Định khoản trên excel

  • Thread starter Thread starter TKT
  • Ngày gửi Ngày gửi
Liên hệ QC

TKT

Thành viên tiêu biểu
Tham gia
2/1/08
Bài viết
673
Được thích
1,336
Nghề nghiệp
.....
Gừi các anh chị.
Khi mình định khoản trên excel theo dạng TKNỢ TKCÓ SỐTIỀN
Vậy trong trường hợp nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều NỢ nhiều thì ta phải thể hiện như thế nào. Ví dụ:

Nợ 212 (TSCD thuê tài chính, chưa VAT): 195.748.000
Nợ 138 (Phải thu khác) : 20.000.000

Có 315 (Nợ dài hạn đến hạn trả) 34.425.000
Có 342 (Nợ dài hạn) 181.323.000

Trường hợp nhiều NỢ nhiều CÓ như thế thì ít gặp nhưng nếu đụng phải nó thì em không biết phải giải quyết làm sao? Mong các anh chị cho 1 phương án để tách chúng thành 1Nợ nhiếu Có hoặc 1Có nhiều Nợ. Xin cảm ơn
 
Gừi các anh chị.
Khi mình định khoản trên excel theo dạng TKNỢ TKCÓ SỐTIỀN
Vậy trong trường hợp nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều NỢ nhiều thì ta phải thể hiện như thế nào. Ví dụ:

Nợ 212 (TSCD thuê tài chính, chưa VAT): 195.748.000
Nợ 138 (Phải thu khác) : 20.000.000

Có 315 (Nợ dài hạn đến hạn trả) 34.425.000
Có 342 (Nợ dài hạn) 181.323.000

Trường hợp nhiều NỢ nhiều CÓ như thế thì ít gặp nhưng nếu đụng phải nó thì em không biết phải giải quyết làm sao? Mong các anh chị cho 1 phương án để tách chúng thành 1Nợ nhiếu Có hoặc 1Có nhiều Nợ.

Đây là sự khác biệt giữa kế toán Việt Nam và kế toán Mỹ.
Trong trường hợp này, để hạch toán được dạng TKNợ-TKCó-Số Tiền thì trước tiên ta cần phải xác định quan hệ đối ứng tài khoản.

Trong trường hợp này, em có một số phân tích cho các định khoản trên như sau:

1. Khi hạch toán Có 342, thì đồng nghĩa với việc ta phải tăng nợ phải trả, theo nguyên tắc kế toán ta phải hạch toán tăng một tài sản khác (Ghi nợ tài sản), xét về quan hệ nghiệp vụ này, ghi Nợ TK 212 là hợp lý nhất.

Vậy ta có :
Nợ TK 212 181.323.000
Có TK 342 181.323.000
2. Khi hạch toán Có 315 thì đồng nghĩa với việc ta phải tăng nợ dài hạn đến hạn trả, tài khoản này thông thường được kết chuyển từ tài khoản nợ dài hạn sang, ví dụ từ 342 chuyển sang (trích phải trả nợ theo từng năm). Hoặc, ta phải tăng một tài sản khác, giống như trường hợp 1. Trong nghiệp vụ này không thể hạch toán ghi có 315/Ghi nợ 342 được (theo như dữ kiện anh đưa vào) cho nên, ta phải ghi:
Nợ 212 14.425.000
Nợ 138 20.000.000
Có 315 34.425.000
--------------------------------
Hay nói cách khác, ta phải hạch toán như sau:
Nợ 212 14.425.000
Có 315 14.425.000

Nợ 138 20.000.000
Có 315 20.000.000
----------------------------------
Như vậy nhé anh.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Gừi các anh chị.
Khi mình định khoản trên excel theo dạng TKNỢ TKCÓ SỐTIỀN
Vậy trong trường hợp nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều NỢ nhiều thì ta phải thể hiện như thế nào. Ví dụ:

Nợ 212 (TSCD thuê tài chính, chưa VAT): 195.748.000
Nợ 138 (Phải thu khác) : 20.000.000

Có 315 (Nợ dài hạn đến hạn trả) 34.425.000
Có 342 (Nợ dài hạn) 181.323.000

Trường hợp nhiều NỢ nhiều CÓ như thế thì ít gặp nhưng nếu đụng phải nó thì em không biết phải giải quyết làm sao? Mong các anh chị cho 1 phương án để tách chúng thành 1Nợ nhiếu Có hoặc 1Có nhiều Nợ. Xin cảm ơn
(Theo 48, và 15 cũng như vậy)
Khi nhận TSCĐ thuê TC mà nợ gốc có cả VAT do bên cho thuê đã trả khi mua TS để cho thuê mà bên thuê phải hoàn lại cho bên cho thuê. Căn cứ và HĐ cho thuê TC và CT phản ánh giá trị TS theo giá chưa có VAt phải hòan lại cho bên thuê ghi:
N212: Giá chưa có V
N138: Số V của TS thuê
C315: Số nợ gốc phải trả kỳ này có cả V
C341: Giá trị hiện tại của khoản thanh toán - Sợ nợ phải trả kỳ này + Số V còn phải trả dần.
Như vậy khỏan 20 tr trên là khỏan V. Vậy đề xuất thử hướng xử lý

PHP:
N212:195.748.000
N138: 20.000.000; C342:195.748.000 + 20.000.000
N342: 34.425.000; C315: 34.425.000

Từng lần thanh tóan, căn cứ HĐ sẽ ghi

C112N315: 34.425.000
C138N133: VAT của 34.425.000


Lâu quá không áp dụng, Trí nghiên cứu lại nhé.
 
Cám ơn anh ThuNghiKiệt, hẹn gặp lại trong một ngày gần đây nhé!!
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom