Định khoản theo bảng lương

Liên hệ QC

kobebryant

Thành viên thường trực
Tham gia
7/8/09
Bài viết
248
Được thích
28
Mình có file bảng lương, muốn viết code định khoản theo các bút toán lương có sẵn theo bộ phận chỉ thay một số tài khoản ở cột Bộ Phận.
Cột bộ phận thì mình nghĩ dùng Remove Duplicate để chọn lại các bộ phận không bị trùng nhau.
Sau đó thực hiện các bút toán theo như kết quả mình làm bằng excel. Các bút toán chỉ khác nhau chỗ 6421, 6411,....
Trong file excel mình gửi kèm có diễn giải cũng như mong muốn kết quả trả về như làm bằng excel

Chân thành cám ơn.
 

File đính kèm

Các bạn giúp mình giải quyết vấn đề này với
 
Upvote 0
Mình có file bảng lương, muốn viết code định khoản theo các bút toán lương có sẵn theo bộ phận chỉ thay một số tài khoản ở cột Bộ Phận.
Cột bộ phận thì mình nghĩ dùng Remove Duplicate để chọn lại các bộ phận không bị trùng nhau.
Sau đó thực hiện các bút toán theo như kết quả mình làm bằng excel. Các bút toán chỉ khác nhau chỗ 6421, 6411,....
Trong file excel mình gửi kèm có diễn giải cũng như mong muốn kết quả trả về như làm bằng excel

Chân thành cám ơn.
Nhìn công thức tính thuế TNCN của bạn, (bạn thông cảm vì) tôi hơi "ngứa tay chút" :)
Bạn xem thử công thức tại cột Y so sánh với cột U của bạn xem sao! hy vọng với công thức đó sẽ giúp công việc của bạn nhẹ tí xíu.

Thân
 

File đính kèm

Upvote 0
công thức của bạn rát quá, đọc không hiểu luôn haha.
nhưng cái mình cần là mấy cái định khoản kia á. Cám ơn bạn
 
Upvote 0
công thức của bạn rát quá, đọc không hiểu luôn haha.
nhưng cái mình cần là mấy cái định khoản kia á. Cám ơn bạn
Công thức đó là sản phẩm của "trí tuệ tập thể" anh em GPE.
Đằng sau nó là thuật toán rất haythú vị, và cũng không ai ngờ tới, là nó cực kỳ đơn giản chỉ với vài phép toán bình thường cộng trừ nhân chia tính ra mà thôi.

Còn việc bạn chờ "Code"!!? Tôi nghĩ chắc bạn sẽ chờ lâu.

Với dạng hạch toán lương theo kinh nghiệm của tôi, thì bạn chỉ cần tạo file lưu và dùng công thức cũng nhẹ nhàng và nhanh chóng, lại dễ dàng ứng biến khi có thay đổi. File kèm là 1 ví dụ về Hạch toán tiền lương qua từng tháng. Tôi đã sử dụng 10 năm rồi, và rất tiện dùng khi nhập liệu vào chương trình quản lý kế toán.

Thân
 

File đính kèm

Upvote 0
...Đằng sau nó là thuật toán rất haythú vị,....
Cái này theo em còn có thể gọi là tinh túy luôn ấy anh à.
Nhưng mà
....là nó cực kỳ đơn giản chỉ với vài phép toán bình thường cộng trừ nhân chia tính ra mà thôi ...
là anh đông viên để bọn em nghiền ngẫm thêm, chứ em thấy nó cũng căng đầu anh à
Chúc anh ngày vui /-*+/
 
Upvote 0
Cái này theo em còn có thể gọi là tinh túy luôn ấy anh à.
Nhưng mà là anh đông viên để bọn em nghiền ngẫm thêm, chứ em thấy nó cũng căng đầu anh à
Chúc anh ngày vui /-*+/
Đúng là một mặt anh cố động viên anh em, những ai có liên quan đến việc tính thuế TNCN hoặc anh em thích công thức mảng.
Nhưng thiệt tình thì nó đơn giản lắm, em chỉ cần nhìn hình bậc thang là hiểu ngay, các bậc chẳng qua là làm toán lấy thừa số chung ra thôi.

HinhBacThang.png

Em thấy: theo hàng ngang.
  • Giá trị 98.675.000 được hình thành từ các giá trị bậc thang đầu tiên của các bậc:
    • Tức = 5Tr + 5Tr + 8Tr + 14Tr + 20Tr + 28Tr + 18Tr675 = 98.675.000
  • Tiếp bậc thang thứ hai (xuống dòng hai) Giá trị: 93.675.000 (tức từ 98.675.000 loại bỏ bậc 1= 5Tr ra, bậc 1 thì chỉ thể hiện 1 bậc, bậc 2 thể hiện 2 bậc ...v.v),sẽ là số tổng của các bậc tại dòng thứ 2:
    • Tức = 5Tr + 5Tr + 8Tr + 14Tr + 20Tr + 28Tr + 18Tr675 = 93.675.000
  • Tương tự cho các dòng dưới.
  • Cứ mỗi dòng nhân với 5%.
  • Vậy tương quan với công thức theo cách "Thông thường" chính là lấy thừa số chung các Giá trị với tổng số lần bậc thang của thuế suất 5%

Chúc em ngày vui.
/-*+//-*+//-*+/
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Upvote 0
Upvote 0
Đúng là một mặt anh cố động viên anh em, những ai có liên quan đến việc tính thuế TNCN hoặc anh em thích công thức mảng.
Nhưng thiệt tình thì nó đơn giản lắm, em chỉ cần nhìn hình bậc thang là hiểu ngay, các bậc chẳng qua là làm toán lấy thừa số chung ra thôi.

View attachment 220136

Em thấy: theo hàng ngang.
  • Giá trị 98.675.000 được hình thành từ các giá trị bậc thang đầu tiên của các bậc:
    • Tức = 5Tr + 5Tr + 8Tr + 14Tr + 20Tr + 28Tr + 18Tr675 = 98.675.000
  • Tiếp bậc thang thứ hai (xuống dòng hai) Giá trị: 93.675.000 (tức từ 98.675.000 loại bỏ bậc 1= 5Tr ra, bậc 1 thì chỉ thể hiện 1 bậc, bậc 2 thể hiện 2 bậc ...v.v),sẽ là số tổng của các bậc tại dòng thứ 2:
    • Tức = 5Tr + 5Tr + 8Tr + 14Tr + 20Tr + 28Tr + 18Tr675 = 93.675.000
  • Tương tự cho các dòng dưới.
  • Cứ mỗi dòng nhân với 5%.
  • Vậy tương quan với công thức theo cách "Thông thường" chính là lấy thừa số chung các Giá trị với tổng số lần bậc thang của thuế suất 5%

Chúc em ngày vui.
/-*+//-*+//-*+/
Tình huống thay đổi bậc thang hoặc % chắc ko biết thay đổi thế nào luôn đó anh
 
Upvote 0
Tình huống thay đổi bậc thang hoặc % chắc ko biết thay đổi thế nào luôn đó anh
Không sao cả!
Công thức này gốc là từ công thức tính giá điện theo lũy tiến bậc thang, cho nên nếu có thay đổi tỉ lệ % như thế nào, cũng đều có cách xử lý nhẹ nhàng và gọn gàng hơn những công thức thông dụng trước đây.

Tham khảo:
Và:

Thân
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Upvote 0
Đúng là một mặt anh cố động viên anh em, những ai có liên quan đến việc tính thuế TNCN hoặc anh em thích công thức mảng.
Nhưng thiệt tình thì nó đơn giản lắm, em chỉ cần nhìn hình bậc thang là hiểu ngay, các bậc chẳng qua là làm toán lấy thừa số chung ra thôi.

View attachment 220136

Em thấy: theo hàng ngang.
  • Giá trị 98.675.000 được hình thành từ các giá trị bậc thang đầu tiên của các bậc:
    • Tức = 5Tr + 5Tr + 8Tr + 14Tr + 20Tr + 28Tr + 18Tr675 = 98.675.000
  • Tiếp bậc thang thứ hai (xuống dòng hai) Giá trị: 93.675.000 (tức từ 98.675.000 loại bỏ bậc 1= 5Tr ra, bậc 1 thì chỉ thể hiện 1 bậc, bậc 2 thể hiện 2 bậc ...v.v),sẽ là số tổng của các bậc tại dòng thứ 2:
    • Tức = 5Tr + 5Tr + 8Tr + 14Tr + 20Tr + 28Tr + 18Tr675 = 93.675.000
  • Tương tự cho các dòng dưới.
  • Cứ mỗi dòng nhân với 5%.
  • Vậy tương quan với công thức theo cách "Thông thường" chính là lấy thừa số chung các Giá trị với tổng số lần bậc thang của thuế suất 5%

Chúc em ngày vui.
/-*+//-*+//-*+/
Xin lỗi anh Phan Thế Hiệp vì hơi chen ngang chủ đề này một chút!
anh cho em hỏi về chỗ công thức:
=SUM(TEXT(T34-{0,5,10,18,32,52,80}*10^6,"0;\0")*5%)
Phần hàm TEXT(...,"0;\0"), cái dấu "\" đại diện cho cái gì? và "0;\0" có cách kiểu nào tương ứng khác không?
hay do đây là công thức mảng nên phải dùng ký hiệu như vậy?
Hình như ký hiệu này em có đọc qua đã có anh chị nào giải thích trên diễn đàn rùi nhưng em chưa tìm lại được!
Trân trọng cảm ơn anh!
 
