[Đố vui có thưởng] Về các mã số trong CCCD (Căn cước công dân)

Liên hệ QC
Theo như mình hiểu thì đã có sỹ quan cao cấp về QL Trật tự XH nói rằng 500 năm nữa cũng không trùng lắp CCCD, là chỗ này: Sau TK 23 hay 24, người ta sẽ quay lại 0 & 1 ở con số thứ 4!

Luận sự việc để có khi còn biết ai đó đang dốc tổ hơn mình!
Sao lại phải thế kỷ gì vậy? Ngày sinh là quan trọng, nó sẽ phải được liệt kê tại đâu đó. Vậy thế kỷ để làm gì khi ngày sinh đã định vị thế kỷ. Tại sao không dùng cả 10 chữ số cho giới tính? Chữ số chẵn là vd. nữ, chữ số lẻ là nam? Mà tôi chưa tham khảo 11 hay 12 chữ số trong CCCD. 12 chữ số đó có đủ phân biệt ... Vd. 2 cô gái sinh cùng ngày, cùng bệnh viện ̣(trong cùng ngày ở cùng 1 địa phương (tỉnh?) thì số trẻ gái / trai được sinh ra theo thống kê lớn nhất là bao nhiêu trẻ) ... 11, 12 chữ số có đủ để tránh trùng lặp, không xác định?. Tôi hỏi vì tôi chưa biết có 11 hay 12 chữ số, và mỗi chữ số ở vị trí 1, 2, ..., 11 có nghĩa gì.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Hội xưa có cái bộ trưởng không bộ, uy lắm à nha.
Có cái bộ nào mà có tiền chén chó zát Au là OK liền ấy chứ.
Lúc í mình sẽ sắm hẵn 8 xe 4 bánh để mỗi ngày đi 1 loại cho dân chúng khiếp đãm luôn! (Dư 1 cho em út thuê phí = 0!)
Sao lại phải thế kỷ gì vậy? Ngày sinh là quan trọng, nó sẽ phải được liệt kê tại đâu đó. Vậy thế kỷ để làm gì khi ngày sinh đã định vị thế kỷ. Tại sao không dùng cả 10 chữ số cho giới tính? Chữ số chẵn là vd. nữ, chữ số lẻ là nam?
Con số thứ 5 & thứ 6 dùng để xác định năm sinh, ví dụ 147 là nữ sinh 1947; 248 là nam sinh 2048 vậy mà

Còn 6 con số cuối nói là ngẫu nhiên nhưng mình tin chắc cũng đã được 'qui hoạch' rồi;
Mình mường tượng ở TF HCM ví dụ có 20 quận huyện (cho dễ), hàng năm Ông TF sẽ phân bổ cho quân I & II (ví dụ) 100.000 số; Ai ra đời trước trong 2 quận này được số nhỏ hơn; Không chừng 2 quận ví dụ này lại phân bổ chi tiết cho các phường trực thuộc. . . . .
(Giả định vậy thôi, chưa làm bộ trưởng nên chưa rành hết!)
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Sao lại phải thế kỷ gì vậy? Ngày sinh là quan trọng, nó sẽ phải được liệt kê tại đâu đó. Vậy thế kỷ để làm gì khi ngày sinh đã định vị thế kỷ. Tại sao không dùng cả 10 chữ số cho giới tính? Chữ số chẵn là vd. nữ, chữ số lẻ là nam? Mà tôi chưa tham khảo 11 hay 12 chữ số trong CCCD. 12 chữ số đó có đủ phân biệt ... Vd. 2 cô gái sinh cùng ngày, cùng bệnh viện ̣(trong cùng ngày ở cùng 1 địa phương (tỉnh?) thì số trẻ gái / trai được sinh ra theo thống kê lớn nhất là bao nhiêu trẻ) ... 11, 12 chữ số có đủ để tránh trùng lặp, không xác định?. Tôi hỏi vì tôi chưa biết có 11 hay 12 chữ số, và mỗi chữ số ở vị trí 1, 2, ..., 11 có nghĩa gì.
Theo mấy ông đặt ra mã số căn cước thì nó như thế này:
1652713261082.png
Cái mã thế kỷ (kiêm) mã giới tính đó là thế này: chẳng theo 1 logic mã số nào cả từ xưa đến nay.
1652713397724.png
 
Con số thứ 5 & thứ 6 dùng để xác định năm sinh, ví dụ 147 là nữ sinh 1947; 248 là nam sinh 2048 vậy mà
Thế có bao nhiêu nữ sinh năm 1947? Rất rất nhiều luôn. Những nữ này trùng nhau. Một khi tôi nói về ngày sinh là ý muốn nói tới ngày, tháng, năm sinh. Cả 3 gộp lại mới nói về một con người.
 
Tp. Hà Nội, Tp. HCM có dân số lớn nhất nước. Mỗi năm có chưa tới 200 nghìn trẻ em được sinh ra ở mỗi thành phố đó. Tỉ lệ nam nữ khoảng 1:1, vậy có chưa tới 100 nghìn trẻ em có giới tính nữ được sinh ra mỗi năm. Còn rất xa 999,999.
 
Cái mã thế kỷ (kiêm) mã giới tính đó là thế này: chẳng theo 1 logic mã số nào cả từ xưa đến nay.
Thì đã nói là logic này có thể do 1 ông bộ trưởng "chén chó dát Au" đặt ra mà lị. À mà cũng có thể lấy cái phi logic của công cuộc mã hóa trong quân đội Đồng Minh thời thế chiến chăng?
----------
Tới thế kỷ 25, có khi TP HCM gộp cả Bình Dương, Đồng Nai vào, 1 năm có tới hơn 2 triệu trẻ được sinh ra ấy chứ.
Hoặc ngược lại, không gộp mà lại tách tỉnh, cả nước lại có hơn trăm tỉnh thành ...
 
Tới thế kỷ 25, có khi TP HCM gộp cả Bình Dương, Đồng Nai vào, 1 năm có tới hơn 2 triệu trẻ được sinh ra ấy chứ.
Hiện này dân số Việt Nam trên dưới 99 triệu và dù có mức sinh cao so với trung bình thế giới cũng chỉ có hơn 1,5 triệu trẻ được sinh ra mỗi năm. Vậy chỉ khi nào tổng dân số 3 tỉnh này vượt qua qua 140 triệu thì mới đạt mức sinh 2 triệu trẻ. Nhưng tôi biết chắc rằng, tổng dân số toàn Việt Nam (với 3 tỉnh trong đó) sẽ rất khó vượt qua mốc 140 triệu cho nên giả thiết trên không thể xẩy ra.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Tới thế kỷ 25, có khi TP HCM gộp cả Bình Dương, Đồng Nai vào, 1 năm có tới hơn 2 triệu trẻ được sinh ra ấy chứ.
Hoặc ngược lại, không gộp mà lại tách tỉnh, cả nước lại có hơn trăm tỉnh thành ...
Chả ai biết mặt mũi thế giới thế nào sau 300 năm nữa. Nếu thay cho VN là Liên bang Đông Dương thì tất nhiên sẽ có hiến pháp mới, bộ luật mới. Mà thậm chí vẫn VN thì cũng có thể là thể chế mới, và do vậy hiến pháp mới, bộ luật mới. Có khi cũng chả có CCCD gì cả. Mọi cái nó nằm ở trong màng óc, được mã khi con người sinh ra.
---------------------------------------------------------------------------
Tôi hỏi "11, 12 chữ số có đủ để tránh trùng lặp, không xác định" vì hiện thời tôi chưa đọc, chưa biết ý nghĩa từng chữ số. Thậm chí tôi không biết định danh thành phố hay tỉnh. Vì số sinh trong tỉnh chắc cao hơn nhiều số sinh trong một thành phố. Ngoài ra để tính khả năng thì phải biết ý nghĩa của tất cả các chữ số khác. Vd. BL có số điện tử công dân 11 chữ số.
Phải biết ý nghĩa tất cả các 11 chữ số thì mới tính được số khả năng. Số điện tử công dân có dạng yymmdd*****. 6 chữ số đầu là năm, tháng và ngày sinh. Chữ số 7, 8, 9 là số thứ tự, chữ số 10 là giới tính - 0, 2, 4, 6, 8 là nữ, 1, 3, 5, 7, 9 là nam. Chữ số 11 là chữ số kiểm tra. Biết được ý nghĩa rồi thì mới tính được vd. đủ cho bao nhiêu nữ sinh cùng ngày, tháng năm. Tức có 6 chữ số đầu giống nhau. Để xét số khả năng thì chỉ được xét chữ số 7, 8, 9, 10. Số thứ tự có 1000 khả năng: 000 tới 999. Nữ có 5 khả năng. Tổng cộng là 5000 khả năng. Cả nam và nữ là 10 000 khả năng. Đủ dùng vì trong 1 ngày khó có thể có > 10 000 trẻ ra đời.

Về CCCD tôi hỏi "có đủ không" vì tôi chưa biết ý nghĩa của 11 chữ số. Tôi không thể tính được số khả năng. Tất nhiên vấn đề cỏn con ấy họ đã phải biết và tính toán sao cho đủ. Tất nhiên muốn gán cho định danh, cho giới tính hay gì nữa mấy chữ số thì không chỉ là "muốn thế". Phải biết là có hay không, và chỉ ra được cách để kiểm tra xem liệu CCCD được cung cấp và lưu có thể kiểm tra được không, có cách nào chỉ ra là CCCD có lỗi không. Trong số điện tử công dân của Ba Lan có chữ số kiểm tra ở vị trí 11, và có thuật toán để kiểm tra xem số được lưu có bị lỗi hay không. Nếu công dân điền vào bản khai số bị lỗi do nhớ nhầm 1 chữ số nào đó thì thuật toán sẽ chỉ ra cái sai. Vì thế bịa ra 11 chữ số thì dễ thôi, nhưng phải có thuật toán chính xác để kiểm tra.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
-- . . . . Phải biết ý nghĩa tất cả các 11 chữ số thì mới tính được số khả năng. Số điện tử công dân có dạng yymmdd*****. 6 chữ số đầu là năm, tháng và ngày sinh. Chữ số 7, 8, 9 là số thứ tự, chữ số 10 là giới tính - 0, 2, 4, 6, 8 là nữ, 1, 3, 5, 7, 9 là nam. Chữ số 11 là chữ số kiểm tra. Biết được ý nghĩa rồi thì mới tính được . . . . . . .
Đọc đoạn bài của bạn về số DTCD của BL mình mới nhớ lại đã lâu có người trên DĐ làm nghề xuất nhập khẩu nói về cách đánh số của công tai nơ rất hay; Cái hay mà mình thấy là: Nó có con số kiểm tra này!
Nhưng VIE thì chắc các ngài xực cầy zát Au thấy không cần kiểm ngay, họ thích hậu kiểm hơn
Họ tuyên cáo rằng trong mỗi 5OO năm sẽ không bao giờ có số trùng số định danh cá nhân!
Còn chuyện bạn nói khi thành lập liên bang ĐD thì lúc đó như các Liên bang khác đang tồn tại, sẽ có cách, như cho mỗi thành viên đánh dấu các công dân của mình 1 cách đọc lập . . . . .(?)

Chúc các bạn 1 ngày thật vui vẻ & hạnh phúc!
 
Đọc đoạn bài của bạn về số DTCD của BL mình mới nhớ lại đã lâu có người trên DĐ làm nghề xuất nhập khẩu nói về cách đánh số của công tai nơ rất hay; Cái hay mà mình thấy là: Nó có con số kiểm tra này!
Nhưng VIE thì chắc các ngài xực cầy zát Au thấy không cần kiểm ngay, họ thích hậu kiểm hơn
Họ tuyên cáo rằng trong mỗi 5OO năm sẽ không bao giờ có số trùng số định danh cá nhân!
Còn chuyện bạn nói khi thành lập liên bang ĐD thì lúc đó như các Liên bang khác đang tồn tại, sẽ có cách, như cho mỗi thành viên đánh dấu các công dân của mình 1 cách đọc lập . . . . .(?)

Chúc các bạn 1 ngày thật vui vẻ & hạnh phúc!
Số trùng là chuyện khác còn chữ số kiểm tra dùng cho mục đích khác. Thường là con người khi có việc giải quyết ở các cơ quan hành chính, trạm xá ... thì bao giờ ̣tới thì nhân viên sẽ hỏi: họ tên gì, số DTCD là gì. Có lúc họ bắt trình thẻ, có lúc mình chỉ cần đọc cho họ biết. Vd. ở trạm xá hồ sơ của mọi người họ sếp trong các ngăn kéo. Họ bắt đầu bằng A ở ngăn kéo này, B, C, ... ở ngăn kéo kia. Nếu họ phổ biến thì thậm chí vd. từ Ta đến Ti trong ngăn này, từ Th trở đi trong ngăn khác. Đọc họ tên là nhân viên đi tới ngăn cần thiết để lấy hồ sơ của mình. Khi mình đọc số DTCD thì có thể nhớ nhầm 1 chữ số, khi ghi vào tờ khai thuế có thể nhầm 1 chữ số trong số DTCD (với phòng thuế cần cung cấp Mã số thuế và số DTCD). Trong mọi trường hợp khi nhập vào system thì system phát hiện ra ngay cái sai.

Trong vòng 100 năm thôi mấy cuộc chiến tranh, bao nhiêu chế độ, bao lần đổi tên tỉnh, huyện xã, đổi tiền, hiến pháp ... Thế mà các ông tính CCCD cho 500 năm. Bó tay. Cho dù sau 500 năm là Liên bang gì chăng nữa thì cũng từ lâu phải thay cái CCCD bằng thứ khác. Vậy tính 500 năm để làm gì? 300 cũng quá đủ rồi, xài tẹt ga.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
. . . . . .Số điện tử công dân có dạng yymmdd*****. 6 chữ số đầu là năm, tháng và ngày sinh. Chữ số 7, 8, 9 là số thứ tự, chữ số 10 là giới tính - 0, 2, 4, 6, 8 là nữ, 1, 3, 5, 7, 9 là nam. Chữ số 11 là chữ số kiểm tra.. . . . . .
Vậy hình như vẫn thiêu thiếu cho 5 phần vạn em bé chưa rõ giới tính, nhỉ?
 
Vậy hình như vẫn thiêu thiếu cho 5 phần vạn em bé chưa rõ giới tính, nhỉ?
Mỗi nước có những chính sách khác nhau. Về giới tính thứ 3, về tình yêu đồng giới, về nhiể̀u thứ nữa, mỗi nước xử lý khác nhau. Mọi thứ phải đồng bộ. Vd. có nơi công nhận hôn nhân đồng giới. Nếu thế thì phải sửa cả luật. Người sống trong hôn nhân đồng giới đó phải có mọi quyền lợi và nghĩa vụ như các cặp hôn nhân khác giới: quyền nuôi dạy con, quyền thừa kế vợ chồng, quyền thăm nom và quyền được biết bệnh tình, sức khỏe của bạn đời ... Ba Lan chưa sẵn sàng cho hôn nhân đồng giới. Chấp nhận mối quan hệ đồng giới vì đó là tự do cá nhân nhưng không chấp nhận việc tuyên truyền, lôi kéo người khác theo lối sống đó. Chưa chấp nhận hôn nhân đồng giới. Họ có quyền sống cùng nhà nhưng vd. khi bạn đời bệnh thì người kia không có quyền được thông tin, khi một người chết thì theo pháp luật người kia không được thừa kế. Mẫu gia đình vẫn là nam + nữ. Trên giấy tờ chỉ có giới tính nam hoặc nữ thôi. Hiện thời nhóm đồng giới nam nữ ở BL rất nhởn nhơ khiêu khích vì có sự ủng hộ của EU. Nhưng nhiều phụ huynh cũng sợ con cái của mình bị lôi kéo, bị ảnh hưởng của lối sống lệch lạc.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Tôi cũng thắc mắc,
Ví dụ nếu có hơn 999.999 bé trai sinh cùng năm ở 1 địa phương thì sẽ có số trùng nhau à?
 
Tôi cũng thắc mắc,
Ví dụ nếu có hơn 999.999 bé trai sinh cùng năm ở 1 địa phương thì sẽ có số trùng nhau à?
Dân số Việt Nam hiện gần 100 triệu và dù mang tiếng đẻ nhiều so với mức trung bình thế giới thì cũng chỉ có hơn 1,5 triệu trẻ sinh ra mỗi năm. Cho nên chừng nào nước biển dâng trên 500 mét khiến cho 2/3 dân Việt Nam dồn vào một tỉnh cao nguyên nào đó thì mới xẩy ra viễn cảnh như bạn thắc mắc --=0
 
Tôi cũng thắc mắc,
Ví dụ nếu có hơn 999.999 bé trai sinh cùng năm ở 1 địa phương thì sẽ có số trùng nhau à?
Ở nước nào cũng thế thôi. Người ta luôn thống kê nhiều mặt của cuộc sống. Và tuy có dao động nhưng vd. số trẻ sinh ra và số người chết trong từng năm, từng giai đoạn đều có thống kê cả. Có khi là hàng chục hàng trăm năm. Có căn cứ cả đấy.
 
Web KT
Back
Top Bottom