số dòng, rồi lập luận làm nháp ra tham số cột, saau cùng mới ráp vào index đó chứ?
Những đề ra trước đó cũng sử dụng hàm căn bản: các hàm v/h lookup, match, index, Offset. Cách ra đề của tôi (kiểu đánh đố, khó) đòi hỏi và hướng người giải đề vào việc tư duy vừa logic vừa đơn giản, cho ra công thức đơn giản và hàm đơn giản đã biết.
Chẳng hạn nhiều người biết tên hàm, cách dùng từng hàm, đã từng dùng Offset để tạo name động. Nhưng động có nhiều kiểu động và phải va chạm thực tế mới thấy cần dùng suy luận để tiếp tục dùng cái có sẵn, cái đã biết. Thay vì đi hỏi, đi xin và lãnh về 1 công thức khủng đọc chẳng hiểu.
Lại thêm ví dụ bài 6 vừa rồi: chuyển 1 chiều thành 2 chiều và ngược lại. Những suy luận phức tạp càng dẫn tới công thức phức tạp, thì tôi hướng người giải đến suy luận đơn giản.
Indirect R1C1 là 1 dạng tư duy phức tạp là ví dụ cụ thể trong các bài giải BT6 này.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Quay lại name động: Động không chỉ là giãn ra, mà còn là co vào, còn là nhúc nhích (di chuyển) dọc, nhúc nhích ngang, ...
Nhiều người nghĩ tạo name giãn kích thước dòng, cột theo dữ liệu tăng lên là xong name động. Thực ra còn các loại động và name động khác như:
2. Tạo ra vùng tham chiếu chạy: Cũng 5 dòng nhưng dòng bắt đầu là dòng được chỉ định. Hoặc cũng 5 cột nhưng bắt đầu ở cột được chỉ định.
3. Giống loại 2 ở chỗ chỉ định bắt đầu, nhưng kích thước cũng co giãn như loại 1
4. Tạo ra dữ liệu động cho 1 vùng tham chiếu cố định (loại này gần với ứng dụng name hơn là tạo name)
5. Dữ liệu động theo các kiểu trên, nhưng không chỉ trong sheet mà còn động (chạy) trong nhiều sheet.
v.v...
Nếu tôi không đưa ra những bài tập (hoặc câu đố, hoặc đánh đố) này thì nhiều người bị giới hạn ở mức căn bản không tư duy, căn bản máy móc, chứ chưa lên tầm căn bản có tư duy.
 
...
Em thấy công thức trên nếu cơ bản làm được mới lạ. như các bài tập ở trường mà nhìn các công thức trên thì đảm bảo đứng hình.
1. Bài tập ở trường hầu hết đều do các Thầy/Cô có căn bản zê rô về ứng dụng và thiết kế bảng tính.
Đối với họ, bảng tính là một hoặc nhiều cái bảng kẻ ngang dọc thành dòng và cột. Phần mềm (Excel) cung cấp thêm một mớ công thức để xào nấu số dữ liệu còn thiếu (nếu cái bảng đó là bảng treo tường thì số dữ liệu còn thiếu sẽ được tính tay)
Nói cách khác, kiến thức về bảng tính của trường học là kiến thức kiểu "chạy theo"; thấy "công cụ abc làm được việc xyz thì cứ việc lấy mà dùng".
Kiến thức đúng đắn kiểu "làm chủ" là phải đặt câu hỏi "tôi cần gì? cần xyz. Cái này lấy ở đâu ra? ở abc".
Kiến thức đúng đắn kiểu "cao cấp" là phải "nhìn abc và biết được mình có thể moi móc ra những gì, một trong những thứ đó đó có xyz".

2. Trên thực tế, công thức khủng thường không được giới đồng nghiệp chấp nhận. Tôi làm bảng tính giờ công cho nhân viên. Nếu nhân viên nào thách thức con số của tôi thì tôi phải giải thích được rõ ràng từng bước tính. Tôi không nói chuyện hiểu công thức, ở đây là giải thích cho người khác. Kiến thức những người khác này là "căn bản".

Vẫn là hàm căn bản (Index), vẫn là hướng tới tư duy logic mà anh. ...
Với người biết Toán Giải Tích thì một bài toán vi phân là căn bản. Nhưng bạn hỏi thử ở đây có bao nhiêu người đủ tự tin và tư duy đưa một vấn đề về dạng vi phân để giải? Điển hình tính thể tích, diện tích hình cầu? (cái công thức thể tích, diện tích mà ta học là do bài toán vi phân tính ra)
Cần khá nhiều kinh nghiệm. Mà cái gì cần nhiều kinh nghiệm thì không thể gọi là căn bản.

Bạn khá chủ quan về việc tư duy. Cái tư duy bạn đòi hỏi hơi cao. Bạn có thể ra bài tập chỉ cần chút tư duy và chút kinh nghiệm.

...
Nếu tôi không đưa ra những bài tập (hoặc câu đố, hoặc đánh đố) này thì nhiều người bị giới hạn ở mức căn bản không tư duy, căn bản máy móc, chứ chưa lên tầm căn bản có tư duy.
"tầm căn bản có tư duy" nó không phải là một trị có biểu kế để đo một cách khách quan.
Muốn lập biểu kế, bạn phải chịu khó đi sưu tập về làm bảng thống kê.

Trươc mắt, tôi thấy bà con dùng mẹo khá nhiều. Mẹo ở đây chưa chắc do tư duy. Nó có thể do kinh nghiệm và khả năng lục tìm.

Điển hình, hàm Lookup và Aggregate là hai hàm mà dân GPE chỉ dùng nó trong kỹ xảo chứ không thật sự dùng chức năng chính.
 
Trên thực tế, công thức khủng thường không được giới đồng nghiệp chấp nhận
Thật vậy, em dùng hàm Let để tính thôi mà đồng nghiệp: "Sao mà công thức gì phức tạp quá vậy?"- và rồi không dùng, em cảm giác là họ đang nghi ngờ kết quả mình tính ra, nhưng cách làm chỉ là lọc duy nhất và đếm.
 
Thật vậy, em dùng hàm Let để tính thôi mà đồng nghiệp: "Sao mà công thức gì phức tạp quá vậy?"- và rồi không dùng, em cảm giác là họ đang nghi ngờ kết quả mình tính ra, nhưng cách làm chỉ là lọc duy nhất và đếm.
Không chấp nhận là chuẩn, vì nếu nó tác động đến kết quả mà không có diễn giải
 
Không chấp nhận là chuẩn, vì nếu nó tác động đến kết quả mà không có diễn giải
Thật ra em đang giúp đồng nghiệp bên kế toán, họ cũng biết sử dụng excel, với lọc trùng và đếm thì tìm hiểu thêm hàm LET là tự diễn giải được rồi. Đằng này không sử dụng và cũng không hỏi thêm. Đứng dưới góc độ đồng nghiệp giúp đồng nghiệp thì em cũng chẳng buồn giải thích. Em không phải người cần --=0.
- Vì thấy bác Vẹt có đề cập đúng ngay tình huống xảy ra với em thôi.
 
Thầy giải đáp giúp em với ạ!!!

Trường hợp nào thì nên dùng Offset, trường hợp nào thì nên dùng Index để tối ưu ạ??? Như trong bài tập 6 của thầy em dùng Offset còn mọi người em thấy đều dùng Index
Không có trường hợp nào riêng hẳn tối ưu, còn tùy thuộc đặc trưng dữ liệu
Khi array của index rất lớn to thì khi đó offset lại hơn
Trái lại khi kết quả nhiều hơn so với dữ liệu nguồn thì có khi dùng index lại hơn
Nên túm lại tùy đặc trưng quy mô của dữ liệu, và kết quả

Thật ra em đang giúp đồng nghiệp bên kế toán, họ cũng biết sử dụng excel, với lọc trùng và đếm thì tìm hiểu thêm hàm LET là tự diễn giải được rồi. Đằng này không sử dụng và cũng không hỏi thêm. Đứng dưới góc độ đồng nghiệp giúp đồng nghiệp thì em cũng chẳng buồn giải thích. Em không phải người cần --=0.
- Vì thấy bác Vẹt có đề cập đúng ngay tình huống xảy ra với em thôi.
Không giải thích, thì người ta không dùng là đúng rồi (ngày từ let là thể hiện ... rằng thì là ... đằng sau/ trong nó là cái gì mới là quan trọng, từ let không thể hiện cái chính)
Bạn chỉ dùng cái gì đúng và hiểu, quản lý được nó, niềm tin phải đặt vào chính mình trước.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Không giải thích, thì người ta không dùng là đúng rồi
Ấy ấy bác chớ nói thế, bác trên GPE đã lâu chắc đã hiểu kiểu đăng bài "bấm cái ra kết quả" hoặc "copy paste công thức là có ngay kết quả".
Ai cần bác giải thích nào? Thậm chí còn kêu bác dán công thức vào file. ***&&%
 
Ấy ấy bác chớ nói thế, bác trên GPE đã lâu chắc đã hiểu kiểu đăng bài "bấm cái ra kết quả" hoặc "copy paste công thức là có ngay kết quả".
Ai cần bác giải thích nào? Thậm chí còn kêu bác dán công thức vào file. ***&&%
Đó là giúp online thôi, còn người ta dùng hay không thì chưa biết (và cũng khó mà biết người nhận câu trả lời có đủ căn bản hay bỏ thời gian để tìm hiểu cơ bản mà áp dụng không, còn tự áp dụng thì rủi ro chắc chắn tự chịu rồi) <-- sao áp đặt đồng nghiệp phải dùng rồi chê trách người ta (chưa hiểu chưa quản lý được thì không nên dùng là người có trách nhiệm)
Còn muốn dùng thì phải hiểu, tin thì có khi bay cả công ty
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Kết quả thì như nhau, nhưng Offset là 1 hàm volatile, sẽ được tính lại khi có bất kỳ thay đổi nào trên bảng tính, nên hạn chế dùng. Name dùng Offset thì được vì chỉ tính lại 5, 10 name, còn dùng cho 100 ô, ngàn ô thì ...
Dạ......Em cảm ơn thầy nhiều nhé!!!!!
 
Không có trường hợp nào riêng hẳn tối ưu, còn tùy thuộc đặc trưng dữ liệu
Khi array của index rất lớn to thì khi đó offset lại hơn
Trái lại khi kết quả nhiều hơn so với dữ liệu nguồn thì có khi dùng index lại hơn
Nên túm lại tùy đặc trưng quy mô của dữ liệu, và kết quả
Vâng ạ.....Em cảm ơn bác nhé
 
Thật ra bệnh nào thuốc nấy Sư phụ.. nhờ các bài trên em muốn có hàm tổng quát hơn mà khi thêm bớt dữ liệu không cần sủa công thức,
mới làm được 1 câu còn 3 câu khác chưa tìm ra ct tối ưu.
Dùng lookup 2 mảng gõ tay {1, 2, 3, 4} và {1, 5, 9, 13} mà gọi là tối ưu á? Rồi khi thêm số liệu thì làm gì?

Em thấy công thức trên nếu cơ bản làm được mới lạ. như các bài tập ở trường mà nhìn các công thức trên thì đảm bảo đứng hình.
Chỉ dùng Index, chỉ dùng If, Lookup, ... thì gọi là căn bản. Chỉ cần thêm chút tính toán số học.
 
Dùng lookup 2 mảng gõ tay {1, 2, 3, 4} và {1, 5, 9, 13} mà gọi là tối ưu á? Rồi khi thêm số liệu thì làm gì?


Chỉ dùng Index, chỉ dùng If, Lookup, ... thì gọi là căn bản. Chỉ cần thêm chút tính toán số học.
như em đã nói bệnh nào thì thuốc đó.
dựa trên dữ liệu của sư phụ nên nới dùng lookup mảng 4 phần tử. chứ dữ liệu biến đổi kiểu co giãn dòng hoặc cột thì lại khác
ví dụ cho công thức 1 bài 1
PHP:
=OFFSET($B$1,QUOTIENT(ROWS($C$2:$C2)+COUNTA($C$1:$H$1)-1,COUNTA($C$1:$H$1)),MOD(ROWS($C$2:$C2)-1,COUNTA($C$1:$H$1))+1,,)
cái cơ bản trong bài tập 6 là xác định được vị trí dòng và cột của dữ liệu thì giải quyết được vấn đề.
Nói thật lòng bài tập của sư phụ đưa vào các trường đại học thì tỷ lệ học sinh đậu môn chiếm 3-10%.
mà các trường thì hầu hết cần thành tích là chủ yếu.
 
PHP:
=OFFSET($B$1,QUOTIENT(ROWS($C$2:$C2)+COUNTA($C$1:$H$1)-1,COUNTA($C$1:$H$1)),MOD(ROWS($C$2:$C2)-1,COUNTA($C$1:$H$1))+1,,)
Dùng Offset không trực quan bằng dùng Index.

Nếu chỉ để xử lý việc co giãn dòng cột thì đặt 1 name động cho vùng dữ liệu rồi các hàm tham chiếu đến Name đó.
Nói thật lòng bài tập của sư phụ đưa vào các trường đại học thì tỷ lệ học sinh đậu môn chiếm 3-10%.
3% đó là nhân tài, Thương nên tuyển dụng những người này.
Bài đã được tự động gộp:

Nếu vậy thì không đúng. Xét riêng copy & Paste thì Rows(A$1:A1) không khác gì Row(A1) cả.
View attachment 289198
Cám ơn Thắng. Đúng nhận, không cãi.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Nói thật lòng bài tập của sư phụ đưa vào các trường đại học thì tỷ lệ học sinh đậu môn chiếm 3-10%.
Cái này chưa chắc, đúng với người đi làm văn phòng mà không khá excel thôi
Còn SV đang tốt về toán, về logic ... thì họ khá excel là làm tốt
SV (Sinh Viên) thường yếu với các bài toán thực tế (SV VN thường làm tốt khi đề đã chỉ rõ, nhiều khi còn vặn vẹo sao đề thiếu đề sai), phải tự tạo bảng, bố trí dữ liệu, cột phụ hay nói khác là lập ra đề <-- mà thực tế cái này mới là quan trọng với người làm
 
Cái này chưa chắc, đúng với người đi làm văn phòng mà không khá excel thôi
Còn SV đang tốt về toán, về logic ... thì họ khá excel là làm tốt
SV (Sinh Viên) thường yếu với các bài toán thực tế (SV VN thường làm tốt khi đề đã chỉ rõ, nhiều khi còn vặn vẹo sao đề thiếu đề sai), phải tự tạo bảng, bố trí dữ liệu, cột phụ hay nói khác là lập ra đề <-- mà thực tế cái này mới là quan trọng với người làm
còn mình đang đại học năm 2. mình có xem qua các bài tập của cháu. nó không phức tạp đâu bạn. họ cho phép tạo cọt phụ để đơn giản hơn
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom