Trách nhiệm pháp lý của chi nhánh doanh nghiệp Việt Nam tại nước ngoài với Công ty tại Việt Nam

Liên hệ QC
Tôi tuân thủ nội quy khi đăng bài

cuongtri

Thành viên mới
Tham gia
19/3/10
Bài viết
9
Được thích
2
Giới tính
Nam
Nghề nghiệp
Hưu trí
Xin chào các thanh viên diễn đàn. Mình muốn hỏi trường hợp doanh nghiệp Việt mở chi nhánh để hoạt động (cụ thể là thi công xây dựng) ở nước ngoài thì ngoài việc các hoạt động của chi nhánh ấy phải tuân thủ pháp luật nước sở tại thì chi nhánh phải thực hiện các quy định của Công ty tại Việt Nam như thế nào ? Trường hợp chi nhánh không tuân thủ các chế độ báo cáo định kỳ về SXKD, nghiệp vụ kế toán - tài chính ...
 
Công ty tại Việt Nam có nội quy, quy chế hoạt động không? Chả lẽ không có? Thì cứ áp dụng nội quy thôi.
 
Xin chào các thanh viên diễn đàn. Mình muốn hỏi trường hợp doanh nghiệp Việt mở chi nhánh để hoạt động . . . ở nước ngoài thì ngoài việc các hoạt động của chi nhánh ấy phải tuân thủ pháp luật nước sở tại thì chi nhánh phải thực hiện các quy định của Công ty tại Việt Nam như thế nào ? Trường hợp chi nhánh không tuân thủ các chế độ báo cáo định kỳ về SXKD, nghiệp vụ kế toán - tài chính ...
(1) Như thế nào ư? Tuân thủ 1 cách tuyệt đối; Nếu có trái ngược với qui định của nước sở tại thì phải báo cáo xin ý kiến'
(2) Không tuân thủ qui định của công ti chủ quản ư?
→ Nhẹ thì cảnh cáo, cách chức, . . .
→ Nặng thì chuyển cơ quan chức năng xử lý, thậm chí xử theo luật hình sự,. . . .
Làm gì có chuyện 'Trên bảo dưới không nghe'!
 
loại công ty này tôi biết. Nếu không muốn nói tôi biết chính cái công tay này.
Công ty do một người Việt Nam tại Mẽo về SG gây vốn từ các đại gia. Họ lập một công ty cổ phần tư nhân ở VN và đem vốn đầu tư mở một công ty tại nước ngoài hoặc liên doanh với công ty nước ngoài mở công ty sây dựng tại đó.
Khi công ty được người Việt Mẽo này đề nghị liên doanh mô tả đại khái mô hình kinh doanh với một công ty tư vấn thì bên bên tư vấn đáp rằng mô hình này không hợp pháp với chính nước được đầu tư (*). Tuy họ nêu ra việc không hợp pháp nằm trong hoạt động công ty nhưng tin tức bên trong hé lộ vấn đề gạt gẫm vốn gì đó.

Trở lại vấn đề chính, đối với công ty con:
Công ty đang ký ở đâu thì chịu pháp lý nơi đó.
Công ty hoạt động ở đâu thì chịu pháp lý cả nơi hoạt động lẫn nơi đăng ký.
Vì công ty coi như một cá thể nên nếu ban điều hành công ty nổi loạn không nghe theo công ty mẹ thì công ty mẹ có thể nhờ chính quyền địa phương can thiệp.
Chính quyền địa phương có thể xét xử, có thể tống giam nếu vi phạm luật công ty và luật thương mãi địa phương nhưng không bắt buộc phải giao phạm nhân cho bên công ty mẹ.

Quan trọng:
Nếu kiểm soát không kỹ thì bên công ty con hoặc đại diện công ty con có thể tẩu tán tiền đầu tư và trốn mất. Bên công ty mẹ tuyên bố phá sản và cổ đông mất hết vốn.
Chuyện gạt vốn này ngày xưa xảy ra ở TQ hoài. Lắm luc công tư mẹ còn chụp hình nhà máy ma gỏi cho cổ đông. Về sau này TQ thắt chặt luật đầu tư hơn mới bớt.
 
Hỏi chỏ chủ thớt:
Bạn là cái anh chàng Mẽo về VN gọi góp vốn hay là một trong những đại gia kia, được anh chảng Mẽo mời góp vốn.

Nếu là thành phần thứ nhất thì bạn tự biết làm gì rồi, khỏi tư vấn.

Nếu là thành phần thứ hai thì tôi thành thật khuyên bạn nên tìm hiểu hơn về luật pháp nước ấy.
Hầu hết các nước, thành lập một công ty bắt đầu bằng cái Memorandum & Aritlces of Incorporation, về sau này nhiều nước coi cái kia là khong hiệu quả cho nên họ thêm cái Constitutions.
Nếu tổng vốn bỏ ra khoảng dưới 30 triệu (phần bạn bao nhiêu tùy theo người mời) thì bạn có thể hoặc làm cho chặt chẽ (tốn tiền và công sức) hoặc đánh liều (nếu là đại gia thì bạn cũng quen thuộc cái này quá rồi.
Muốn làm cho chặt chẽ thì đi nhờ một công ty luật nước ấy vẽ cho cái Constitutions. Mướn người thông dịch giải thích và dịch theo tiếng Việt.
Bạn có thể đến Tòa Đại Sứ hoặc Lãnh Sự để nhờ họ giới thiệu công ty luật sư và cong ty phiên dịch. ĐS và LS có bổn phận phải giới thiệu nước mình và dụ đầu tư cho nên họ phải giúp bạn.
 
Web KT

Bài viết mới nhất

Back
Top Bottom