Upvote 0
Xin lỗi anh Phan Thế Hiệp vì hơi chen ngang chủ đề này một chút!
anh cho em hỏi về chỗ công thức:
=SUM(TEXT(T34-{0,5,10,18,32,52,80}*10^6,"0;\0")*5%)
Phần hàm TEXT(...,"0;\0"), cái dấu "\" đại diện cho cái gì? và "0;\0" có cách kiểu nào tương ứng khác không?
hay do đây là công thức mảng nên phải dùng ký hiệu như vậy?
Hình như ký hiệu này em có đọc qua đã có anh chị nào giải thích trên diễn đàn rùi nhưng em chưa tìm lại được!
Trân trọng cảm ơn anh!
Không chen ngang đâu bạn!
Những gì liên quan đến nội dung trao đổi trong thớt này đều "thỏa điều kiện" :)

Thường khi bạn định dạng số bằng "Format Cell", bạn sẽ thấy có rất nhiều kiểu định dạng, nhưng dạng chung nó phân ra theo ba trạng thái số:
<Số dương> ; <Số âm> ; <Số 0>.
Vd: Định dạng: #,##0_) ; (#,##0) ; "- "
Hàm TEXT(<Số>, <Định dạng>): đối số <Định dạng> cũng dùng theo cách thức như vậy. Vd: TEXT( <Số> , "#,##0_);(#,##0); -" ).
Với công thức tính thuế TNCN như trên nếu TEXT( <Mảng tính toán >, "0;
0" ), thì hóa ra ta đánh đồng số âm cũng hiện ra nhưng bỏ dấu "-" phía trước, Vd: TEXT( -5000 , "0;0" ) = 5000 -> Sai. Do vậy, để biến đổi số âm thành số 0 nên phải dùng thêm ký tự "\" phía trước số 0, làm vậy ta phân biệt cho hàm TEXT() biết rằng: số 0 (tức hiện đủ giá trị), hoặc \0 (tức biến đổi về số 0).

Đây là kết quả của thành viên @dazkangel chia sẻ trong bài:

Thân
 
Upvote 0
Không chen ngang đâu bạn!
Những gì liên quan đến nội dung trao đổi trong thớt này đều "thỏa điều kiện" :)

Thường khi bạn định dạng số bằng "Format Cell", bạn sẽ thấy có rất nhiều kiểu định dạng, nhưng dạng chung nó phân ra theo ba trạng thái số:
<Số dương> ; <Số âm> ; <Số 0>.
Vd: Định dạng: #,##0_) ; (#,##0) ; "- "
Hàm TEXT(<Số>, <Định dạng>): đối số <Định dạng> cũng dùng theo cách thức như vậy. Vd: TEXT( <Số> , "#,##0_);(#,##0); -" ).
Với công thức tính thuế TNCN như trên nếu TEXT( <Mảng tính toán >, "0;
0" ), thì hóa ra ta đánh đồng số âm cũng hiện ra nhưng bỏ dấu "-" phía trước, Vd: TEXT( -5000 , "0;0" ) = 5000 -> Sai. Do vậy, để biến đổi số âm thành số 0 nên phải dùng thêm ký tự "\" phía trước số 0, làm vậy ta phân biệt cho hàm TEXT() biết rằng: số 0 (tức hiện đủ giá trị), hoặc \0 (tức biến đổi về số 0).

Đây là kết quả của thành viên @dazkangel chia sẻ trong bài:

Thân
Vâng cảm ơn anh đã giải thích lại, giúp em hiểu thêm một chút về phần này!
đây đúng là công thức độc đáo của anh/chị GPE.
tuy em chưa tiếp cận với công thức mảng nhiều, nhưng em sẽ lưu lại để có dịp vận dụng!
Trân trọng cảm ơn anh!
 
Upvote 0
Vâng cảm ơn anh đã giải thích lại, giúp em hiểu thêm một chút về phần này!
đây đúng là công thức độc đáo của anh/chị GPE.
tuy em chưa tiếp cận với công thức mảng nhiều, nhưng em sẽ lưu lại để có dịp vận dụng!
Trân trọng cảm ơn anh!
Cảm ơn bạn đã cảm nhận tốt về "đặc sản" của GPE.
Bên ngoài cũng đã ghi nhận thành quả này và mang lên cả Youtube nữa, như:

Chúc bạn học tập vui với diễn đàn GPE.
Thân
 
Upvote 0
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom